Đệ Tử Quy (24) – Không thể nhìn người qua bề ngoài

Đệ Tử Quy - Bài 24 - Hễ là người, đều yêu thương. Che cùng trời, chở cùng đất
Bài 24 – Hễ là người, đều yêu thương. Che cùng trời, chở cùng đất (Ảnh lấy từ phim Tiểu Càn Khôn)

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp

Đệ Tử Quy (24) – Không thể nhìn người qua bề ngoài

Nguyên văn:

凡是人, 皆須愛; 天同覆(1), 地同載(2)。
行高(3)者, 名(4)自高; 人所重(5), 非貌高(6)。
才大者(7), 望(8)自大; 人所服(9), 非言大(10)。

Bính âm:

凡(fán)            是(shì)              人(rén),         皆(jiē)               須(xū)               愛(ài);
天(tiān)           同(tóng)           覆(fù),           地(dì)                同(tóng)           載(zài)。
行(xìng)          高(gāo)            者(zhě),         名(míng)          自(zì)                高(gāo);
人(rén)            所(suǒ)            重(zhòng),        非(fēi)              貌(mào)           高(gāo)。
才(cái)            大(dà)               者(zhě),         望(wàng)         自(zì)                大(dà);
人(rén)            所(suǒ)             服(fú),           非(fēi)              言(yán)             大(dà)。

Chú âm:

凡(ㄈㄢˊ)         是(ㄕˋ)             人(ㄖㄣˊ),      皆(ㄐㄧㄝ)      須(ㄒㄩ)           愛(ㄞˋ);
天(ㄊㄧㄢ)      同(ㄊㄨㄥˊ)     覆(ㄈㄨˋ),      地(ㄉㄧˋ)         同(ㄊㄨㄥˊ)     載(ㄗㄞˋ)。
行(ㄒㄧㄥˋ)     高(ㄍㄠ)          者(ㄓㄜˇ),      名(ㄇㄧㄥˊ)     自(ㄗˋ)              高(ㄍㄠ);
人(ㄖㄣˊ)         所(ㄙㄨㄛˇ)     重(ㄓㄨㄥˋ),     非(ㄈㄟ)          貌(ㄇㄠˋ)          高(ㄍㄠ)。
才(ㄘㄞˊ)         大(ㄉㄚˋ)         者(ㄓㄜˇ),      望(ㄨㄤˋ)         自(ㄗˋ)              大(ㄉㄚˋ);
人(ㄖㄣˊ)         所(ㄙㄨㄛˇ)     服(ㄈㄨˊ),      非(ㄈㄟ)          言(ㄧㄢˊ)          大(ㄉㄚˋ)。

Âm Hán Việt:

Phàm thị nhân, giai tu ái; thiên đồng phúc, địa đồng tải.
Hạnh cao giả, danh tự cao; nhân sở trọng, phi mạo cao.
Tài đại giả, vọng tự đại; nhân sở phục, phi ngôn đại.

Lời dịch:

Hễ là người, đều yêu thương; che cùng trời, chở cùng đất.
Người hạnh cao, danh tự cao; người vốn trọng, không phải tướng.
Người đại tài, tiếng tự đại; người vốn phục, không huênh hoang.

Từ vựng:

(1) phúc (覆): che đậy.
(2) tái (載): tiếp nhận.
(3) hạnh cao (行高): phẩm đức cao thượng. Hạnh: đức hạnh.
(4) danh (名): thanh danh.
(5) trọng (重): kính trọng.
(6) mạo cao (貌高): bề ngoài tốt hơn so với người khác. Mạo: diện mạo, tướng mạo, bề ngoài.
(7) tài đại giả (才大者): người tài hoa rất giỏi.
(8) vọng (望): danh vọng.
(9) phục (服): bội phục, khâm phục, bái phục.
(10) ngôn đại (言大): nói mạnh miệng, khoác lác, huênh hoang.

