Chuyên mục: Văn hóa truyền thống
– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.
– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả ba câu chuyện có nội dung “Tích đức hành thiện, nhận được phúc báo“
Video: Tích đức hành thiện, nhận được phúc báo
Câu chuyện 1: Tổ tiên tích âm đức, con cháu hưởng phúc lớn
Có một người từng làm Thiếu sư (chức quan), họ Dương tên Vinh, là người vùng Kiến Ninh, tỉnh Phúc Kiến. Nhà ông nhiều đời sống bằng nghề đưa đò.
Một lần, trời đổ mưa rất lâu, nước lũ dâng cao, thế nước cuồn cuộn tràn xuống, các nhà dân đều bị lũ cuốn trôi, nhiều người bị chết đuối theo dòng nước lũ mà trôi dạt xuống hạ lưu. Những người lái đò khác đều đi vớt của cải trôi nổi trên mặt nước, riêng ông cố và ông nội của Thiếu sư một lòng đi cứu vớt nạn nhân bị nước cuốn tới, còn tài vật thì không hề động đến một món, dân làng đều cười thầm họ là đồ ngốc.
Đến khi cha của Thiếu sư chào đời, gia đình cũng dần dần sung túc hẳn lên. Có một vị Thần tiên hóa thành một vị Đạo sĩ đến nói với cha của Thiếu sư rằng: “Ông nội và cha của cậu đều đã tích được rất nhiều âm đức, hết thảy con cháu đều sẽ được làm quan lớn, phát đại tài. Cậu nên an táng cha của cậu tại nơi đó nơi đó.” Cha của Thiếu sư nghe xong, liền theo lời chỉ dẫn của vị Đạo sĩ mà chôn cất ông nội và cha ở tại vị trí ấy. Ngôi mộ này chính là mộ Bách Thố mà ngày nay mọi người đều biết đến.
Về sau Thiếu sư chào đời, 20 tuổi thi đỗ tiến sĩ, rồi liên tục làm quan, làm đến chức Tam công, Hoàng đế còn truy phong chức quan tương tự cho ông cố, ông nội và cha của Thiếu sư. Hơn nữa, con cháu đời sau của Thiếu sư đều vô cùng hưng vượng, mãi đến tận bây giờ vẫn còn có rất nhiều người hiền tài.
Trong “Kinh Dịch” giảng: Những nhà tích thiện, ắt có phúc đến; những nhà không tích thiện, ắt có họa đến. Tổ tiên chỉ cần tích đại đức, đời sau con cháu nhất định sẽ hưng vượng, giàu sang. Tổ tiên làm chuyện đại ác, chắc chắn sẽ mang họa cho con cháu. Thiên lý thiện ác hữu báo này đã ước chế con người từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, do sự đầu độc của thuyết vô Thần và triết học đấu tranh của Trung Cộng, con người ngày nay dám làm trái với lương tri, hùa theo tà đảng Trung Cộng mà bức hại đệ tử Đại Pháp, đây chính là tội ác tày trời bức hại Thần Phật. Với những ai đã tham dự vào cuộc bức hại, giờ đây khi chân tướng Pháp Luân Công hiển lộ trước mặt mà vẫn chưa minh bạch ra, còn không tích cực lập công chuộc tội, đợi đến khi báo ứng giáng xuống đầu, lúc đó có hối hận thì cũng đã muộn rồi! Không chỉ gây họa cho mình, mà còn mang họa đến cho tổ tiên và con cháu đời sau. Trái lại những ai đã hiểu rõ chân tướng Pháp Luân Công, thiện đãi đệ tử Đại Pháp, tham gia làn sóng “tam thoái”, truyền rộng chân tướng Pháp Luân Công, thì đó thật sự là việc làm đại thiện. Họ đã tích được đại đức cho con cháu, nhất định sẽ nhận được phúc báo cho chính bản thân mình cũng như cho con cháu đời sau.
Nguồn: Chánh Kiến
Câu chuyện 2: Một việc đức có thể tiêu trăm điều họa
Trong cuốn “Thái Bình Quảng Ký” thời nhà Tống có ghi chép một câu chuyện về Lưu Hoằng Kính nhờ tích đại âm đức mà đắc phúc báo: Lưu Hoằng Kính là người Bành Thành thời nhà Đường, tự là Nguyên Phổ. Gia đình ông sống nhiều thế hệ ở khu vực sông Hoài, Phì Thủy, tài sản hàng trăm vạn lạng. Ông thường tu âm đức mà không khoe khoang, cho nên mọi người đều không hay biết về những việc làm tốt của ông. Mặc dù ông giàu có nhưng không làm người khác buồn phiền hay oán hận, thường hay dùng tiền để giúp đỡ người khác, bố thí cho người khác mà chưa bao giờ mong được hồi đáp.
