Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp
Đệ Tử Quy (14) – Tư Mã Quang dạy con
Nguyên văn:
衣貴(1)潔(2),不貴華(3);上(4)循分(5),下(6)稱家(7)。
對飲食 ,勿揀擇(8);適(9)可止,勿過則(10)。
年方少(11),勿飲酒;飲酒醉,最為醜(12)。
Bính âm:
衣(yī) 貴(guì) 潔(jié), 不(bú) 貴(guì) 華(huá);
上(shàng) 循(xún) 分(fèn), 下(xià) 稱(chèng) 家(jiā)。
對(duì) 飲(yǐn) 食(shí) , 勿(wù) 揀(jiǎn) 擇(zé);
適(shì) 可(kě) 止(zhǐ), 勿(wù) 過(guò) 則(zé)。
年(nián) 方(fāng) 少(shào), 勿(wù) 飲(yǐn) 酒(jiǔ);
飲(yǐn) 酒(jiǔ) 醉(zuì), 最(zuì) 為(wéi) 醜(chǒu)。
Chú âm:
衣(ㄧ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) 潔(ㄐㄧㄝˊ), 不(ㄅㄨˊ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) 華(ㄏㄨㄚˊ);
上(ㄕㄤˋ) 循(ㄒㄩㄣˊ) 分(ㄈㄣ), 下(ㄒㄧㄚˋ) 稱(ㄔㄥ) 家(ㄐㄧㄚ)。
對(ㄉㄨㄟˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 食(ㄕˊ), 勿(ㄨˋ) 揀(ㄐㄧㄢˇ) 擇(ㄗㄜˊ);
適(ㄕˊ) 可(ㄎㄜˇ) 止(ㄓˇ), 勿(ㄨˋ) 過(ㄍㄨㄛˋ) 則(ㄗㄜˊ)。
年(ㄋㄧㄢˊ) 方(ㄈㄤ) 少(ㄕㄠˋ), 勿(ㄨˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 酒(ㄐㄧㄡˇ);
飲(ㄧㄣˇ) 酒(ㄐㄧㄡˇ) 醉(ㄗㄨㄟˋ), 最(ㄗㄨㄟˋ) 為(ㄨㄟˊ) 醜(ㄔㄡˇ)。
Âm Hán Việt:
Y quý khiết, bất quý hoa; thượng tuần phân, hạ xứng gia.
Đối ẩm thực, vật giản trạch; thích khả chỉ, vật quá tắc.
Niên phương thiếu, vật ẩm tửu; ẩm tửu túy, tối vi xú.
Lời dịch:
Áo trọng sạch, không trọng sang; trước theo phận, sau hợp nhà.
Với ăn uống, chớ kén chọn; vừa no dừng, chớ quá mức.
Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu; uống rượu say, rất là xấu.
Từ vựng:
(1) quý (貴): chú trọng, coi trọng.
(2) khiết (潔): thuần khiết, sạch, sạch sẽ.
(3) hoa (華): xa hoa, chưng diện tạo vẻ ngoài cho sang.
(4) thượng (上): trên, trước, phần đầu.
(5) tuần phân (循分): tuân theo bổn phận của mình. Tuần: tuân thủ, y theo. Phân: bổn phận.
(6) hạ (下): sau.
(7) xưng gia (稱家): tương xứng với điều kiện địa vị của gia đình. Xưng: xứng, tương xứng, hợp. Gia: gia cảnh, hoàn cảnh gia đình.
(8) giản trạch (揀擇): kén chọn, lựa chọn. Giản: lựa chọn, bới móc. Trạch: lựa chọn, bới móc, phân biệt.
(9) thích (適): thích hợp, tương hợp, thích đáng, vừa.
(10) quá tắc (過則): vượt qua tiêu chuẩn, quá lượng, quá mức, quá độ. Quá: vượt qua. Tắc: chuẩn tắc.
(11) niên phương thiếu (年方少): tuổi nhỏ, tuổi trẻ.
(12) xú (醜): xấu, xấu xí, xấu xa.
Lời giải thích:
Mặc quần áo cần chú trọng chỉnh tề sạch sẽ, không phải coi trọng sang quý đắt tiền, lộng lẫy; ăn mặc trước tiên cần phải cân nhắc đến thân phận của mình và nơi chốn mình đến tham dự, rồi sau đó càng phải cân nhắc sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của gia đình mình.
Thường ngày ăn uống phải chú ý dinh dưỡng cân đối, không được kén chọn; ba bữa cơm nên vừa no thì dừng, không được ăn uống quá mức.
