Ba trí huệ nhân sinh: Mất không giận, đắc không kiêu, tĩnh không tranh

Ba trí huệ nhân sinh
Ảnh: Pexels

“Tôi ở vùng núi Ấn Độ, và cô gái bản xứ quay gà cho tôi ăn cả ngày. Tôi hỏi cô ấy đã bao giờ ăn cá chưa? Cô ấy nói là cá gì? Tôi đã vẽ cho cô ấy và nói rằng em chưa bao giờ ăn cá, đó là điều đáng tiếc. Cô ấy đáp: Em chưa bao giờ ăn cá, thì có gì là đáng tiếc?”

Trong “Trang Tử” có câu: “sát hồ doanh hư, cố đắc nhi bất hỷ, thất phân chi vô thường dã”. 

Tạm dịch: “Nhìn rõ sự chuyển hóa của vật từ đầy sang trống rỗng, do đó khi đắc được thì không vui mừng, khi mất thì không ưu sầu, bởi vì biết rõ nó luôn biến đổi không cố định”.

Cuộc đời thường là như vậy, khi chúng ta cho rằng đắc được, có thể cũng chính là đang mất đi; khi chúng ta hối tiếc mất đi, có lẽ lại đã có được điều khác. Khi được thì không phô trương thích thú, và khi mất mát mà không hối tiếc và buồn bã, chính là thản nhiên thông tỏ.

Người trí tuệ đều biết: mất mà không giận, được mà không kiêu, tĩnh mà không tranh.

Mất mà không tức giận

Trong “Mạnh Tử” có câu: “mất mà không oán giận, khốn cùng mà không ưu sầu”.

Khi gặp gian nan, khốn khó, không cần phải ưu sầu; ngay cả khi không được trọng dụng, cũng không oán hận.

Cầu thủ bóng rổ nam người Argentina Manu Ginobili là chủ lực trong đội tuyển quốc gia, với thể lực tuyệt vời, nhưng trong đội Spurs anh luôn ở vị trí dự bị cho đến khi giải nghệ, và được công nhận là “người thứ 6 tốt nhất.”

Dự bị, có nghĩa là mất cơ hội xông pha tranh tài. Nhưng anh ấy không hề tức giận, thất vọng hay bỏ cuộc mà chọn cách vui vẻ trở thành một phần của đội.

Manu Ginobili từng nói trong lễ giải nghệ: “Chiến thắng không phải là tất cả, tôi đã học được nhiều điều hơn từ những trận thua, và lĩnh ngộ được nhiều điều hơn. Không ai sinh ra đã có thể biết tất cả, và kinh nghiệm sẽ khiến bạn trưởng thành”.

Anh ấy sẵn sàng trở thành người dự bị và thành tựu được sự vĩ đại của mình.

Đôi khi, đối mặt với khó khăn và những điều không được như ý muốn, việc quyết định thành công hay thất bại tiếp theo không phải ở năng lực mà chính là tâm thái. Sự tức giận vì đánh mất cơ hội và vinh quang sẽ không chỉ không được công nhận mà còn làm mất đi phong thái và khuôn mẫu.

Trong cuộc đời, con người sẽ luôn gặp phải những điều không như ý, thậm chí là bất hạnh và đau khổ, nếu vì những nghịch cảnh này mà tức giận, không đứng dậy nổi, vứt bỏ lý tưởng theo đuổi, thì thật sự đáng tiếc.

Như Đạt Lai Lạt Ma Thương Ương Gia Thố đã nói trong tác phẩm của mình “Mọi thứ đều là an bài tốt nhất” rằng: “Mọi người hạnh phúc vì đắc được, chán ghét vì mất mát. Thực tế tất cả đều không cần phải như thế. Mất mát không phải là không thể chấp nhận được, càng không cần coi nó đáng sợ như hồng thủy mãnh thú. Trong nhiều trường hợp, mất mát thực sự là buông tay để nắm giữ được điều tốt hơn”.

Những người thực sự mạnh mẽ có trí huệ để nhìn thấu được đắc và thất. Đừng chìm đắm vào những lỗi lầm, đừng giận dữ với bất công, đừng tiếc nuối khi thất bại.

Ba trí huệ nhân sinh: Mất không giận, đắc không kiêu, tĩnh không tranh
Những người thực sự mạnh mẽ có trí huệ để nhìn thấu được đắc và thất. Đừng chìm đắm vào những lỗi lầm, đừng giận dữ với bất công, đừng tiếc nuối khi thất bại. (Ảnh: Pexels)

Được mà không kiêu

Trong “Đạo Đức Kinh” nói: “dĩ kỳ chung bất tự vi đại, cố năng thành kỳ đại” 

Tạm dịch: Người cả cuộc đời không bao giờ cho mình là vĩ đại, khiêm hạ ở dưới, do đó thiên hạ quy về, nên mới trở thành người vĩ đại.