Những năm đầu Trường Khánh thời Đường Mục Tông, có một thuật sĩ giỏi xem tướng trên đường đến Thọ Xuân trông thấy Lưu Nguyên Phổ, ông nói: “Xin quân tử hãy dừng chân, tôi có lời muốn nói”. Lưu Nguyên Phổ liền mời ông vào quán xá và hỏi chuyện.
Người này nói: “Ngài có rất nhiều của cải nhưng chỉ 2, 3 năm nữa thôi đại nạn sẽ đến, làm thế nào đây?” Lưu Nguyên Phổ rơi lệ nói: “Tuổi thọ của con người là thiên mệnh, tiên sinh có thể giúp gì được cho tôi?” Thuật sĩ nói: “Tướng mạo không bằng phẩm đức, phẩm đức không bằng độ lượng. Mặc dù thọ mệnh của ngài không cao nhưng đức lại dày, ngài cũng là người rất độ lượng, phóng khoáng. Tôi sẽ nói cho ngài biết những việc về sau, trong vòng hai năm tới ngài phải nỗ lực tu mỹ đức, hy vọng có thể kéo dài thọ mệnh. Một việc đức có thể tiêu trăm điều họa, còn được hưởng chức tước, bổng lộc, huống hồ là trường thọ. Cứ nỗ lực như vậy, ba năm nữa tôi sẽ lại đến gặp ngài”. Nói rồi bèn cáo từ, Lưu Nguyên Phổ rơi lệ tiễn biệt.
Từ đó ông bắt đầu chuẩn bị hậu sự. Ông có một cô con gái sắp kết hôn đến Dương Châu muốn xin mấy cô hầu gái đi cùng, ông dùng 80 vạn quan tiền mua bốn cô hầu gái, trong đó một cô tên là Phương Lan Tôn rất xinh đẹp và có phong thái đoan trang, không giống như người sinh ra trong gia đình nghèo khó. Lưu Nguyên Phổ hỏi han sự tình, cô trầm ngâm rất lâu rồi mới trả lời: “Tiện nữ mang tử tội, vốn không dám nhắc đến nữa. Chủ nhân đã hỏi kỹ thì mới dám tiết lộ. Gia đình tôi đời đời là danh tộc, quê ở Hà Lạc. Tiên phụ làm quan ở Hoài Tây, không may gặp giặc Ngô phản loạn hung bạo. Vì thấy họ của ông giống với họ của cường đạo, nên triều đình nghi ngờ là người thân của bọn phản tặc, do vậy cha tôi bị triều đình giết, cả gia đình bị tịch thu tài sản. Từ đó tôi rơi vào cảnh hèn mạt, không có nơi nào để kêu oan. Sau khi giặc Ngô bị dẹp, toàn bộ những người thân khác trong gia đình tôi bị quan quân bắt làm tù binh, cũng không biết lưu lạc ở đâu. Bản thân tiện nữ đã bị đổi hai chủ, giờ mới vào đây”.
Lưu Nguyên Phổ cảm thán hồi lâu rồi nói: “Giày dẫu có mới cũng không thể đội lên đầu, mũ dẫu có cũ cũng không thể dẫm dưới chân. Dù gia đình cô chết oan, nhưng cô vẫn là con nhà quan lại, mà nỗi oan của cô ai nghe cũng phải phẫn nộ, huống hồ ta là bậc nam tử. Hôm nay nếu ta không thể rửa được oan cho cô thì sẽ bị Thần trừng phạt”. Ông bèn hỏi người nhà cô, được biết ông ngoại cô họ Lưu, bèn đem đốt văn tự bán mình của cô, nhận cô làm cháu ngoại. Dùng 50 vạn quan tiền gả con gái mình, sau đó tìm mối tốt gả Phương Lan Tôn.
