Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp
Đệ Tử Quy (20) – Châu Xứ trừ tam hại
Nguyên văn:
見人善(1),即思(2)齊(3);縱(4)去(5)遠,以(6)漸躋(7)。
見人惡(8),即內省(9);有則改(10),無加(11)警(12)。
Bính âm:
見(jiàn) 人(rén) 善(shàn), 即(jí) 思(sī) 齊(qí);
縱(zòng) 去(qù) 遠(yuǎn), 以(yǐ) 漸(jiàn) 躋(jī)。
見(jiàn) 人(rén) 惡(è), 即(jí) 內(nèi) 省(xǐng);
有(yǒu) 則(zé) 改(gǎi), 無(wú) 加(jiā) 警(jǐng)。
Chú âm:
見(ㄐㄧㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 善(ㄕㄢˋ), 即(ㄐㄧˊ) 思(ㄙ) 齊(ㄑㄧˊ);
縱(ㄗㄨㄥˋ) 去(ㄑㄩˋ) 遠(ㄩㄢˇ), 以(ㄧˇ) 漸(ㄐㄧㄢˋ) 躋(ㄐㄧ)。
見(ㄐㄧㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 惡(ㄜˋ), 即(ㄐㄧˊ) 內(ㄋㄟˋ) 省(ㄒㄧㄥˇ);
有(ㄧㄡˇ) 則(ㄗㄜˊ) 改(ㄍㄞˇ), 無(ㄨˊ) 加(ㄐㄧㄚ) 警(ㄐㄧㄥˇ)。
Âm Hán Việt
Kiến nhân thiện, tức tư tề; tung khứ viễn, dĩ tiệm tê.
Kiến nhân ác, tức nội tỉnh; hữu tắc cải, vô gia cảnh.
Lời dịch:
Thấy người tốt, muốn vươn bằng; dù cách xa, dần tiến tới.
Thấy người xấu, liền hướng nội; có thì sửa, không thì phòng.
Từ vựng:
(1) thiện (善): hảo, tốt. Người tốt hoặc chuyện tốt gọi là Thiện, ở đây giải thích là sở trường, ưu điểm.
(2) tư (思): nhớ, nghĩ, hi vọng.
(3) tề (齊): như nhau, ngang nhau, đồng dạng.
(4) tung (縱): dù cho, mặc dù, dù rằng..
(5) khứ (去): khoảng cách, cách biệt, chênh lệch.
(6) dĩ (以): lấy, dùng, để, nhằm, làm cho.
(7) tê (躋): tiến tới, tiến lên, đuổi kịp, cùng ngang bằng với người dẫn trước.
(8) ác (惡): xấu. Tương phản với thiện, nói về việc hay người bất thiện, bất lương, làm điều sai trái.
(9) nội tỉnh (內省): hướng nội, tự kiểm điểm trong lòng, kiểm tra hành vi tư tưởng của mình.
(10) cải (改): cải thiện.
(11) gia (加): thêm, hơn.
(12) cảnh (警): cảnh giác.
Lời giải thích:
Nhìn thấy ưu điểm hoặc sở trường của người khác, liền hi vọng mình cũng có thể giống như họ; dù cho trình độ so với người ta chênh lệch quá xa, cũng phải hết sức quyết tâm dần dần đuổi kịp.
Nhìn thấy khuyết điểm hoặc sai trái của người khác, phải nhanh chóng kiểm tra lại hành vi tư tưởng của mình; nếu cũng có như vậy thì phải ngay lập tức cải thiện. Nếu như không có như vậy cũng phải cảnh giác hơn nữa, không thể đã biết rõ rồi mà còn cố phạm, dẫm vào vết xe đổ của người khác.
Câu chuyện tham khảo:
Châu Xứ trừ tam hại
Câu chuyện Châu Xứ trừ tam hại có thể rất nhiều người đã nghe qua, mặc dù anh ta dựa vào bản sự cùng dũng khí, đem giao long dưới nước và lão hổ trên núi trừ đi, nhưng khi anh ta thấy mình bình an trở về làng, người già trong làng lại lâm vào cảnh bất an, anh ta hiểu ra, còn có một cái hại chưa trừ, đó chính bản thân anh ta. Anh ta biết rằng chỉ có thay đổi hành vi xấu của mình, dân làng mới có thể an cư lạc nghiệp. Nhưng vừa nghĩ tới mình tuổi tác đã lớn, lại chưa có đọc sách bao giờ, muốn hối cải để làm người mới, làm lại từ đầu, được không? Cho nên cũng mặt mày ủ rủ, không biết làm như thế nào cho phải?
Có một ngày ngẫu nhiên nghe được người trong làng nói đến quận Ngô (nay là Giang Tô tỉnh Tô Châu) nơi đó có hai anh em Lục Cơ, Lục Vân rất có tài năng và học vấn, đối rất nhiều chuyện đều có kiến giải đặc biệt, cũng rất thích giúp người. Thế là Châu Xứ liền quyết định đến quận Ngô để tìm anh em Lục Cơ, Lục Vân, giúp anh ta quyết định. Đến nhà họ Lục, người anh Lục Cơ đã đi ra ngoài, chỉ có người em Lục Vân ở nhà. Thế là Châu Xứ liền đem chuyện từ đầu đến cuối và sự lo lắng của mình kể ra toàn bộ, hi vọng là có thể chỉ điểm giúp anh ta. Lục Vân sau khi nghe, liền nói với Châu Xứ: “Cổ nhân coi trọng nhất câu này: Triêu văn tịch tử.” Châu Xứ hỏi: “Không biết là ý gì?” Lục Vân giải thích: “Chính là nói: một người chỉ cần buổi sáng nghe được đạo lý thánh hiền, cho dù buổi tối có chết, cũng thấy đời này sống không uổng phí. Huống chi tiền đồ của ngươi còn có hi vọng, do đó không nên tùy tiện từ bỏ. Làm người chỉ sợ không có chí khí và mục tiêu, chứ không cần phải lo lắng chuyện mỹ danh sẽ không lan truyền ra bên ngoài.” Châu Xứ nghe xong phấn chấn không thôi, từ đó thay đổi hoàn toàn, chăm chỉ chịu khó đọc sách, cuối cùng trở thành một người có thành tựu.
Cho nên “Kiến nhân thiện, tức tư tề; tung khứ viễn, dĩ tiệm tê.” (Thấy người tốt, muốn vươn bằng; dù cách xa, dần tiến tới.) Là rất có đạo lý.
Nguồn: ChanhKien Epoch Times
Xem tiếp: Đệ Tử Quy (21) – Lữ Mông, kẻ sĩ ba ngày không gặp đã phải nhìn nhận khác
- Xem thêm:
- Đệ Tử Quy (32) – Cuộc đối thoại giữa chim ngói và cú mèo
- Đệ Tử Quy (31) – Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!