Chánh Kiến: Truy cầu của người giàu

Truy cầu của người giàu
Chánh Kiến: Truy cầu của người giàu

Chuyên mục: Nhân sinh cảm ngộ

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả bài viết nhân sinh cảm ngộ có nhan đề “Truy cầu của người giàu

Video: Truy cầu của người giàu

Truy cầu của người giàu | Nhân sinh cảm ngộ
Video: Truy cầu của người giàu (Nguồn: Chánh Kiến)

Bài viết Truy cầu của người giàu

Con người khi trở nên giàu có rồi thì nên làm gì? Đó là vấn đề mà người ta khi chưa có tiền lúc nào cũng nghĩ đến. Có người muốn hưởng thụ, có người muốn phát triển cơ nghiệp, có người muốn làm từ thiện, có người lại muốn nổi danh v.v.. Lúc này, trí huệ của cổ nhân Trung Quốc thật khiến chúng ta phải khâm phục, hàng ngàn năm trước người xưa đã nói con người sinh ra có ba loại cảnh giới, cao nhất là lập đức, thứ hai là lập ngôn, thứ ba là lập công.

Người giàu có được coi là đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên – lập công, có của cải dồi dào rồi thì không còn phải lo cơm áo gạo tiền nữa. Rất nhiều người đến đó thì dừng lại, có tiền rồi lại muốn có nhiều tiền hơn, họ không ngừng kiếm tiền, trở thành nô lệ của tiền bạc. Cho nên Chúa Giêsu nói: “Người giàu tiến vào Thiên Quốc khó như lạc đà chui qua lỗ kim”. Người giàu rất khó lên được thế giới Thần tiên. Nhiều người giàu sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên vẫn chưa hài lòng với bản thân, họ muốn làm những điều lớn lao hơn như lập ngôn, họ viết lại những kinh nghiệm thành công của mình làm thành sách để lưu truyền cho đời sau. Đến giai đoạn này, người ta đã không còn lấy việc kiếm tiền làm mục tiêu duy nhất nữa, họ kỳ vọng rằng những kinh nghiệm của mình sẽ trở thành động lực và nguồn cảm hứng cho nhiều người hơn, họ hy vọng rằng sẽ có nhiều người giàu lên nhờ những kinh nghiệm của họ. Tuy rằng trong đó cũng bao hàm cả tâm lý muốn nổi danh nhưng rốt cuộc cũng giúp được người khác, cũng coi như làm được một chút việc tốt. Người đến giai đoạn này đã tương đối ít, muốn tiến tới giai đoạn thứ ba lại càng vô cùng khó khăn.

Lập đức là một sự nghiệp lưu truyền muôn đời, tiền đề là người lập đức phải có đạo đức cao hơn nhiều so với người bình thường, đồng thời họ phải có chủ trương và kiến giải độc lập của riêng mình, lời giáo huấn của họ có thể lưu truyền muôn đời. Từ xưa đến nay loại người này không có mấy người. Đến giai đoạn này lại phân thành hai hình thức, một là Thánh nhân, Giác Giả, hội tụ trí huệ của đất trời, truyền lại cho các thế hệ sau, sáng lập các tôn giáo, môn phái để người đời sau kính ngưỡng; hai là có đóng góp to lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của nhân loại. Đến giai đoạn này đã không còn liên quan chút nào tới tiền bạc nữa, người ta chỉ thấy được thành tựu và trí huệ của họ.

Nhưng con người không phải sống bằng không khí, Thánh Nhân, Giác Giả cũng thế, để tồn tại trên thế gian họ phải duy trì cơ thể khỏe mạnh, duy trì tinh lực để truyền bá đạo đức. Lúc đó người giàu cũng đóng vai trò quan trọng, tương truyền có một vị trưởng lão sống độc thân vì để chuẩn bị nơi cho Thích Ca Mâu Ni tu hành và truyền Pháp, đã bỏ ra số tiền rất lớn mua khu vườn của thái tử làm khu tịnh xá. Đây là ví dụ điển hình về việc người giàu kính Pháp kính Phật.

Trong “Sử ký hóa thực liệt truyện” có ghi lại câu chuyện về một học trò của Khổng Tử tên là Tử Cống, ông từng theo học Khổng Tử, sau đó sang nước Vệ làm quan. Ông đã dùng phương thức kinh doanh mua rẻ bán đắt để buôn bán giữa nước Lỗ và nước Tào, trong số hơn 70 học trò giỏi của Khổng Tử, Đoan Mộc Tú (tức Tử Cống) là người giàu có nhất. Khổng Tử còn có một học trò khác nghèo đến nỗi không đủ ăn, sống chui lủi trong một hẻm nhỏ. Còn Tử Cống thì ngồi xe tứ mã dây cương hàm thiếc chỉnh tề, mang nhiều súc tơ lụa làm quà tặng cho các nước chư hầu. Bất kể nơi nào ông đến, nhà vua đều cử hành nghi lễ đón tiếp như chủ và khách, không phải nghi lễ vua tôi. Sở dĩ Khổng Tử nổi tiếng được trong thiên hạ là nhờ có Tử Cống đi theo phò tá. Chẳng phải là nhờ hình thế trợ giúp mà danh tiếng ngày càng vang xa sao? Dùng năng lực của mình để ca ngợi chân lý, truyền bá đức của thánh nhân, đó là điều người giàu nên làm.