Một ngày mùa xuân tháng ba năm Tân Mão năm thứ hai Trường Khánh, Phương Lan Tôn đã xuất giá, Lưu Nguyên Phổ nằm mơ thấy một người mặc áo màu xanh, tay cầm thẻ ngà, hướng xuống trần mà bái lạy, Lưu Nguyên Phổ lại gần, ông ấy đột nhiên rơi nước mắt nói: “Tôi chính là phụ thân của Phương Lan Tôn, ân đức của ngài, tôi nhất định sẽ báo đáp! Tôi nghe nói âm đức có thể cảm động đến trời xanh. Đến nay thọ mệnh của ngài đã hết, tôi vừa báo cáo lên Thiên đế để cầu xin cho ngài”. Nói rồi đi mất. Ba ngày sau, Lưu Nguyên Phổ lại nằm mơ thấy phụ thân của Phương Lan Tôn đứng trước tiền đình, mặc áo bào màu tím, thị vệ đứng uy nghiêm xung quanh, ông cảm tạ Lưu Nguyên Phổ, nói: “Kẻ bất tài như tôi may mắn được thỉnh Thiên đế, Thiên đế đã đồng ý kéo dài thọ mệnh cho ngài thêm 25 năm nữa, phúc hưởng ba đời, con cháu không gặp tai ương. Những người đã tàn sát gia đình tôi đều bị xét xử, hiện giờ tai họa khắp thân. Người đã chết thì con cháu phải chịu họa. Thiên đế còn thương xót cho oan tình của tôi, cho khôi phục chức vụ, cai quản vùng sông núi Hoài Hải”. Rồi ông nghẹn ngào bái biệt.
Trời sáng, Lưu Nguyên Phổ vẫn nhớ rõ cảnh tượng giấc mơ những vẫn không tin. Ba năm sau, vị thuật sĩ xem tướng quả nhiên lại đến, vừa gặp đã chúc mừng Lưu Nguyên Phổ: “Thọ mệnh của ngài đã được kéo dài rồi. Để tôi xem khoảng cách giữa lông mày và tóc của ngài nào”.
Lưu Nguyên Phổ bỏ mũ lộ ra vầng trán, thuật sĩ nói: “Ôi, đây đúng là bằng chứng nhờ âm đức mà cảm động đến Thiên đế. Từ nay về sau 25 năm nữa, phúc hưởng ba đời”. Lúc này, Lưu Nguyên Phổ mới kể cho ông ấy nghe chuyện về phụ thân của Phương Lan Tôn. Thuật sĩ nói: “Hàn Quyết nước Tấn thời Xuân thu âm thầm bảo vệ Triệu Thị, Tư Mã Thiên cho rằng mười đời nhà Triệu Thị đều làm đến vương hầu, chính vì có âm đức. Huống hồ gia đình Phương Lan Tôn đã không có người nối dõi, bản thân Phương Lan Tôn chỉ là nô tì. Vậy mà ngài không những không tiếc tiền tài lại không bị mê mẩn bởi nhan sắc xinh đẹp của cô ấy, ngài đã thương cảm giúp đỡ cho cô gái mồ côi, đây đều là âm đức dày của ngài”.
Lưu Hoằng Kính nhờ tích được âm đức lớn nên không chỉ thay đổi được thọ mệnh của mình, mà con cháu ba đời còn được hưởng phúc, không phải chịu tai họa, ở nhân gian mà nhìn thì đây chẳng phải là việc đại hảo sự có cầu cũng không được hay sao? Ông trời sẽ không vô tình làm rơi nhân bánh, phúc phận đều là nhờ tích đức hành thiện mà có được.
Đây không chỉ là đạo lý chân chính trong văn hóa truyền thống, trong xã hội tràn ngập văn hóa đảng ngày nay nó vẫn là đạo lý chân chính. Có đức thì có phúc phận, vô đức thì chẳng được gì, các loại thiên tai nhân họa đều không tránh khỏi. Có thể có người không tin, ở Trung Quốc đại lục ngày nay, muốn làm quan mà không chạy chọt thì sẽ không được cất nhắc làm quan, muốn phát tài mà dựa vào làm ăn chính đáng, không câu kết với quan chức, không đi cửa sau thì e rằng làm ăn còn không nổi, thậm chí còn khó giữ được tính mạng.
Kỳ thực không phải như vậy, đây chỉ là những hiện thực giả tạo do văn hóa đảng tạo ra, khiến con người hình thành những quan niệm sai lầm, thậm chí trở nên tàn ác, nó che mất thiên lý thiện ác hữu báo, dẫn dắt con người theo con đường sai lầm.
Ngày 22 tháng 9 năm 2018, trên trang web Minh Huệ đăng bài viết về một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục với tiêu đề “Từ chối vào đảng thăng quan, kết quả ba lần thăng chức”, bài viết giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về quan niệm sai lầm này, nguyên văn bài viết có đoạn:
Tôi (tác giả) đã chứng kiến A trưởng thành. Từ nhỏ anh ấy đã theo mẹ tiếp xúc với Pháp Luân Công. Sau khi vào đại học, mặc dù ở xa gia đình, nhưng những hạt giống Chân, Thiện, Nhẫn đã bén rễ sâu trong tâm anh ấy.
