Lý giải nào cho trường hợp tượng Phật rơi lệ

Nhân loại đang trải qua những ngày tháng đau đớn và sợ hãi. – Ảnh Pixabay
Nhân loại đang trải qua những ngày tháng đau đớn và sợ hãi. – Ảnh Pixabay

Hiện nay vaccine đang được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và cũng là cách mà con người lựa chọn trong đại dịch này. Nhưng những bất cập mà vaccine mang lại thực sự là một vấn đề đáng ngại bởi thời gian chế tạo và thử nghiệm quá ngắn, nên thực sự đó là một câu hỏi lớn về chất lượng và hiệu quả.

Lời khó nói

Bằng chứng về việc tiêm vaccine gây chết người còn đó, đã tiêm mà vẫn nhiễm bệnh còn đó, nhưng vì không còn cách nào khác nên con người đành phải tiêm, tiêm vì bắt buộc, tiêm vì nó được cho rằng giúp tránh được virus Vũ Hán, còn bằng chứng ai đã tiêm mà không nhiễm bệnh thì cũng khó chứng minh.

tượng Phật rơi lệ
Vaccine vẫn là giải pháp hiện nay để phòng Virus Vũ Hán – Ảnh Pixabay

Vaccine và lý nhân quả

Nếu nói về thuyết nhân quả của nhà Phật thì một con người đã gây ra tội nghiệp từ bao đời trước thì đời này sẽ trả dần dần. Có thể là tai nạn hoặc có thể là mất tiền mất bạc hoặc nhiều trạng thái khác. Vậy một người mà tới ngày đó đã định ra là tử vong thì liệu anh ta đi tiêm vaccine thì liệu có thoát được virus Vũ Hán.

Cũng có thể là có, cũng có thể là không. 

Nếu là “Có” thì là anh ta có thể không dương tính nhưng điều đó không  có nghĩa là anh ta thoát chết, anh ta có thể chết vì một tai nạn hay một cơn đau khác, rất dễ để chết vì nhiều lý do. Anh ta có thể thoát khỏi virus Vũ Hán nhưng lại bị sốc phản vệ mà chết.

Vậy có thể nói rằng, nhân quả tới số thì phải trả, dù tiêm hay không tiêm thì khi nghiệp lực quá lớn thì cũng không cách nào cứu vãn nổi.

tượng Phật rơi lệ
Nhân quả là một thuyết của nhà Phật – Ảnh Pixabay

Vậy xoay vòng trong lý nhân quả ấy thì con người thoát ra bằng cách nào, trong khi nhân quả là điều mà con người không có khả năng thoát ra được. 

Có bao giờ tự mỗi chúng ta hỏi bản thân, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Chúa Giê Su… họ là những Giác Giả độ nhân, vậy thì khi con người ở trong lý nhân quả rồi, không thoát ra được rồi, đã có định số rồi, vậy họ xuất hiện để giúp con người điều gì. Liệu họ có giúp con người cải biến định số?

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu:

“Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim, thời mạt thế phải tu hành.”

Đọc câu trên chúng ta sẽ thấy, vì sao người xưa lại lưu truyền câu nói này. Nếu như chúng ta cứ nghĩ rằng tu hành thì sẽ bỏ đi bao nhiêu điều hấp dẫn trên cuộc đời này thì uổng quá, nhưng tất cả chúng ta đều thấy, câu trên người xưa còn dạy mình trữ đồ cổ hay vàng kim, nghĩa là họ biết thời nào làm gì, nếu họ có khuyên trữ vàng kim thì có thể nói họ cũng muốn dạy mình cách làm giàu. Nhưng việc đó chỉ có ý nghĩa khi đúng thời thế. 

tượng Phật rơi lệ
Thời mạt Pháp con người không biết tu hành thế nào. – Ảnh Pixabay

Trong Phật giáo ai cũng biết đây là thời mạt Pháp, nên có thể suy ra rằng đây ở xã hội nhân loại cũng có thể là thời mạt thế. Mạt thế thì phải tu hành. Nhưng tu hành là tu thế nào, và tu ra làm sao?

