Đệ Tử Quy (5) – Mẫn Tử Khiên mặc áo lau hiếu thuận với mẹ

Đệ Tử Quy - Bài 5 - Cha mẹ thích, dốc lòng làm. Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ
Bài 5 – Cha mẹ thích, dốc lòng làm. Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ (Ảnh lấy từ phim Tiểu Càn Khôn)

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp

Đệ Tử Quy (5) – Mẫn Tử Khiên mặc áo lau hiếu thuận với mẹ

Nguyên văn:

親(1)所好(2), 力(3)為具(4); 親所惡(5), 謹(6)為去(7)。
身有傷, 貽(8)親憂(9); 德有傷, 貽親羞(10)。
親愛我, 孝何難(11); 親憎(12)我, 孝方(13)賢(14)。

Bính âm:

親(qīn)             所(suǒ)             好(hào),            力(lì)                 為(wèi)              具(jù);
親(qīn)             所(suǒ)             惡(wù),              謹(jǐn)              為(wèi)              去(qù)。
身(shēn)          有(yǒu)             傷(shāng),        貽(yí)                親(qīn)              憂(yōu);
德(dé)              有(yǒu)             傷(shāng),        貽(yí)                親(qīn)              羞(xiū)。
親(qīn)             愛(ài)                我(wǒ),              孝(xiào)            何(hé)               難(nán);
親(qīn)             憎(zēng)           我(wǒ),              孝(xiào)           方(fāng)            賢(xián)。

Chú âm:

親(ㄑㄧㄣ)       所(ㄙㄨㄛˇ)      好(ㄏㄠˇ),         力(ㄌㄧˋ)         為(ㄨㄟˋ)           具(ㄐㄩˋ);
親(ㄑㄧㄣ)       所(ㄙㄨㄛˇ)      惡(ㄜˋ),             謹(ㄐㄧㄣˇ)     為(ㄨㄟˋ)           去(ㄑㄩˋ)。
身(ㄕㄣ)           有(ㄧㄡˇ)          傷(ㄕㄤ),          貽(ㄧˊ)              親(ㄑㄧㄣ)        憂(ㄧㄡ);
德(ㄉㄜˊ)          有(ㄧㄡˇ)          傷(ㄕㄤ),          貽(ㄧˊ)              親(ㄑㄧㄣ)        羞(ㄒㄧㄡ)。
親(ㄑㄧㄣ)       愛(ㄞˋ)              我(ㄨㄛˇ),         孝(ㄒㄧㄠˋ)      何(ㄏㄜˊ)           難(ㄋㄢˊ);
親(ㄑㄧㄣ)       憎(ㄗㄥ)           我(ㄨㄛˇ),         孝(ㄒㄧㄠˋ)      方(ㄈㄤ)            賢(ㄒㄧㄢˊ)。

Âm Hán Việt:

Thân sở hiếu, lực vi cụ; thân sở ố, cẩn vi khứ.
Thân hữu thương, di thân ưu; đức hữu thương, di thân tu.
Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền.

Lời dịch:

Cha mẹ thích, dốc lòng làm; cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ.
Thân bị thương, cha mẹ lo; Đức tổn thương, cha mẹ tủi.
Cha mẹ yêu, hiếu đâu khó; cha mẹ ghét, hiếu mới tài.

Từ vựng:

(1) thân (親): cha mẹ.
(2) hảo (好): thích.
(3) lực (力): hết sức.
(4) cụ (具): làm, chuẩn bị.
(5) ố (惡): ghét, chán ghét, không thích.
(6) cẩn (謹): chú ý cẩn thận.
(7) khứ (去): loại trừ, gạt bỏ.
(8) di (貽): để lại, để cho.
(9) ưu (憂): lo lắng ưu sầu.
(10) tu (羞): xấu hổ, tủi hổ, mất mặt, xấu mặt, mất thể diện.
(11) hà nan (何難): có gì khó khăn? Đâu khó gì? Hà: gì, làm gì.
(12) tăng (憎): chán ghét.
(13) phương (方): mới.
(14) hiền (賢): có đức có tài, tài đức, hiền đức, hiền lương, người có phẩm đức cao thượng.

Lời giải thích:

Cha mẹ yêu thích thứ gì hay làm gì, con cái vì cha mẹ phải hết sức làm cho được; cha mẹ ghét thứ gì hay làm gì, con cái vì cha mẹ phải cẩn thận bài trừ, chú ý sửa chữa.

Thân thể con cái bị thương, sẽ làm cha mẹ sầu lo; phẩm đức con cái bị khiếm khuyết mất đi, sẽ làm cho cha mẹ nhục nhã.