Sau khi tốt nghiệp đại học, A xoay xở mấy năm để vào làm việc trong một cơ quan bộ ngành nhạy cảm của chính phủ, phụ trách công việc kỹ thuật. Những người vào được bộ ngành này ai cũng muốn “thăng tiến”, họ đều phấn đấu vào đảng. Vì A đã hiểu được bản chất tà ác của ĐCSTQ nên anh kiên quyết không vào đảng. Lãnh đạo nhiều lần nói chuyện với A, gợi ý rằng nếu muốn thăng tiến thì anh phải vào đảng, anh đều từ chối. Anh biết rất rõ kết cục trời sẽ diệt ĐCSTQ. Ngoài việc làm tốt công việc kỹ thuật ra, mọi việc anh đều để tùy kỳ tự nhiên.
Hơn bốn năm trước, không ngờ A được đề bạt làm phó khoa. Cấp trên tiếp tục nhắc anh vào đảng, anh đều không động tâm.
Hai năm trước, A được thăng chức làm trưởng khoa. Trong thời gian làm trưởng khoa, anh bắt đầu tiếp xúc với người dân, những người dân đến làm việc với anh đều cảm ơn sự giúp đỡ của anh, cục trưởng đánh giá cao năng lực xử lý vấn đề của anh.
Nửa năm trước, trong đơn vị cần đề bạt người không phải đảng viên làm phó cục trưởng, A trở thành người duy nhất đủ tư cách được chọn, anh đã thăng chức thuận lợi.
Hai tháng trước, thành phố lại muốn đề bạt A, cục trưởng muốn anh đăng ký, anh từ chối nói: “Tôi biết năng lực của mình, tôi cũng không có hứng thú với việc này”.
Các đảng viên đấu đá nhau vào đảng để được thăng chức, còn A từ chối vào đảng, nhưng chỉ trong chưa đầy năm năm lại liên tiếp được thăng ba cấp, được phúc báo, anh đã lựa chọn một tương lai tốt đẹp cho mình.
Người nào minh bạch chân tướng, tin vào Thần Phật, từ chối tà đảng, sẽ được Thần Phật giúp đỡ, những người bị văn hóa đảng mê hoặc, không tin vào Thần Phật thì làm sao có thể được Thần Phật giúp đỡ?
Một việc đức thực sự có thể tiêu trăm điều họa, người đã hiểu chân tướng, tuân theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn mà tu tâm hướng thiện, vận mệnh chắc chắn sẽ thay đổi, sẽ đắc phúc báo lớn. ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, nó không dạy con người tích đức mà tạo nghiệp lớn kinh động vũ trụ, từ đó hủy hoại tương lai của bản thân và gia đình.
Trên trang web Minh Huệ ngày 7 tháng 9 năm 2018 có đăng câu chuyện về một nhóm cảnh sát ở trại giam Tam Điều Giai, huyện Liên Hợp Tây, thuộc đội an ninh nội địa Khoan Thành thành phố Trường Xuân đã bắt giam phi pháp anh Mục Quân Khuê một học viên Pháp Luân Công, lại còn lục soát phi pháp nhà riêng, nhà kho để lấy đi những đồ đạc cá nhân của anh. Anh bị giam trong trại giam thứ nhất thành phố Trường Xuân. Trong thời gian bị giam giữ, đội trưởng Hà Vĩ đã dùng gậy đánh đập dã man vào đầu và má trái của anh. Khi kiểm tra sức khỏe, anh lại bị cảnh sát Dương Quang đánh đập, tay bị còng chặt đến mức sưng lên.
Năm 2001, Mục Quân Khuê từng bị bức hại tại trại lao động Đoàn Hà. Do không chịu “chuyển hóa” (từ bỏ tín ngưỡng), anh bị giam cách ly, chân bị mưng mủ và thối rữa gần một năm, cả mùa đông phải đi dép lê. Trong thời gian đó, anh bị ép phải cạo đầu trọc, bị nhốt riêng trong một phòng nhỏ, ép ngồi trên ghế nhỏ, chỉ mấy ngày sau, mông đã phồng rộp và thối rữa.