Việc này thì do khả năng của mỗi chúng ta là có hạn, bởi thời mạt thì đúng sai lẫn lộn, thiện ác khó phân minh, nên thôi thì chúng ta thử tìm xem các dự ngôn của người xưa để lại cách đây vài trăm năm hay mấy ngàn năm xem thế nào.

Người xưa để lại “Dự ngôn”

“Theo kinh Phật «Vô Lượng Thọ» ghi lại: Ưu Đàm hoa là thiên hoa chỉ điềm lành linh dị, trên thế gian không có, ba nghìn năm mới nở một lần. Khi hoa này nở là báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã tới hồng truyền pháp môn tu luyện mà không đoạn tuyệt duyên trần, không thoát ly thế tục mà có thể tu thành Như Lai.

Trong  ‘Kinh Kim Cương’ được bảo tồn trong miếu tự tại Hàn Quốc cũng dự ngôn ghi lại: “Khi Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, cũng là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện… Loài hoa này khai nở báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế xuống nhân gian truyền Pháp độ nhân”.

Dựa trên 2 đoạn trích trên thì có thể thấy rằng trong kinh thư đã có những điều mà chúng ta có thể quan sát và kiểm chứng.

Tất nhiên khi lên mạng chúng ta sẽ thấy rất rất nhiều thứ hỗn tạp mà chúng ta khó phân biệt được, bởi sẽ có loại trứng côn trùng giống hoa Ưu Đàm, cái này thì chỉ có thể dựa vào ngộ tính của mỗi người hoặc dựa vào lòng thành của chúng ta nếu muốn biết sự thật. 

tượng Phật rơi lệ
Hoa Ưu Đàm nở trên tượng Phật ở Hàn Quốc – Ảnh Epoch Times

Còn nhiều dự ngôn nữa về thời kì này, nhưng có một điểm khi chúng ta nói về dự ngôn của Lưu Bá Ôn, Gia Cát Lượng, Nostradamus, Kinh Thánh v.v… nhiều người sẽ không tin những dự ngôn, cho đó là lời huyền hoặc. Nhưng thực ra, bây giờ mà không nghiên cứu dự ngôn thì khó lòng thoát đại nạn, vì khoa học trong việc này không còn có khả năng xử lí nữa, cũng hy vọng rằng chúng ta tìm được nơi chắc chắn để phó thác sinh mệnh vào đó chứ không phải là 5 ăn 5 thua. Bởi may rủi thì chẳng còn gì để nói nữa.

Thực ra thì dự ngôn đôi khi đúng cũng đôi khi sai, điều này làm cho chúng ta cảm giác nghi ngờ, nhưng nếu chúng ta chịu khó suy xét một chút, chúng ta sẽ hiểu ra vấn đề.

Trường hợp dự ngôn nói đúng thì sao, không lẽ đây là ngẫu nhiên, đoán mò… Hay là người đời sau biên tạo nên. Nói ngẫu nhiên thì thật còn khó tin hơn nữa, cách mấy trăm năm làm sao nói đúng được khá là chi tiết như vậy. Còn nói người đời sau biên tạo thì cũng không đúng vì nó có được trước khi chuyện đó xảy ra.

chan dung luu ba on
Chân dung Lưu Bá Ôn – Ảnh Wikipedia

Vậy còn trường hợp dự ngôn sai thì sao. Thì chúng ta cũng quay về dự ngôn đúng, vì sao những con người ấy họ đoán đúng, họ có khả năng gì, đây là suy đoán hay là họ thấy được tương lai, vì sao họ nói đúng lần này nhưng lần khác lại không đúng, chuyện gì đã xảy ra?

Mục đích của dự ngôn là gì?

Có bao giờ chúng ta tự hỏi, mục đích của dự ngôn là gì, vì sao người từ mấy trăm năm trước lại quan tâm đến cuộc sống của người mấy trăm năm sau? Điều này có phải là lo xa thái quá không?

Tất cả chúng ta điều tra lại lai lịch của những người viết dự ngôn, họ đều nổi tiếng, tài giỏi ở thời đại của họ vậy thì chắc chắn họ có uy tín. Nếu như thế lẽ nào họ lại nói đại, nói bừa để sau này con cháu cười chê. Vậy vì đâu mà họ lại quan tâm đến con cháu đời sau này làm gì?