Cha mẹ yêu thương ta, ta hiếu thuận với cha mẹ có gì khó khăn đâu? Cha mẹ chán ghét ta, ta vẫn hiếu thuận, mới thật sự là một hiền nhân có phẩm đức cao thượng.

Câu chuyện tham khảo:

Mẫn Tử Khiên mặc áo lau hiếu thuận với mẹ

Mẫn Tổn, tự là Tử Khiên là người nước Lỗ thời Xuân Thu, ông là một đệ tử của Khổng Tử, cùng với Nhan Uyên có đức hạnh nổi tiếng, là một người trong “Nhị Thập Tứ Hiếu” (1).

Mẫn Tử Khiên còn nhỏ đã mất mẹ, cha tái giá, mẹ kế sinh ra hai em trai. Tử Khiên đối với cha mẹ rất hiếu thuận, nhưng mẹ kế rất ghét ông, dùng bông vải làm áo cho hai đứa con ruột, lại dùng bông lau thô (2) làm áo mùa Đông cho Tử Khiên. Khi trời đông giá rét, cha kêu Tử Khiên giúp ông kéo xe, Tử Khiên bị đông cứng, mãi không nắm được dây kéo, làm rơi đến mấy lần, bị cha quở trách, Tử Khiên cũng không có giải thích cho mình.

Sau đó cha thấy ông bị cóng đến xanh cả mặt, dùng tay sờ một cái, phát hiện quần áo rất mỏng manh, xé y phục ra để xem, mới biết được không phải áo bông, còn hai đứa con của mẹ kế lại mặc áo toàn bông vải. Cha ông cảm thấy rất đau buồn, quyết định bỏ vợ. Tử Khiên nước mắt rơi như mưa, khuyên cha rằng: “Mẹ ở lại chỉ có mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi ba đứa con đều sẽ phong phanh.” (3) Mẹ kế nghe được cảm động tự đáy lòng, cuối cùng hối cải, thành bậc Từ mẫu đối đãi công bằng với ba con. Hiếu tử Mẫn Tử Khiên cũng vì vậy mà danh tiếng truyền khắp thiên hạ.

Chú thích:

(1): Quách Cư Kính là một hiếu tử nổi tiếng triều Nguyên, xúc động vì không còn cơ hội hiếu thuận với cha mẹ đã mất, đã từ trong cổ thư truyện ký lấy ra chuyện của 24 vị hiếu tử tiêu biểu nhất qua các thời đại biên tập thành “Nhị Thập Tứ Hiếu”. Gồm có:
Ngu Thuấn thời viễn cổ,                        Hán Văn Đế nhà Hán,                   Tằng Tham của triều Chu,
Mẫn Tổn của triều Chu,                        Tử Lộ của triều Chu,                      Đổng Vĩnh của triều Hán,
Đàm Tử của triều Chu,                          Giang Cách của thời Hậu Hán,    Lục Tích của thời Hậu Hán,
Đường Phu Nhân của triều Đường,     Ngô Mãnh của triều Tấn,             Vương Tường của triều Tấn,
Quách Cự của triều Hán,                      Dương Hương của triều Tấn,       Chu Thọ Xương của triều Tống,
Canh Kiềm Lâu của Nam Tề,               Lão Lai Tử của triều Chu,             Thái Thuận của triều Hán,
Vương Bầu thời Tam Quốc (Ngụy),     Hoàng Hương của triều Hán,      Khương Thi của triều Hán,
Đinh Lan của triều Hán,                        Mạnh Tông thời Tam Quốc,         Hoàng Đình Kiên của triều Tống.

(2): Cỏ lau mùa thu, bên trên bông hoa có sợi lông tô bao quanh hạt, có đôi chút giống bông vải, nhưng hiệu quả giữ ấm kém xa bông vải. Bông cỏ lau theo gió bay ra, giúp hạt giống truyền đi xa, hay gọi là bông lau.

(3): Mẹ ở lại đây, một mình con chịu lạnh cũng tốt rồi, mẹ mà rời đi, cả ba đứa con đều hứng chịu gió sương! Phong phanh, chỉ quần áo phong phanh, chịu đựng lạnh cóng.

Nguồn:

ChanhKien Epoch Times

Xem tiếp: Đệ Tử Quy (6): Tú Trinh khuyên mẹ cứu em gái

Hình ảnh giới thiệu sách Đệ Tử Quy trong phim Tiểu Càn Khôn.
Hình ảnh giới thiệu sách Đệ Tử Quy trong phim Tiểu Càn Khôn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x