Một lần, cảnh sát trói anh trên giường, nhét vải vào mồm (để ngăn không cho cắn lưỡi chết), sau đó dùng dùi cui điện điện áp 15 vạn vôn xốc điện vào chân, gót chân, ngực, lưng, trán, gáy của anh. Lúc đó, cả căn phòng đầy mùi khét lẹt. Mục Quân Khuê dốc toàn sức lực, cắn chặt răng chịu đựng nỗi đau thấu xương, đầu anh từ trong ra ngoài đau đớn như vỡ ra, mồ hôi ướt đẫm quần áo. Do cắn răng mạnh quá khiến anh nửa tháng không thể nhai được, mới hơn 30 tuổi mà toàn bộ răng của anh đã bị lung lay.
Những cực hình mà Mục Quân Khuê phải chịu đựng chỉ là một phần nhỏ trong số hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bức hại, còn vô số học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng. Tội ác bức hại Thần Phật, bức hại người tu luyện này, con người thực sự không trả nổi, ĐCSTQ chính là lợi dụng phương thức này để hủy hoại nhân loại.
Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng chính là muốn thức tỉnh thiện niệm và lương tri của con người, để họ không mù quáng bị giả, ác, đấu của ĐCSTQ dắt mũi, tự tạo tội nghiệp mà không biết, mà làm người tốt theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn, làm người tốt ở cảnh giới cao hơn, sinh mệnh được phúc báo và có tương lai tốt đẹp.
Nguồn: Chánh Kiến
Câu chuyện 3: “Thanh bạch như nước” và “phương thuốc ngàn vàng – Đức”
Đây là hai câu chuyện văn hóa truyền thống từ hai khía cạnh khác nhau, được hoàng đế đích thân khắc và đề chữ, đó là một vinh dự lớn, không thể mua được bằng tiền. Điều gì có thể khiến con người cảm động, có thể khiến thế nhân đồng cảm, có thể để lại tiếng thơm muôn đời? Đó chính là “đức” của con người.
Câu chuyện “Thanh bạch như nước”
Vào thời Ung Chính nhà Thanh, ở huyện Bình Dao, tỉnh Sơn Tây có một thư sinh tên là Trương Cúc Nhân, sau khi trúng cử, ông được hoàng đế bổ nhiệm làm tri huyện Huy Châu, Hà Nam. Trong nhiệm kỳ của mình, ông làm quan ngay thẳng và liêm khiết, ông đã dùng tất cả bổng lộc của mình chu cấp cho người nghèo và học trò. Vợ con ông làm ruộng ở Sơn Tây, một năm hai vụ thu hoạch lúa đều phải nhờ lái buôn gửi lúa mì đến Huy Châu cho ông, vì vậy Trương Cúc Nhân không ăn lương thực của Huy Châu và chỉ uống vài ngụm nước của Huy Châu, nên người ta gọi ông là Trương Bạch Thủy.
Năm thứ 8 Ung Chính, Trương Cúc Nhân hết nhiệm kỳ, triều đình thăng chức cho ông lên tri phủ Quảng Tây. Được thăng chức là việc tốt, nhưng Trương Cúc Nhân tuổi tác đã cao, lại có lòng nhớ nhà nên không đi nhậm chức. Lúc này, Trương Cúc Nhân hai bàn tay trắng, thậm chí không có tiền để về nhà. Một số thương nhân giàu có trong huyện nghe tin đã họp lại cùng nhau quyên 300 lượng bạc, cung kính đưa đến tặng ông. Trương Cúc Nhân liên tục gạt đi và nói: “Ta lẽ nào lại có thể tham tiền của dân được!” rồi một mực từ chối. Một thương nhân giàu có nổi nóng mang túi bạc đến một cái giếng và nói với Trương Cúc Nhân: “Nếu lão gia từ chối lần nữa, tôi sẽ ném tất cả bạc xuống giếng!” Chẳng còn cách nào, Trương Cúc Nhân đành phải chấp nhận. Nhưng mấy ngày sau, Trương Cúc Nhân đã trao tặng 300 lượng này bạc cho những nho sinh nổi tiếng trong huyện, giúp họ xây dựng một thư viện, gọi là “Bạch Tuyền thư viện”, làm tròn ước mơ một đời của một nhà nho.