Điều này có thể giải thích rằng, con người sẽ có nạn, nhưng không có nghĩa là tuyệt đường hoàn toàn, nhưng để tìm ra con đường để tự cứu lấy mình ấy thì thật không dễ. Xã hội loạn lạc, thật giả lẫn lộn, đi đâu để tìm cho mình một con đường mà bản thân yên tâm nhất bây giờ.

Mặc dù có rất nhiều dự ngôn nói rất rõ cách vượt qua đại dịch nhưng cái khó hơn lại là niềm tin, bởi nói cho ai đó tin một điều gì đó thật khó, bởi niềm tin là một cái gì đó không thể ép được, không thể cưỡng cầu được. Nên cũng có thể nói rằng, dịch bệnh sẽ đoạt lấy đi rất rất nhiều người và nhiều gia đình trước khi tìm ra con đường cứu cánh ấy.

Chúng ta cứ thử cảm giác như thế nào khi mà chúng ta thấy ai đó bị bệnh, chúng ta nói họ làm thế này sẽ khỏi nhưng họ không làm, bởi một mực họ cho rằng làm như thế không có tác dụng, hoặc có khi làm thế sẽ chết, hoặc sẽ gặp nguy hiểm.

Vậy thì cảm giác thế này: Lạc Sơn Đại Phật 4 lần rơi lệ và nhắm mắt.

Chúng ta nghiền ngẫm xem, chuyện gì đã làm cho tượng Phật rơi lệ và nhắm mắt.

tượng Phật rơi lệ
Tượng Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt – Ảnh chụp màn hình Youtube.

Chỉ có thể nói lên điều đó như vậy. Con người chết đi vì không biết làm sao để thoát nạn, liệu đây là điều Thần Phật muốn xảy ra, vậy thì đây có phải là điều làm Thần Phật rơi lệ, và xót xa.

Tượng Phật rơi lệ liệu có liên quan đến dự ngôn. Vậy thì chúng ta cứ nghĩ xem, có phải Ngài đã cho chúng ta con đường thoát nạn nhưng chúng ta không tin, vẫn chấp mê bất ngộ (*), thì hỏi làm sao Ngài không rơi lệ.

Kể cả tượng Chúa, tượng Đức mẹ Maria cũng rơi lệ.

Dịch bệnh bùng phát, muốn đi làm cũng không được, muốn đi học cũng không được, muốn đi chơi cũng không được. Thực ra nhìn bề ngoài thì có vẻ tệ hại khi kinh tế khó khăn nhưng đằng sau lại có điều lợi ích. Thường ngày mỗi chúng ta quay cuồng trong cơm áo gạo tiền từ sáng sớm đến tối mịt. Sách Phật, lời Phật, dự ngôn người xưa chẳng màng để tâm. Bây giờ không cần phải làm, không cần phải đón đưa con đi học, vậy thì thời gian này thực sự dành cho điều gì?

Chính là đã đến lúc đi tìm lại lời dạy của Thánh Nhân, hiền Nhân, của Thần Phật. Vì chính những vị ấy mới có cách cứu độ chúng ta trong lúc nguy khốn này. Hãy đi tìm Sáng Thế Chủ, đi tìm Chính Pháp, đi tìm Phật Pháp chân chính để đưa mình tới thế giới tương lai, để lưu mình lại khi đại kiếp nạn qua đi, không bị đào thải bởi những người chấp mê bất ngộ. Hãy cho mình một cơ hội thoát khỏi đại dịch hung hiểm này, và cũng đừng để mình chết đi vì đặt niềm tin sai chỗ.

Còn một điều về dự ngôn sai, nhiều người thắc mắc dự ngôn sai là thế nào, nếu nói họ đều nói đúng thì sao lại có dự ngôn sai?

Chỉ có thể trả lời rằng, khi dự ngôn sai thì chúng ta yên bình, chúng ta không gặp đại nạn, chúng ta đã vượt qua đại nạn. Vậy thì tự mỗi chúng ta nghĩ thử xem, khi nào những điều cảnh báo trong dự ngôn không xảy ra?

Thanh Thiên Ảnh

Chú thích:

(*) Chấp mê bất ngộ: là mê muội mà không tỉnh ngộ ra.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x