Một người chỉ khi không tự cho mình là đúng và cậy tài khinh người thì mới có thể có được thành tựu, trở thành người tốt nhất. Nếu không, ngược lại người đó sẽ dễ mất đi sự tin tưởng và đánh giá cao, rước lấy oán giận và thậm chí là gây mầm tai họa.

Đầu thời nhà Hán, Hàn Tín được Lưu Bang trọng dụng nhờ Tiêu Hà tiến cử hiền tài và tôn làm đại tướng quân. Trong chiến tranh Sở – Hán, ông đã phát huy tài năng quân sự xuất chúng của mình, được Tiêu Hà ca ngợi là “quốc sĩ vô song”. Lưu Bang cũng nhận xét về ông: “Chiến tất thắng, công tất thủ” (chiến đấu chắc chắn thắng, tấn công chắc chắn giành được).

Hàn Tín có thể một mình dẫn số ít quân đánh bại vô số quân địch đông đảo và hùng mạnh, nhưng cuối cùng lại bị đánh bại bởi chính sự kiêu ngạo tự đại của mình.

Trong “Đạo Đức Kinh” có một câu nói rằng: Vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư

Tạm dịch: Người có đạo có thể khiến vạn vật phát triển mà không nói, khiến vạn vật sinh sôi nảy nở mà không chiếm hữu, nuôi dưỡng vạn vật mà không khoe tài năng, thành công lớn mà không kể công.

Quân tử không tự cao tự đại, không kể công của mình, có công lao, có năng lực thì không khoe khoang, có địa vị không cuồng vọng, biết nặng nhẹ mới có thể giữ tốt đúng mực.

Chỉ bằng cách này mới có thể thấu tỏ thế sự, mà không đánh mất các nguyên tắc cơ bản, và tỉnh táo, thấu rõ. Những người thực sự trí tuệ họ không đắm vào công trạng, không phô trương thành tích và không kiêu ngạo với vinh quang.

Ba trí huệ nhân sinh: Mất không giận, đắc không kiêu, tĩnh không tranh
Những người thực sự trí tuệ họ không đắm vào công trạng, không phô trương thành tích và không kiêu ngạo với vinh quang. (Ảnh: Pexels)

Tĩnh mà không tranh

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi nhi bất tranh, phù duy bất tranh, cố vô vưu”.

Tạm dịch: Người đại thiện giống như nước vậy, nước nuôi dưỡng vạn vật mà không tranh. Chính vì không tranh nên mới không có lỗi.

Nhà văn Singapore Thái Lan kể về trải nghiệm của bản thân trong tác phẩm “Chuyện thế gian vui thích”.

“Tôi ở vùng núi Ấn Độ, và cô gái bản xứ quay gà cho tôi ăn cả ngày. Tôi hỏi cô ấy đã bao giờ ăn cá chưa? Cô ấy nói là cá gì? Tôi đã vẽ cho cô ấy và nói rằng em chưa bao giờ ăn cá, đó là điều đáng tiếc. Cô ấy đáp: Em chưa bao giờ ăn cá, thì có gì là đáng tiếc?”

Những thứ bạn không có được, điều bạn quan tâm là sự bỏ lỡ, mà bạn không quan tâm là có thể được cái gì. Mất đi chỉ là một khái niệm tương đối, do bạn muốn có hoặc bạn không thể có được.

Cũng như nhà văn Thái Lan có lần gặp một ông lão đang câu cá, ông thấy con cá bên kia lớn hơn nhiều so với bên này, ông nói với ông lão: “Ông ơi, con cá bên kia to hơn, hãy qua bên đó câu”.

Ông lão cười vui vẻ trả lời: “Tôi chỉ câu cá cho bữa trưa”.

Con cá chưa ăn không phải là điều hối tiếc trong cuộc đời; những con cá nhỏ bé đó, đối với một bữa trưa cũng là đủ rồi; những con không câu được thì không mất đi, còn những gì đang có chính là hạnh phúc.

Không tranh giành lớn nhỏ, không tranh giành nhiều ít, nhìn tưởng chừng như mất, nhưng thực tế lại có được sự yên bình, tĩnh lặng và ôn hòa.

Có một câu ngạn ngữ cổ rằng: “Thế gian phù hoa đều như mộng, hờ hững nhìn mây trôi là người hạnh phúc”

Suy nghĩ mãi không buông về những được mất là căn bệnh chung của nhiều người hiện nay. Chỉ cần giữ được tâm an tĩnh, không quên ý định ban đầu, thực tế, bước đi vững chắc, không màng quyền thế, không ngưỡng mộ phú quý, thì mới có thể sống thanh bạch, tự nhiên.

Cầu mong mỗi ngày chúng ta có được hạnh phúc vô lo, có được giấc ngủ an yên suốt đêm. Mất mà không giận dữ, biết đủ thường vui, đạt được mà không kiêu ngạo, nở nụ cười bước qua, tĩnh mà không tranh và sống một cuộc sống sảng khoái.

Minh An
Theo aboluowang

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x