Để có đủ lộ phí về quê, Trương Cúc Nhân đã đến làm công ngắn hạn trong một xưởng ép dầu ở phía đông huyện, sau hơn hai tháng, cuối cùng ông cũng kiếm đủ lộ phí để về nhà. Một buổi sáng, Trương Cúc Nhân dậy sớm một mình rời khỏi huyện Huy Châu, kết quả là, khi ông nhẹ nhàng mở cửa chính thì thấy có hàng dài người đang ngồi bên đường phố chờ để tiễn ông. Trương Cúc Nhân cảm động mắt ngấn lệ, bước xuống bậc thềm, khấu tay với mọi người bày tỏ lòng cảm ơn. Đồng thời ông thấy trên đường phố bày đầy các bàn tiệc, nhìn ngút tầm mắt. Trương Cúc Nhân hỏi: “Hàng người này dài bao nhiêu?” Một cụ già trả lời: “Dài năm dặm từ Đông thành đến miếu Ngũ Long”. Ông lại hỏi tiếp: “Bữa tiệc này có bao nhiêu bàn?” Cụ già trả lời: “Hàng người dài bao nhiêu, bàn tiệc dài bấy nhiêu”. Trương Cúc Nhân lập tức bực mình, ném cây gậy gỗ đào trên tay xuống đất nói: “Vậy là đã hủy một đời thanh bạch của ta!” ông quay lại bước vào nhà.
Rất lâu không thấy Trương đại nhân đi ra, các cụ già bàn bạc với huyện lệnh dẫn đầu đẩy cổng bước vào, thì thấy Trương Cúc Nhân đã treo mình tự vẫn dưới cây bồ kết. Mọi người ngồi phịch xuống đất rồi quỳ xuống khóc nức nở. Vốn là muốn bày tỏ sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với Trương đại nhân, nhưng nào ngờ không những đã làm hủy hoại thanh danh một đời của Trương đại nhân mà còn hại chết Trương đại nhân.
Ngày linh cữu của Trương Cúc Nhân được đưa về Sơn Tây, suốt mười dặm đường không chỗ nào trống người, tất cả mọi người đều mặc đồ trắng, người đến lễ tế Trương Cúc Nhân mỗi người một ly rượu thì đủ đổ đầy nước một trăm con suối. Người dân Huy Châu đau buồn thương tiếc Trương Cúc Nhân đến nỗi nhiều người khóc sưng đỏ hai mắt, khách qua đường thấy thế cho rằng người Huy Châu bị bệnh đau mắt đỏ, tin này lan truyền đến triều đình, Hoàng đế phái ngự y đến để chữa bệnh cho họ, mới biết sự thật. Cả triều đình và dân chúng đều chấn động, Hoàng thượng đã đích thân ban tặng một tấm ngự bia, trên đó viết bốn chữ lớn: Thanh bạch như nước.
Phương thuốc ngàn vàng – Câu chuyện về đức
Vào thời cổ đại, có một đầu bếp trong cung sau khi cáo lão hồi hương, ông đã xây một khu nhà lớn ở quê hương, ông còn mở một quán rượu ở cổng khu nhà, ban đầu vốn là để vui vẻ tuổi già, kể chuyện cũ để tiêu khiển, kết quả là người qua lại vô cùng tấp nập.
Về sau, vùng huyện phủ nơi thị trấn nhỏ này xảy ra một trận ôn dịch lớn. Nơi đây chỉ cách kinh thành có mấy trăm dặm, triều đình đã đặc phái ngự y đến để chữa trị, nhưng một thời gian lâu sau vẫn không tìm ra căn nguyên của bệnh và cho dù thử bao nhiêu thuốc đều không có hiệu quả. Trước tình hình dịch bệnh lan tràn khiến người dân lần lượt qua đời, mọi người đều kinh hoàng bạt vía, vô cùng lo sợ. Nhìn thấy cảnh này, người đầu bếp vội đóng cửa quán rượu, cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, cả ngày trốn trong nhà. Mặc dù ông đã phong tỏa kín ngôi nhà, nhưng bệnh dịch vẫn xuyên qua tường đồng vách sắt mà lây sang ông, sức khoẻ ông bắt đầu suy yếu, thường hay run rẩy, hoa mắt chóng mặt, nôn ra máu.
Một ngày nọ, người đầu bếp cảm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, đứng trên lầu cao nhìn những ngôi nhà dân gần xa, khắp trong ngoài thành. Những phố chợ trước đây sầm uất náo nhiệt nay hoang vắng, lạnh lẽo. Những người vô gia cư thân mang trọng bệnh, vừa đi được mấy bước đã gục chết, thân thể cong queo nằm chết trên đường. Ông đầu bếp nhìn cảnh đó, nỗi buồn đột nhiên ập tới, thương xót muôn phần, ông thở dài nước mắt tuôn rơi: “Than ôi, công danh còn đâu?”
