Chuyện cổ Phật Gia: Vì sao tăng nhân phải xuống âm phủ?

Vì sao tăng nhân xuống âm phủ
Vì sao tăng nhân xuống âm phủ

Chuyên mục văn hoá truyền thống, hôm nay chúng tôi xin gửi đến mọi người câu chuyện cổ Phật gia: Vì sao tăng nhân phải xuống âm phủ?

Vì sao tăng nhân phải xuống âm phủ
Ảnh minh họa: Vì sao tăng nhân phải xuống âm phủ (ảnh Canva)

Xem video: Vì sao tăng nhân phải xuống âm phủ?

Vì sao tăng nhân phải xuống âm phủ? | RADIO 5K

Nội dung chuyện cổ Phật Gia: Vì sao tăng nhân phải xuống âm phủ?

Mọi việc làm của con người nơi chốn nhân gian đều có Thần ghi chép lại, không thiếu sót một chi tiết nào. Đến khi lâm chung, toàn bộ sẽ được đem ra xét xử. Thậm chí cả những tăng nhân khi còn sống, nếu không chịu tu hành nghiêm chỉnh, thì vẫn phải xuống địa ngục để chịu tội.

Vào những năm vua Đường Huyền Tông trị vì, tại chùa Thắng Nghiệp có một tăng nhân tên là Tề Chi. Tề Chi vốn thông hiểu y thuật, và rất thích kết giao với những nhân vật đến từ tầng lớp thượng lưu. Tuy là người tu hành, nhưng hành vi và cử chỉ của Tề Chi đều rất tùy tiện, thường không tuân thủ giới quy.

Vào khoảng giữa tháng 5 – năm Thiên Bảo, một hôm Tề Chi đột ngột mắc bệnh rồi qua đời, nhưng sau 2 ngày thì bất ngờ sống lại. Sau lần chết hụt đó, ông cho tu sửa lại Phật đường ở ngôi chùa phía Đông thành một nơi tráng lệ, bên trong bày 7 tượng Phật lớn, và chuyển đến đó để ở.

Hơn nữa, kể từ lần chết hụt đó, Tề Chi tựa hồ như biến thành một người khác, ông ấy dừng hết mọi hoạt động giao lưu trước đây, và thường hằng kiên trì tuân thủ nghiêm chỉnh giới luật. Rất nhiều người thắc mắc, vì sao ông lại thay đổi bản tính như vậy, vì để cho mọi người tường tận, cũng như để lại cho thế gian một bài học,

Tề Chi bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người nghe. Tề Chi kể chi tiết câu chuyện của mình …, Tề Chi nhớ lại sự việc này lại càng không thể hiểu, bèn hỏi Diêm Vương: “Người giết cô ấy là trụ trì, người vu hãm cô ấy lại là Hà Mã Sư, vậy tại sao Ngài lại hỏi tội ta?” Đúng lúc này, khối thịt phía trước điện Diêm Vương bỗng nhiên lên tiếng: “Là Tề Chi giết ta”.

Diêm Vương tức giận quát: “Nô tỳ! Ngươi tại sao không biết phép tắc, lại còn nằm ở đó mà nói chuyện?” Khối thịt lúc này đột nhiên hóa thành một người con gái. Tề Chi quay qua nhìn kĩ thì thấy,…. đúng là người hầu gái năm xưa đã từng bị đánh chết.

Người hầu gái và Tề Chi tranh luận với nhau một lúc lâu, Cuối cùng cô nói với Diêm Vương: “Vào lúc ta sắp bị đánh chết, tâm thần mê loạn, lúc đó chỉ nghe được bên cạnh có người xúi giục trụ trì đánh chết ta. Ta hoài nghi người đó chính là Tề Chi nên đã kiện hắn”. Thấy vậy Diêm Vương bèn hạ lệnh: “Hãy lập tức bắt trụ trì!”.

Lúc này có một người đứng phía dưới nói vọng lên: “Trụ trì đã tích rất nhiều công đức nên không thể bắt ông ta”. Diêm Vương liền nói: “Vậy hãy bắt Hà Mã Sư” Người đó lại đáp: “Hà Mã Sư thọ mệnh còn chưa hết” Diêm Vương ngẫm một lúc rồi kết luận: “Vậy tạm thời thu nhận người hầu gái và thả Tề Chi”.

Phán xong, Diêm Vương mời Tề Chi ra khỏi cửa, lúc bấy giờ ông mới để ý bên cạnh chỗ ngồi của Diêm Vương có một vị tăng nhân, cùng một con ngựa cũng ở đó quan sát xét xử. Khi Tề Chi bước ra khỏi cửa thì vị tăng nhân này cũng đi ra theo. Thấy vậy, Tề Chi bèn thi lễ bái kiến.

Lúc này, vị tăng nhân mới nói: “Ta là Địa Tạng Bồ Tát. Bởi vì ngươi rất ít làm việc tích công đức, mà thọ mệnh lại hết, cho nên ta một mình bắt ngươi tới đây. Sau khi nhà ngươi trở về, nhất định phải thủ vững giới luật của tăng nhân, vứt bỏ những thứ kết giao trần tục, ở trong chùa thanh tĩnh mà tạo ra 7 bức tượng Phật.

Nếu như không đủ tiền thì có thể dùng cọ màu, vẽ 7 bức tranh Phật, như vậy cũng khả dĩ”. Tề Chi sau khi sống lại, lập tức vâng lời Địa Tạng Bồ Tát làm theo lời Ngài đã dặn. Cũng từ đó mà ông chỉ chuyên tâm thiền định, không màng chuyện thế tục nữa.

Chuyện Tề Chi bị phán tội sát nhân là oan, nhưng xuống địa ngục rồi mới biết những việc mình làm thì,…. không chỉ là thần linh mà cả ma quỷ cũng đều ghi nhận. Ông không sát nhân, nhưng rõ ràng ông tu hành không tinh tấn nên mới phải xuống âm gian một phen.

Câu chuyện của hòa thượng Tề Chi gửi gắm đến thế nhân rằng: “Khuyên người chớ nên làm việc ác. Ngẩng đầu ba tấc có Thần Linh. Thiện ác cuối cùng đều sẽ có báo ứng. Chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi”.

Nguồn: Minh Chân Tướng

Để xem kênh Minh Chân Tướng RADIO 5K

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x