Lời giải thích:

Giữa người với người, đều cần phải tương thân tương ái, giống như trời vô tư bao phủ lấy hết thảy, đại địa gánh chịu bồi dưỡng vạn vật như nhau.

Người có phẩm hạnh cao thượng tự nhiên thanh danh sẽ truyền bá đi rất xa, nguyên nhân mọi người kính trọng họ là vì phẩm hạnh của họ tốt, chứ không phải bởi tướng mạo bên ngoài của họ đẹp hay quần áo của họ lộng lẫy.

Người tài hoa rất giỏi, danh tiếng nhất định sẽ rất lớn, nguyên nhân mọi người bội phục anh ta là bởi vì năng lực của anh ta giỏi, chứ không cần dựa vào nói mạnh miệng, thổi phồng bản thân, khoác lác huênh hoang để được mọi người tán thưởng.

Câu chuyện tham khảo:

Không thể nhìn người qua bề ngoài

Thời Xuân Thu Khổng Tử có 3000 đệ tử, trong đó một người tên là Tử Vũ. Tử Vũ dáng dấp bề ngoài xấu xí, khi anh ta lần đầu tiên tới bái kiến Khổng Tử, Khổng Tử đối với anh ta có ấn tượng không tốt lắm. Khổng Tử nhìn anh ta tướng mạo ngu tối, nói chuyện hành động vụng về, đại khái nghĩ thầm vị học trò này không có tiền đồ gì. Lúc ấy Khổng Tử có một người học trò khác, tên là Tể Ngã. Tể Ngã có dáng dấp tướng mạo đường đường, nho nhã lễ độ, lại giỏi ăn nói. Khổng Tử sau lần đầu nói chuyện với Tể Ngã, đã rất khen ngợi cậu ta, cho rằng Tể Ngã sau này nhất định có thành tựu, là một nhân tài hiếm có.

Nhưng mà, kết quả lại không giống như Khổng Tử nghĩ. Tử Vũ rất thích tìm tòi học hỏi, hơn nữa nhiệt tình suy xét, anh ta hăng hái nỗ lực, chăm chỉ không ngừng, cuối cùng trở thành một học giả nổi tiếng, sau đó còn có rất nhiều người trẻ tuổi hướng đến xin anh ta chỉ dạy, bái anh ta làm thầy. Còn Tể Ngã lại hết sức lười biếng, cũng học không tốt, Khổng Tử mặc dù cố gắng dạy bảo, thành tích của anh ta vẫn như cũ không có chút tiến bộ nào, Khổng Tử hết lần này tới lần khác khuyên bảo, Tể Ngã cũng không động tâm, Khổng Tử tức giận đến mức đem anh ta ví như thanh gỗ mục vô dụng, chính là “Gỗ mục không điêu khắc được” !

Khổng Tử ban đầu đối với dáng vẻ, lời nói thực tế của hai vị đệ tử này mà so sánh đã có phán đoán không tương xứng, cho nên thở dài nói: “Lấy dung mạo để chọn người ư? Mất đi Tử Vũ; lấy ăn nói để chọn người ư? Mất đi Tể Ngã.” Ý tứ chính là: Nếu như lấy dung mạo xấu để phán đoán một người tốt xấu, thì sẽ giống như trường hợp Tử Vũ, sinh ra phán đoán sai; nếu như lấy ăn nói hay để đánh giá tài hoa của một người, thì sẽ giống như trường hợp của Tể Ngã, cũng sinh ra phán đoán sai. Bởi vì việc này, cho nên mới sinh ra câu nói “Dĩ mạo thủ nhân, thất chi Tử Vũ” (Lấy dung mạo chọn người, mất đi Tử Vũ).

Nguồn: ChanhKien Epoch Times

Xem tiếp: Đệ Tử Quy (25) – Tống Hoằng giàu không đổi vợ

Hình ảnh giới thiệu sách Đệ Tử Quy trong phim Tiểu Càn Khôn.
Hình ảnh giới thiệu sách Đệ Tử Quy trong phim Tiểu Càn Khôn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x