Nghĩ mình một đời làm đầu bếp cung đình, nổi danh khắp thiên hạ, nhưng cũng khó thoát khỏi dịch bệnh. Họa phúc trong chốc lát, nào ai có giữ được? Ông nghĩ: “Dù sao ta cũng là người sắp chết, vàng bạc, lương thực, quần áo đầy kho để làm gì? Chi bằng bố thí cho những gia đình nghèo khó bần hàn kia, để họ được bữa ăn no mặc ấm, cũng để không uổng một kiếp người, để những người không may mắc bệnh mà lìa đời còn mặt mũi mà đi gặp tổ tông. Hay là bố thí hết đi”.
Chính niệm hễ đến, nỗi sợ hãi và khiếp đảm trong ông hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, một luồng chính khí cuồn cuộn ngập tràn trong tâm, ông cảm thấy thân thể tràn trề sức sống. Ngay sau đó, ông quyết định mở cửa quán rượu, dặn dò những người làm hàng ngày hầm cháo nấu canh bố thí cho những người nghèo, cũng căn dặn người hầu mang quần áo trong kho đem cho những người quần áo rách rưới. Còn những thi thể lạnh lẽo không mảnh chiếu đắp thân, ông cũng cho người đem đi chôn cất cẩn thận. Rất nhiều gia đình giàu có thấy ông làm vậy cũng lần lượt làm theo. Họ nghĩ: “Dù sao cũng cùng chết, thì chết sao cho có giá trị, có ý nghĩa một chút”. Dần dần, nỗi sợ ôn dịch trong lòng mọi người cũng tan biến. Đường phố chợ ảm đạm cũng dần dần có sinh khí trở lại.
Sau đó, khắp đường lớn ngõ nhỏ tràn ngập tình người, đầy sự quan tâm, an ủi, cả thành phố đầy những lời nói nhẹ nhàng ôn tồn, không còn ẩu đả, kẻ cậy quyền cũng đã biến mất, và ngay cả kỹ nữ cũng trở nên tự trọng. Một tháng sau, người đầu bếp ngạc nhiên phát hiện, sức khoẻ của ông hồi phục từ khi nào, khí sắc cũng hồng hào như trước.
Một ngày nọ, trong giấc mơ người đầu bếp thấy một Đạo nhân cưỡi tiên hạc bay về phía ông, bay đến bên cạnh ông và cất bài thơ rằng: “Thiện đức lớn hoá thành phương thuốc ngàn vàng, cứu thế nhân nào cần chi thuốc thảo dược? Công huyền diệu ngoài trời xa luyện thành kim đan, cảm phục đức hạnh đến cứu giúp tai ương”.
Trong mơ, người đầu bếp chắp hai tay tiếp nhận tiên đan, rồi giật mình bừng tỉnh. Đột nhiên thấy trong tay thật sự có một hộp thuốc tiên, ông không kiềm chế được niềm hân hoan tột độ liền quay về hướng người đạo sĩ bay đến mà bái lạy. Ngày hôm sau, theo chỉ dẫn trong hộp đan, người đầu bếp đã bỏ một phần thuốc vào mấy cái nồi lớn nấu lên, rồi đem phân phát cho các bệnh nhân trong và ngoài vùng, hiệu quả thực sự thần kỳ, bệnh nhân hồi phục ngay lập tức. Người đầu bếp lại đích thân mang đan dược đến hoàng cung ở kinh thành nơi dịch bệnh hoành hành suốt mấy tháng, nhờ đức hạnh và thiện tâm của người đầu bếp, mọi việc đã được giải quyết triệt để. Sau khi nghe lai lịch của thuốc tiên, nhà vua đã tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ, ở một mình trong căn tĩnh thất, sám hối về những việc đã làm, sau đó tập trung tinh thần, với lòng thành kính và tôn trọng viết một bức đại tự có mấy chữ: “Thiên Kim Lương Phương—Đức” (Đức – Phương thuốc ngàn vàng).
Đức hạnh của Trương Cúc Nhân giống như bức đề chữ “Thanh bạch như thủy” của hoàng đế, đã làm cảm động người dân cả vùng, làm cảm động cả hoàng đế và các vương công quý tộc. Nghĩa cử cứu người cao đẹp của ông đầu bếp cáo lão về quê trong thời khắc nguy nan đã nhận được sự giúp đỡ của Thần Phật, đã cứu vớt được dân chúng cả vùng, ngay cả hoàng đế khi nghe được về nguồn gốc của thuốc tiên, đã tắm rửa thay quần áo, ở một mình trong căn phòng yên tĩnh, sám hối và suy ngẫm, sau đó tập trung tinh thần, với lòng thành kính và tôn trọng viết tặng dòng chữ: ” Đức – phương thuốc ngàn vàng”.
