Hãy sửa lỗi cho con đi!

Nếu bạn thực sự muốn cho những lời khuyên về cách sửa chữa những sai lầm trong cuộc sống, thì điều đó phải được thực hiện với một tấm lòng kiên nhẫn, nhân hậu và một trái tim bao dung. (Ảnh: LightField Studios/Shutterstock)
Nếu bạn thực sự muốn cho những lời khuyên về cách sửa chữa những sai lầm trong cuộc sống, thì điều đó phải được thực hiện với một tấm lòng kiên nhẫn, nhân hậu và một trái tim bao dung. (Ảnh: LightField Studios/Shutterstock)

Sửa lỗi sai có thể nâng đỡ người ta nếu lời nói ra là từ một nội tâm thuần chính.

Chúng ta giúp người khác sửa sai để họ thăng hoa chỉ khi ta dung chứa một tấm lòng kiên nhẫn, nhân hậu và một trái tim khoan dung

Andrea tin rằng mình đã cố gắng hết sức trong lớp học múa ba lê hôm nay. Tuy vậy, cô bé vẫn không thể ngăn được giọt nước mắt nóng hổi chảy dài trên đôi gò má. Cô bé cảm thấy bị từ chối và không được chú ý giữa những tia hy vọng cứ nhanh chóng lụi tàn.

Andrea trông xanh xao và bối rối khi thu dọn đồ đạc của mình và lao ra khỏi cửa phòng tập múa. Khi đuổi kịp Emilia, một cô bạn cùng lớp đi trước cô bé vài bước chân, Andrea òa khóc nức nở. Cô bé nói ngắt quãng giữa những tiếng thở hổn hển và tiếng khóc nấc, “Ồ không, hôm nay thầy Fokine không sửa lỗi cho tớ!”

Cô bé cảm thấy thế giới của mình đang sụp đổ vì không được thầy giáo sửa những lỗi sai trong lớp học! Có thể phản ứng này của Andrea có một chút cực đoan, nhưng điều này cho ta thấy rằng, giúp người khác sửa lỗi là điều nên làm khi có những lý do chính đáng.

Bạn có liên hệ nào với bản thân không? Khi một người hướng dẫn hoặc một cố vấn chỉ ra lỗi sai, thực ra là họ đang quan tâm đến bạn và muốn bạn làm tốt hơn vào lần sau không.

Thật vậy, điều chỉnh một cách thích hợp luôn là điều cần thiết cho quá trình trưởng thành của bạn, giúp bạn đi đúng hướng và tránh bị sao nhãng.

Ngay cả khi giáo viên nói với bạn rằng bạn đang làm điều gì đó sai, họ chính là đang giúp bạn sửa lỗi để làm cho đúng. Hãy tận dụng những lời nhắc nhở đó vì chúng mang lại cho bạn hy vọng và sự khích lệ để tiếp tục. Hãy mở lòng đón nhận những lời sửa lỗi đó với lòng biết ơn và niềm hạnh phúc.

Nhưng cũng cần nói thêm rằng, việc sửa lỗi đòi hỏi một số điều kiện. 

Vì đúng là có một kiểu sửa sai khá phản cảm có thể gây phản tác dụng. Có lẽ không đúng khi gọi đó là “sửa lỗi”, mà nên gọi là “nghiền nát” thì thỏa đáng hơn, bởi vì mục tiêu của kiểu sửa lỗi này không phải giúp bạn trở nên tốt hơn mà chỉ để làm bạn gục ngã.

Có ai đã từng nói với bạn rằng bạn không đủ giỏi, không đủ mạnh mẽ hoặc quá dốt để thực hiện những việc mà bạn đang dốc lòng thực hiện không? Họ nói đầy tai bạn đủ thứ lý do vì sao ý tưởng sẽ vô ích. Khi mãi nghe điều này, lặp đi lặp lại, lặp đi lặp lại, tới lúc nào đó, bạn sẽ bắt đầu tin. 

Mặc dù bạn dành rất nhiều sức lực để cố gắng không cho những lời phản kháng này tiến nhập vào bản thân, nhưng nếu có chút lơ là, cuối cùng chúng sẽ nghiền nát bạn, khiến bạn rút lui và buông xuôi.

Vì sao vậy?

sửa lỗi,
Ảnh minh họa: Internet

Lời nói phát xuất từ trong tâm. Những lời nói bêu rếu khiến cả người nói lẫn người nghe đều hoen ố. Lạm dụng lời nói có thể ví như hành động đưa độc tố từ người này sang người khác. Người rải chất độc xuất phát từ một số tổn thương trong quá khứ hoặc những sự việc hằn sâu trong tim khiến họ không thể tha thứ. Họ có thể cảm thấy kém cỏi và cần hạ thấp đối phương xuống ngang hàng với mình. Ôm giữ mãi những vết thương lòng này khiến họ ngày càng thất vọng và dễ bộc phát ra thành lời tiêu cực. 

Đây có phải là hình ảnh của chính bạn?

Nếu bắt gặp bản thân mình trong những dòng mô tả trên, bạn cần nhìn nhận lại bản thân và thu xếp mọi vấn đề cơ bản trước khi cố gắng sửa chữa người khác, chẳng hạn như cho con cái hoặc vợ/chồng. Nếu không, bạn có nguy cơ cao để sự bất ổn trong tâm bộc phát trút lên những người xung quanh. Nếu không giải quyết điều này, bạn sẽ lây cho họ căn bệnh từ chính mình.

Nếu bạn thực sự muốn cho ai những lời khuyên trong cuộc sống, thì điều đó phải được thực hiện với một tấm lòng kiên nhẫn, nhân hậu và những mục đích thiện lương. Nếu có chút tức giận, bất bình hoặc thất vọng, thì sự góp ý sửa chữa có thể sẽ hoen ố và sẽ mang đến “tác dụng phụ”.

Donna Martelli, từng là một nghệ sĩ múa chuyên nghiệp của vũ đoàn Harkness Ballet ở New York, làm việc tại Khoa Vũ đạo của Đại học Butler, Indianapolis, và hiện cũng là một huấn luyện viên tư nhân và huấn luyện viên Pilates có bằng cấp ở Indianapolis, IN. Cô tổ chức các lớp học, các buổi thảo luận chuyên đề và hội thảo ở Hoa Kỳ và Âu Châu. Cô là tác giả của cuốn sách “When God Says Drop It” và “Why the Dance”, hiện có sẵn trên Amazon và bất cứ hiệu sách nào.

Nguồn Epoch Times

Link bài dịch từ Epoch Times Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x