Tam Tự Kinh: Đọc sách luận bút (18)

Tam Tự Kinh - tập 18: Ngã Chu Công, Tác Chu Lễ
Tam Tự Kinh – tập 18: Ngã Chu Công, Tác Chu Lễ

Bài 18

Nguyên văn

我周公(1),作周禮(2),
著(3)六官(4),存(5)治體(6)。
大小戴(7),注(8)禮記(9),
述(10)聖言(11),禮樂(12)備(13)。

Bính âm

我(wǒ)              周(zhōu)              公(gōng),          作(zuò)              周(zhōu)              禮(lǐ),
著(zhù)             六(liù)                  官(guān),           存(cún)              治(zhì)                 體(tǐ)。
大(dà)              小(xiǎo)                戴(dài),              注(zhù)              禮(lǐ)                     記(jì),
述(shù)            聖(shèng)            言(yán),              禮(lǐ)                   樂(yuè)                備(bèi)。

Chú âm

我(ㄨㄛˇ)              周(ㄓㄡ)               公(ㄍㄨㄥ),
作(ㄗㄨㄛˋ)          周(ㄓㄡ)               禮(ㄌ一ˇ),
著(ㄓㄨˋ)              六(ㄌ一ㄡˋ)          官(ㄍㄨㄢ),
存(ㄘㄨㄣˊ)          治(ㄓˋ)                  體(ㄊ一ˇ)。
大(ㄉㄚˋ)              小(ㄒ一ㄠˇ)          戴(ㄉㄞˋ),
注(ㄓㄨˋ)              禮(ㄌ一ˇ)              記(ㄐ一ˋ),
述(ㄕㄨˋ)              聖(ㄕㄥˋ)              言(一ㄢˊ),
禮(ㄌ一ˇ)              樂(ㄩㄝˋ)              備(ㄅㄟˋ)。

Âm Hán Việt

Ngã Chu Công, Tác Chu Lễ,
Trứ lục quan, Tồn trị thể.
Đại tiểu Đới, Chú Lễ Ký,
Thuật thánh ngôn, Lễ nhạc bị.

Tạm dịch

Chu Công chúng ta, viết ra Chu Lễ,
Đặt sáu loại quan giữ gìn trị thể.
Đại Đới tiểu Đới chú thích Lễ Ký,
Thuật lời thánh nhân, đầy đủ lễ nhạc.

Từ vựng

(1)Chu Công (周公): họ Cơ, tên Đán, cũng gọi là Thúc Đán, là con trai thứ tư của Chu Văn Vương. Bởi vì ông được phong đất tại nước Chu nên được gọi là Chu Công hay Chu Công Đán.
(2)Chu Lễ (周體): tên sách do Chu Công viết. Ghi chép lại chế độ quan chức các ban ngành của chính phủ thời cổ đại. Còn được gọi là Chu Quan.
(3)trứ (著):sáng tác, viết sách tự thuật.
(4)lục quan (六官): sáu chức quan thời nhà Chu. gồm có: Thiên quan mông tể, Địa quan tư đồ, Xuân quan tông bách, Hạ quan tư mã, Thu quan tư khấu, Đông quan tư không.
(5)tồn (存): còn có, tồn tại.
(6)trị thể (治體): thể chế quản lý quốc gia.
(7)đại tiểu Đới (大小戴): chỉ học giả Đới Đức và Đới Thánh thời Tây Hán. Hai người là chú cháu với nhau nên còn được gọi là Đại Đới và Tiểu Đới.
(8)chú (注): chú thích, giải thích.
(9)Lễ Ký (禮記): một trong những sách kinh điển của Nho gia. Trước thời Tây Hán, Lễ Ký có tổng cộng 131 thiên. Tương truyền Đới Đức tuyển chọn 85 thiên trong đó nên gọi là Đại Đới Lễ Ký. Đới Thánh tuyển chọn 49 thiên nên gọi là Tiểu Đới Lễ Ký. Cuốn Đại Đới Lễ Ký về sau đã bị thất truyền, Tiểu Đới Lễ Ký được Trịnh Huyền chú giải và được lưu truyền tới ngày nay, chính là Lễ Ký ngày nay. Nội dung của Lễ Ký rất phong phú, chủ yếu ghi lại và phân tích lễ chế, lễ ý thời Tiên Tần, giải thích nghi lễ, ghi lại các câu hỏi đáp giữa Khổng Tử và học trò, ngoài ra còn ghi chép lại các chuẩn tắc tu thân làm người.
(10)thuật (述): kể ra, nói ra, trình bày.
(11)thánh ngôn (聖言): những lời bàn của Thánh hiền
(12)lễ nhạc (禮樂): các loại lễ nghi và chế độ lễ nghi kết hợp âm nhạc.
(13)bị (備): đầy đủ, hoàn mỹ.

Dịch nghĩa tham khảo

Chu Công soạn sách “Chu Lễ” để ghi lại sáu loại chế độ quan chức của triều đại nhà Chu, bảo tồn thể chế trị quốc.
Học giả Đới Đức và Đới Thánh thời Tây Hán đã phân biệt và chú thích cuốn “Lễ Ký”, trong đó trình bày tương đối đầy đủ những lời bàn luận của các bậc thánh hiền và các loại chế độ lễ nghi liên quan đến lễ nhạc.