Hai câu chuyện này không phải ở cùng một triều đại, nhưng cả hai đều vì chữ “đức” mà được người đời sau coi trọng. Cho đến ngày nay, hai câu chuyện trên vẫn còn có tính định hướng đối với mọi người.
Văn hóa truyền thống coi trọng đức, văn hóa của Trung Cộng làm bại hoại đạo đức đề cao dục vọng; Văn hóa truyền thống nói rằng “tiền bạc giống như rác rưởi, nhân nghĩa đáng giá ngàn vàng”, văn hóa của Trung Cộng nói rằng “bao nhiêu tiền một cân lương tâm” và “đời người quá ngắn ngủi, phải nhanh chóng tận hưởng”, v.v. hoàn toàn trái ngược hẳn với văn hóa truyền thống. Do đó, các quan chức của Trung Cộng, những người được người xưa coi là quan phụ mẫu của dân đã tham ô, nhận hối lộ, bao nuôi tình nhân, không từ mọi thứ có thể để thăng tiến, thậm chí những việc bán tổ tiên cầu vinh và những việc phóng túng như tặng vợ con cho cấp trên đều đã xuất hiện; coi dân chúng như kẻ thù, lời nói dối nào cũng có thể tạo ra, những việc làm coi rẻ tính mạng người thế nào cũng dám làm.
Lần này, virus Trung Cộng có nguồn gốc từ Vũ Hán, mức độ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong của nó cao hơn nhiều so với dịch SARS năm 2003, thủ đoạn của ĐCSTQ vẫn là che giấu, lừa dối, vẫn là biện pháp đàn áp bức hại những người nói ra sự thật, cho đến hôm nay, người dân Trung Quốc vẫn đắm chìm trong u mê, người dân Vũ Hán vẫn còn trong tình trạng nước sôi lửa bỏng, nhưng Trung Cộng lại đang hát vang những lời ca ngợi. Bí thư thành ủy mới nhậm chức của thành phố Vũ Hán đã yêu cầu người dân Vũ Hán cảm ơn đảng và chính phủ Trung Quốc.
Văn hóa đảng Trung Cộng hại người hại mình, văn hóa truyền thống cứu người cứu mình, ai đang hại người, ai có thể cứu người, liếc qua là có thể biết ngay.
Vào đầu đời Tống, có một tôn sư của Đạo gia tên là Trần Đoàn, người đời sau tôn ông là “Trần Đoàn lão tổ”, trong cuốn sách Tâm tướng thiên” của ông có một câu rất đáng để suy nghĩ: “Chết do bệnh dịch không phải do vận số, mà là do chửi đất rủa trời”, Ý nghĩa là: sự hoành hành của dịch bệnh, con người chết do dịch bệnh, không phải vì vận số, cũng không nhất thiết trong mệnh có điều đó, mà vì con người bất kính với trời đất, kinh nhờn Thần Phật mà chiêu mời tai họa.
Trung Cộng làm những việc ngang ngược trái với đạo lý, nguyền rủa Trời Đất và Thần Phật, đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người, chiêu mời rất nhiều thiên tai nhân họa làm 80 triệu người Trung Quốc đã chết oan uổng. Từ tháng 7 năm 1999 đến nay, cuộc đàn áp mang tính diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công, xúc phạm người sáng lập Pháp Luân Công, bôi nhọ đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, đó mới là căn nguyên dẫn đến thảm họa dịch bệnh. Biện pháp duy nhất để giải cứu là “hồi tâm chuyển ý”, nhận rõ bản chất ma giáo và bộ mặt cũng như miệng lưỡi ma quỷ của Trung Cộng, thiện đãi các học viên Pháp Luân Công, thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”, tâm thành ý chính, trở về với truyền thống, sửa đổi tận gốc, quy về con đường truyền thống, nhất định sẽ có thể vượt qua thảm họa bệnh dịch do cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Trung Cộng gây ra!
Nguồn: Chánh Kiến
Bài viết liên quan: Chánh Kiến: Truy cầu của người giàu
- Xem thêm:
- Khám phá “Tây Du Ký” (13): Khảo nghiệm thiện tâm của bốn vị thánh tăng
- Khám phá «Tây Du Ký» (12): Hoàng Phong Lĩnh
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!