Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp
Đệ Tử Quy (6) – Tú Trinh khuyên mẹ cứu em gái
Nguyên văn:
親有過, 諫(1)使更(2), 怡(3)吾(4)色(5), 柔(6)吾聲;
諫不入(7), 悅(8)復(9)諫, 號泣(10)隨(11), 撻(12)無怨(13)。
Bính âm:
親(qīn) 有(yǒu) 過(guò), 諫(jiàn) 使(shǐ) 更(gēng),
怡(yí) 吾(wú) 色(sè), 柔(róu) 吾(wú) 聲(shēng);
諫(jiàn) 不(bú) 入(rù), 悅(yuè) 復(fù) 諫(jiàn),
號(háo) 泣(qì) 隨(suí), 撻(tà) 無(wú) 怨(yuàn)。
Chú âm:
親(ㄑㄧㄣ) 有(ㄧㄡˇ) 過(ㄍㄨㄛˋ), 諫(ㄐㄧㄢˋ) 使(ㄕˇ) 更(ㄍㄥ),
怡(ㄧˊ) 吾(ㄨˊ) 色(ㄙㄜˋ), 柔(ㄖㄡˊ) ) 吾(ㄨˊ) 聲(ㄕㄥ);
諫(ㄐㄧㄢˋ) 不(ㄅㄨˋ) 入(ㄖㄨˋ), 悅(ㄩㄝˋ) 復(ㄈㄨˋ) 諫(ㄐㄧㄢˋ),
號(ㄏㄠˊ) 泣(ㄑㄧˋ) 隨(ㄙㄨㄟˊ), 撻(ㄊㄚˋ) 無(ㄨˊ) 怨(ㄩㄢˋ)。
Âm Hán Việt:
Thân hữu quá, gián sử canh, di ngô sắc, nhu ngô thanh;
Gián bất nhập, duyệt phục gián, hào khấp tùy, thát vô oán.
Lời dịch:
Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi, mặt ta vui, lời ta dịu;
Khuyên không chịu, vui can tiếp, theo nức nở, đánh không giận.
Từ vựng:
(1) gián (諫): khuyến cáo, khuyên ngăn, khuyên bảo, khuyên nhủ, khuyên can.
(2) canh (更): sửa đổi, thay đổi.
(3) di (怡): ôn hòa vui vẻ.
(4) ngô (吾): ta, tôi.
(5) sắc (色): sắc mặt, vẻ mặt.
(6) nhu (柔): nhu hòa, nhẹ nhàng, êm dịu.
(7) bất nhập (不入): không tiếp thụ, không chấp nhận.
(8) duyệt (悅): vui sướng, vui mừng.
(9) phục (復): lại, trở lại.
(10) hào khấp (號泣): khóc lên khóc xuống, khóc nhỏ to. Hào: khóc lớn, khóc thét. Khấp: thấp giọng nức nở, thút thít.
(11) tùy (隨): đi theo, nương theo.
(12) thát (撻): đánh.
(13) oán (怨): oán giận, trách móc.
Lời giải thích:
Cha mẹ có sai lầm, phải khuyên nhủ thật tốt để họ sửa chữa, bản thân phải vui vẻ hòa nhã, mở lời êm dịu; cha mẹ không nghe khuyên nhủ, phải chờ tới khi họ vui vẻ lại khuyên tiếp, còn không được nữa thì khóc lóc cầu xin, cho dù bị đánh cũng không hề oán giận chút nào.
Câu chuyện tham khảo:
Tú Trinh khuyên mẹ cứu em gái
Thờ nhà Minh, mẹ của Dương Tú Trinh liên tiếp sinh ra ba đứa con gái, không có con trai, sinh đứa thứ tư lại là con gái, bà rất tức giận, muốn đem em gái dìm chết. Lúc ấy Dương Tú Trinh 13 tuổi, vội vàng ôm lấy em gái, quỳ xuống cầu xin mẹ: “Mẹ vì muốn có con trai mà giết em gái, sẽ càng không có con trai! Nếu như mẹ buồn phiền về của hồi môn cưới hỏi sau này, thì hãy lấy phần hồi môn của con trao cho đứa em gái này đi ạ!”
Bà nội mắng nàng không hiểu chuyện, Tú Trinh lại quỳ thưa với bà nội: “Bà nội mỗi ngày niệm Phật, bây giờ lại thấy chết không cứu, niệm Phật để làm gì chứ?” Bà nội bị cảm động mà hiểu ra, thế là lưu lại bé gái để nuôi dưỡng. Hai năm sau, mẹ của Tú Trinh quả thật sinh ra được một đứa con trai.
Lúc mẹ sinh em trai, cha của Tú Trinh mơ gặp được ông nội nói cho biết rằng: “Nếu như đứa con gái thứ tư không lưu lại, đứa con trai này nhất định không thể sinh ra được.” Bởi vì Tú Trinh lúc trước đã quỳ thưa như vậy, lòng chí hiếu (cực kỳ hiếu thảo) cảm động Thiên thượng, nên mới kéo dài huyết mạch cho nhà họ Dương.
Nguồn:
- Xem thêm:
- Đệ Tử Quy (32) – Cuộc đối thoại giữa chim ngói và cú mèo
- Đệ Tử Quy (31) – Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!