Đọc sách luận bút

Chu Công sở dĩ soạn ra Lễ chế cho lục quan, đơn giản chính là muốn quân thần trên dưới đều phải tuân thủ chức trách thân phận của mình, không được hành xử vượt qua lễ chế. Dùng cách của ngày nay mà nói thì chính là một bộ thể chế cho quan chức quản lý quốc gia. Trẻ em từ những việc chúng trải qua trong đời sẽ dần hiểu được.

Ví dụ như các bạn trong lớp hoặc các cán bộ lớp khác nhau, như lớp trưởng, ủy viên học tập, ủy viên thể dục, vv… mọi người đều làm đúng trách nhiệm của mình và thống nhất tuân theo sự điều phối của lớp trưởng. Lớp trưởng ví như vị vua của quốc gia, các tổ trưởng hoặc các ủy viên tựa như các quan viên, đều phải làm tốt công việc của mình, mới có thể quản lý tốt mọi việc trong lớp học. Nếu không có quy định và quy tắc xử lý sự việc, không làm tốt bổn phận của mình, hoặc là can nhiễu lẫn nhau, phát sinh mâu thuẫn, như vậy thì lớp học sẽ bị lộn xộn. Chuyện đã quyết không cách nào truyền đạt xuống, vấn đề xuất hiện không cách nào đưa lên, lớp học sẽ giống như một nắm cát, bầu không khí sẽ ra sao có thể tưởng tượng được.

Như đã nói ở trước, lý tưởng cả đời của Khổng Tử là hy vọng đức hóa thiên hạ, giáo dục của ông chính là hy vọng đào tạo ra bậc quân tử, để bậc quân tử quản trị quốc gia, để đệ tử của ông có thể ôm ý chí lo cho thiên hạ, lấy đạo đức cao thượng tạo phúc lợi cho bách tính, khiến thiên hạ thái bình. Bởi vậy, mấy ngàn năm nay, giáo dục Nho gia là đứng tại góc độ vì nước vì dân mà lo lắng, lấy nhân ái quan tâm đến góc độ của thiên hạ để đào tạo nhân tài. Cho nên tất nhiên liên quan đến học tập thể chế quốc gia. Chu Lễ và Lễ Ký là kinh điển phải học, nếu không như vậy, chỉ với lòng cứu nước, cứu dân, lại không tài giỏi Lục kinh – không trang bị đầy đủ kiến thức cho việc tương lai quản trị quốc gia thì sẽ không thể đảm nhận chức vụ của một quan viên.

Vì vậy, sau khi đã thông hiểu “Dịch Kinh” và Thượng Thư”, còn phải hiểu thể chế quản lý, thông hiểu các loại lễ nghi và lễ nhạc. Cứ như vậy, bổn phận của mình và đãi ngộ phải rõ rõ ràng ràng, thưởng phạt có căn cứ, tiến thoái hữu lễ, thứ tự ngay ngắn. Thì liền thành người quân tử, bản thân là vua một nước, chi tiêu cho hôn lễ tang lễ đều có quy định, vì người làm vua cũng không dám tùy ý làm xằng bậy.

Chính vì vậy, các sĩ phu Trung Quốc lấy thiên hạ dân sinh làm nhiệm vụ của mình, vì dân chờ lệnh, không thể đổ cho người khác, có can đảm uốn nắn khuyết điểm của vua. Có can đảm ghi lại chân thực ngôn hành của vua. Các bậc đế vương xưa nay sợ nhất là lưu lại tiếng xấu thiên cổ, bởi vậy nhất định phải có căn cứ, có chế độ lễ nghi trị quốc của tổ tiên để lại thì sẽ không ai dám muốn làm gì thì làm. Trung Cộng đã đại khai sát giới với phần tử tri thức, sau đó phá hủy tất cả các văn vật và điển tích, đại cách mạng văn hóa triệt để, là vì để người đời sau mất đi những nhận thức cơ bản này, để nó có thể muốn làm gì thì làm, tiến hành bá quyền theo lối lưu manh thổ phỉ, bịt miệng tất cả mọi người. Khiến người dân không còn dám bàn bạc ưu khuyết điểm của chính sách, không dám uốn nắn những kẻ tiểu nhân trong nhà nước.

Chiều sâu của “Tam Tự Kinh” đến đây đã lờ mờ thấy được. Ai đọc qua “Tam Tự Kinh” đều dâng lên tráng khí muốn trị quốc cứu dân, suy nghĩ sâu xa về trách nhiệm của mình và giá trị đời người, sẽ tự động muốn đi theo bước chân thánh hiền, trở thành bậc quân tử chân chính. Từ ý nghĩa này, “Tam Tự Kinh” là một quyển sách khai sáng chí hướng cho cuộc đời, khai sáng việc học tập sách, học tập thế nào, nên học tập sách ra sao.