Người trẻ tuổi không được uống rượu, bởi vì uống say sẽ ăn nói xằng bậy, trăm thứ xấu nảy sinh.
Câu chuyện tham khảo:
Tư Mã Quang dạy con
Tư Mã Quang (1019 – 1086) tự là Quân Thực, người ta gọi là Tốc Thủy tiên sinh, là người Thiểm Châu thời Bắc Tống (nay là huyện Tây Hạ tỉnh Kim Sơn), là một nhà lịch sử nổi tiếng thời Bắc Tống. Trong đời của Tư Mã Quang lưu truyền rất nhiều câu chuyện cảm động. Ông là một vị quan thanh liêm, khiêm cung chính trực, không thích phẩm cách xa hoa, luôn là điều mà mọi người lưu truyền ca ngợi. Ngay cả Vương An Thạch là đối thủ chính trị cũng khâm phục phẩm đức của ông, nguyện ý cùng với ông làm láng giềng.
Tư Mã Quang trong làm việc và sinh hoạt đều vô cùng chú ý giáo dục con cái phải đề phòng xa xỉ, tiết kiệm chi tiêu. Lúc ấy, vì để hoàn thành bộ lịch sử khổng lồ “Tư Trị Thông Giám”, ông chẳng những tìm đến Phạm Tổ Vũ, Lưu Thứ, Lưu Ban giúp sức mà còn nhờ con trai Tư Mã Khang tham gia công việc này. Khi ông nhìn thấy con đọc sách lại dùng móng tay lật trang sách thì rất tức giận. Do đó, nghiêm túc truyền dạy cho con phương pháp và kinh nghiệm bảo vệ sách vở: Trước khi đọc sách, phải lau khô sạch sẽ bàn đọc sách, lót khăn trải bàn; lúc đọc sách phải ngồi ngay ngắn nghiêm chỉnh; lúc lật trang sách, phải dùng mặt bên ngón cái tay phải đem cạnh trang sách nâng lên, lại dùng ngón trỏ nhẹ nhàng chặn lấy một tờ. Ông khuyên dạy con rằng: Người làm ăn phải tích trữ thêm một chút tiền vốn, người đọc sách thì cũng phải bảo vệ sách vở cho thật tốt.
Tại phương diện sinh hoạt, Tư Mã Quang tiết kiệm chất phác, “Cả đời chỉ cần áo che được lạnh, bụng được ăn no”, nhưng lại “Không dám mặc đồ dơ tệ, tầm thường làm xúc phạm đến thanh danh”. Ông thường giáo dục con rằng: “Thực phong nhi sinh xa, khoát thịnh nhi sinh xỉ” (Ăn uống sung túc thì sinh ra xa xỉ, mạnh mẽ lâu dần thì sinh hoang phí). Ông phản đối mãnh liệt phong tục bại hoại trong xã hội đương thời, Ví dụ như: Làm việc phô trương, khoe khoang giàu có, người hầu tôi tớ mặc quần áo cùng với nhân sĩ không sai biệt lắm, nông phu ra đồng cũng mang giày lụa. Tư Mã Quang cực lực đề xướng tiết kiệm giản dị, câu nói nổi tiếng nhất của ông còn lưu truyền đến ngày nay chính là “Do kiệm nhập xa dịch, do xa nhập kiệm nan.” (Từ kiệm thành sang dễ, từ sang thành kiệm khó.) Ý tứ của câu nói này là, từ sinh hoạt tiết kiệm biến thành xa xỉ rất dễ dàng, muốn từ sinh hoạt xa xỉ hạ xuống tiết kiệm sẽ rất khó.
Dưới sự giáo dục của Tư Mã Quang, Tư Mã Khang con trai ông từ nhỏ đã hiểu được tầm quan trọng của tiết kiệm, cũng lấy tiết kiệm để tự khắc chế mình. Ông cũng từng đảm nhiệm qua các chức quan: giáo thư lang, trứ tác lang kiêm nhiệm thị giảng, cũng dùng hiểu biết sâu rộng của mình để làm người liêm khiết và sống tiết kiệm giản dị mà được hậu thế ca ngợi.
Nguồn: ChanhKien Epoch Times
Xem tiếp: Đệ Tử Quy (15) – Trưởng Tôn Kiệm trọng mình trọng người lưu truyền đạo đức thanh liêm
- Xem thêm:
- Đệ Tử Quy (32) – Cuộc đối thoại giữa chim ngói và cú mèo
- Đệ Tử Quy (31) – Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!