Khai quật 1 khu nhà ở thời kỳ đồ đá 9.000 năm tuổi tại ngoại ô Jerusalem

Untitled 1 1 900x506 1

Khai quật một khu nhà ở thời kỳ đồ đá 9.000 năm tuổi, theo thông tin từ Cơ quan Cổ vật Israel công bố vào ngày 16/7, đây có thể là nơi ở của 3.000 người, tương ứng với một thành phố lớn thời đó.

khai quật, thời kỳ đồ đá
Một bức ảnh được chụp vào ngày 16 tháng 7 năm 2019 cho thấy một phần của khu nhà ở từ Thời kỳ đồ đá mới (Ảnh: Gali Tibbon/AFP/Getty)

Thông tin từ các nhà khảo cổ

Các nhà khảo cổ học dự đoán đã có người ở khu vực này cách đây 9.000 năm, do họ tìm thấy hàng ngàn công cụ lao động và đồ trang trí, bao gồm đầu mũi tên, tượng nhỏ và đồ trang sức. Các phát hiện cũng cung cấp bằng chứng về quy hoạch và canh tác đô thị tinh vi, có thể buộc các chuyên gia phải suy nghĩ lại về lịch sử ban đầu của khu vực.

Khám phá này được thực hiện gần thị trấn Motza của Israel, khoảng ba dặm về phía Tây Jerusalem. Khu vực này từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ học. Giám đốc khai quật Jacob Vardi cho biết quy mô của khu vực có diện tích từ 30 đến 40 ha và được phát hiện vào năm 2015 trong khi thực hiện các cuộc khảo sát cho một dự án đường cao tốc.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một khu vực lớn có các tòa nhà nằm ở ngay dưới bề mặt mặt đất. Ngoài ra, họ cũng phát hiện những dấu vết còn lại của các cơ sở công cộng và không gian sử dụng cho các nghi lễ và an táng.

khai quật, thời kỳ đồ đá
Một miếng mặt dây chuyền ngọc trai được tìm thấy trên một bộ xương tại địa điểm. (Ảnh: Gali Tibbon/AFP/Getty)

Đây là đô thị lớn nhất trong số các đô thị cổ đại được tìm thấy “không chỉ ở Israel mà còn ở Nam Levant”, Vardi nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, “khu định cư là nơi cư trú của khoảng từ 2.000 đến 3.000 người, so với các khu định cư khác (vào thời điểm đó), nó giống như một thành phố rất lớn”.

Các cấu trúc cho thấy vữa xây tường đã được sử dụng rộng rãi, và các lối đi giữa các tòa nhà thể hiện cách quy hoạch đô thị tương đối tiên tiến.

Ở những nơi khác, nhà khảo cổ tìm thấy kho lưu trữ có chứa các cây họ đậu, như đậu lăng, chứng tỏ nông nghiệp thâm canh đã xuất hiện tại địa điểm này. Việc phát hiện hàng ngàn mũi tên cho thấy người dân vẫn đi săn, tuy nhiên dựa vào xương động vật khai quật được, các nhà khoa học dự đoán họ cũng chăn nuôi cừu.

Họ cũng phát hiện ra nhiều công cụ khác nhau như đá lửa, dao và rìu để chặt cây. Tại đây cũng có bằng chứng cho thấy người dân sản xuất đồ trang sức và nghệ thuật, bao gồm vòng tay đá, huy chương, vòng đeo tay và tượng nhỏ.

Các đồ dùng khác phản ánh việc cư dân có sở thích buôn bán hoặc tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vỏ sò biển từ Địa Trung Hải và Biển Đỏ là một trong những đồ vật được tìm thấy, cũng như obsidian (đá vỏ chai) – một loại thủy tinh núi lửa – từ Anatolia, ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Cần viết lại lịch sử

Các nhà khoa học cho rằng các khu định cư quy mô lớn của thời kỳ này và các thời kỳ trước tồn tại ở một khu vực rộng lớn hơn. Bằng chứng khảo cổ tìm thấy tại Tell es-Sultan, một thành phố cổ của Giê-ri-cô, có niên đại từ khoảng 10.000 B.C. đến 8.000 B.C.

Tuy nhiên, cho đến nay, những khu vực cổ đại nhất còn sót lại ở Jerusalem là một khu nhà ở 7.000 năm tuổi mới được phát hiện ở phía Bắc thành phố. Những khám phá tại Motza nêu trên có trước khu nhà này khoảng 2.000 năm.

Theo Vardi, địa điểm mới khai quật có thể thay đổi hiểu biết của các chuyên gia về cuộc sống nơi đây vào giai đoạn sau của thời kỳ đồ đá. Cụ thể, nó bác bỏ các lý thuyết cho rằng các khu định cư có kích thước này chỉ tồn tại ở bờ bên kia của sông Jordan hoặc ở khu vực Bắc Levant.

khai quật, thời kỳ đồ đá
Ảnh: Một bức tượng đá khuôn mặt người là một trong số các tác phẩm nghệ thuật được tìm thấy tại địa điểm này. (Ảnh: Gali Tibbon/AFP/Getty)

“Có người cho rằng khu vực này là của Judea và các khu vực xung quanh Jerusalem thì trống rỗng, đó là một khoảng trống rỗng rộng lớn”, ông nói. “Cũng có những tuyên bố rằng, trong thời kỳ này, các xã hội thời kỳ đồ đá mới đã suy tàn và các ngôi làng đang trở nên nhỏ hơn. Nhưng những gì chúng tôi tìm thấy ở Motza làm đảo lộn rất nhiều quan niệm trước đây”.

“Khám phá này thực sự làm thay đổi cuộc chơi”, ông nói thêm. “Một khu vực được cho là trống rỗng, lại là một khu vực rất sôi động”.

Họ dự kiến sẽ sớm triển khai công việc của dự án đường cao tốc, và Cơ quan Cổ vật Israel thông báo sẽ thực hiện nhiều nỗ lực để lưu lại các khám phá trước khi công việc bắt đầu.

“Để chuẩn bị cho việc phát hành bản tin về sự kiện khai quật, toàn bộ khu vực khai quật đã được ghi chép và lưu trữ thông tin bằng công nghệ số 3D tiên tiến, công nghệ cho phép nghiên cứu từng chi tiết kỹ thuật”, trích từ một thông cáo báo chí. “Điều quan trọng là có một tỷ lệ lớn khu vực tiền sử xung quanh cuộc khai quật được bảo tồn”.

Ánh Dương từ NTDVN.com

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x