Người Trung Quốc chúng ta ở thời cổ đại, chỉ cần được giáo dục Nho học, đều sẽ dâng lên chí hướng là tương lai sẽ trở thành bậc quân tử, cho nên họ không xem trọng tiền tài, xem việc không giữ khí tiết là điều sỉ nhục cực lớn. Cái gọi là ‘bần cùng thì chỉ cần lo thân mình, thành đạt thì cứu thiên hạ gấp đôi’. Đây quả là tấm lòng cao thượng rộng rãi bậc nào. Học tập không phải để vinh hoa phú quý, cũng không phải là để hưởng thụ xa hoa, mà là vì nước vì dân bản thân cống hiến. Ngày nay, mọi người rất hâm mộ Nhật Bản, kỳ thực trung nghĩa thành tín và các quan niệm luân lý của Nhật Bản chính là kế thừa và chút xíu biểu hiện của lý niệm Nho gia ở nước này. Lễ nghi chi bang Trung Quốc là tốt đẹp không thể nghĩ bàn, đã được cả thế giới công nhận và ngưỡng mộ.

Cho nên sau khi học xong “Tam Tự Kinh”, trẻ nhỏ sẽ lập chí, sẽ quan tâm đến bách tính thiên hạ, theo ý nghĩa này mà nói, thì đây là học tập về đạo quân thần, là khai sáng vương đạo trị quốc, là bắt đầu học tập các bậc đế vương chính thống.

Cho nên nếu muốn triển khai một cách có hệ thống để hiểu rõ những kinh thư này, sẽ phải chấp nhận học hỏi thêm nữa, giai đoạn vỡ lòng, tất nhiên là phải hiểu rõ những kinh thư này, cùng với mục đích và tác dụng của nó. Song ý nghĩa hàm chứa trong những kinh thư này rất phi thường.

Câu chuyện: Tăng Tử thay chiếu

Tăng Tử lâm bệnh nặng nằm trên giường, học trò của ông là Nhạc Chính và Tử Xuân ngồi dưới giường, con trai Tăng Nguyên và Tăng Thân ngồi ở chân giường. Có một đồng tử (đứa trẻ) ngồi ở góc nhà cầm ngọn nến.

Đồng tử vô tình phát hiện Tăng Tử nằm trên tấm chiếu trúc hoa lệ và êm ái chỉ có quan lớn mới dùng. Nó liền thốt lên lời khen ngợi, Tử Xuân vội vàng ngăn không cho nó nói tiếp. Tăng Tử nghe thấy vậy, kinh hoàng nói: “A!” “Đúng rồi! Đây là quà của Quý Tôn, quan đại phu nước Lỗ đã tặng cho ta. Ta vẫn chưa trả lại. Nguyên, hãy đỡ ta dậy thay chiếu khác đi!”.

Tăng Nguyên nói: “Thưa cha đang bệnh nặng, không nên động thân. Đợi đến khi trời sáng, con nhất định sẽ thay chiếu theo ý cha ạ!”. Tăng Tử nói: “Con yêu thương ta còn kém hơn đồng tử. Quân tử lấy đức để yêu người, tiểu nhân thì dùng nuông chiều cả nể để yêu người. Ta còn có gì để mong cầu nữa đây? Ta có thể đắc chính đạo mà chết, là đủ lắm rồi”.

Thế là, họ bèn mau chóng thay chiếu cho ông. Thay xong chiếu, Tăng Tử chưa nằm xuống thì đã qua đời. Đây chính là câu chuyện “Tăng Tử thay chiếu”. (Trong “Lễ Ký. Đàn Cung Thượng”)

Từ câu chuyện này, chúng ta sẽ chân chính hiểu được, lý giải của Nho gia đối với quân tử là Tiết tháo (hành vi giữ đúng lễ nghĩa) còn hơn cả sinh mệnh, cái gọi là hy sinh vì nghĩa, chính là đạo lý này, Nho sinh rất xem trọng nhân nghĩa, sẽ không vì tiền tài địa vị và sinh mệnh mà thay đổi nguyên tắc làm người của mình. Hơn nữa cũng giúp chúng ta hiểu được, thế nào gọi là lấy đức để yêu người. Đối với vua thì can gián, thành thật khuyên răn, mới là yêu vua, mới là trung tâm của chân chính. Chỉ có kẻ tiểu nhân, mới biết làm vui lòng, cả nể nuông chiều, ôm tư tâm.

Trong sinh hoạt cũng như vậy, quan hệ quân tử mới thực sự là bạn bè. Cho bạn bè lời khuyên mới là lòng nhân ái chân chính. Hàm nghĩa câu “Quân tử chi giao đạm như thủy” (quân tử với nhau đạm bạc như nước) cũng vậy, chính là nói đức hạnh sạch sẽ, không có liên quan đến tư dục (mong muốn riêng tư).

Tác giả: Lưu Như

Nguồn ChanhKien.Org

Xem Tam Tự Kinh – Tập 19: Hỏi một biết ba

Video tham khảo: Tăng Tử thay chiếu

Tam Tự Kinh - Tập 19 - Tăng Tử thay chiếu
Video Tam Tự Kinh – Tăng Tử thay chiếu (Nguồn Chánh Kiến)

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x