Trong cuốn sách “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản” đề cập đến “tầng lớp địa chủ, thân sỹ ở nông thôn và tầng lớp thương nhân, phần tử trí thức, sỹ phu ở thành thị là những tinh anh văn hóa giúp truyền thừa nền văn hóa truyền thống 5000 năm của Trung Quốc”.

Trong lịch sử từ xưa đến nay ở Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới có rất nhiều ví dụ như vậy. Điển hình nhất và có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất là gia tộc Medici. Mặc dù Thần đang cấp cho nhân loại con đường quay trở về với nghệ thuật truyền thống, nhưng các nghệ sỹ – những bậc thầy về nghệ thuật vẫn cần phải duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường ở thế gian và làm vẻ vang cho những người bảo trợ của họ, như gia tộc Medici. Gia tộc Medici là một gia tộc nổi tiếng ở Florence (một thành phố của Ý) , có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở châu Âu từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17. Mặc dù gia tộc Medici không chủ đạo văn hóa nghệ thuật thời Phục hưng, nhưng nếu không có gia tộc Medici thì văn hóa nghệ thuật thời Phục hưng chắc chắn sẽ không có sự huy hoàng mà chúng ta thấy ngày nay.

Thành tựu quan trọng nhất của gia tộc Medici là về nghệ thuật và kiến trúc, những lĩnh vực này đóng vai trò thúc đẩy mạnh mẽ văn hóa nghệ thuật thời kỳ Phục hưng. Giovanni là nghệ sỹ đầu tiên trong số những người mà gia tộc này tài trợ. Họ đã hỗ trợ cho họa sĩ Masaccio và tài trợ xây lại nhà thờ San Lorenzo. Cosimo Medici đã hợp tác với những nghệ thuật gia nổi tiếng như Donatello và tu sỹ Filippo Libby. Họa sỹ nổi tiếng nhất của thời kỳ đó là Michelangelo cũng bắt đầu sự nghiệp của mình với sự giúp đỡ của nhiều thế hệ gia tộc Medici ở Lorezo. Ngoài phụ trách về nghệ thuật và kiến trúc, gia tộc Medici còn sưu tập rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, bộ sưu tập của họ lúc đó là những tác phẩm triển lãm chính của phòng trưng bày Uffizi ở Florence.

Về kiến trúc, gia tộc Medici đã để lại cho Florence rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng, bao gồm phòng trưng bày Uffizi, cung điện Pitti, vườn Boboli và biệt thự Belvedere. Ngoài những thành tựu về nghệ thuật và kiến trúc, gia tộc này cũng có những đóng góp xuất sắc cho khoa học, họ đã tài trợ cho những thiên tài khoa học như Leonardo da Vinci và Galileo.

Những thành tựu tuyệt vời này khiến gia tộc Medici được gọi là “vị cha già của văn hóa nghệ thuật phục hưng”.

Gia đình Medici đã sử dụng số tiền khổng lồ mang lại những đóng góp to lớn giúp nhân loại quay trở lại với những giá trị nghệ thuật truyền thống. Nếu hỏi tiền có sức chi phối ra sao thì đây chính là một lời giải thích rõ ràng nhất.

Trong kinh văn “Tinh tấn yếu chỉ” của Pháp Luân Đại Pháp có bài “Giàu mà có đức”, đây được coi là yêu cầu về đạo đức của người giàu:

Giàu mà vô đức sẽ nguy hại chúng sinh, giàu mà có đức là chỗ mọi người mong mỏi, vậy nên giàu là không thể không tuyên [dương] đức.

Qua những hành động của người xưa, chúng ta thấy rằng lập đức không chỉ đơn thuần là đề cao giá trị đạo đức, mà còn phải nỗ lực trở thành người sống có đạo đức để làm tấm gương cho thế hệ sau. Ca ngợi đức không chỉ là làm việc thiện mà là ca ngợi tinh thần cao thượng của người lập đức, để cho nhiều người biết và noi theo. Ngày nay có rất nhiều người giàu đang làm từ thiện, nhưng họ đều dùng tiền để giải quyết vấn đề khó khăn vật chất của con người, nhưng họ lại không giúp con người trở về với giá trị đạo đức tinh thần, hành động của họ chỉ giới hạn ở giai đoạn lập công, lập ngôn mà thôi.

Con người khi trở nên giàu có rồi nên truy cầu điều gì? Trong các thời kỳ lịch sử khác nhau có các phương thức khác nhau, nhưng ý nghĩa chính không bao giờ thay đổi: lập công, lập ngôn, lập đức hoặc ca ngợi đức. Thánh nhân và Giác giả tuân theo Thiên ý không ngừng bồi đắp đạo đức cho nhân loại. Những bậc thầy nghệ thuật tuân theo ý chỉ của Thần, dẫn dắt nhân loại trở lại con đường nghệ thuật truyền thống. Người giàu có tài có đức, đồng thời cũng giúp Thánh Nhân, Giác Giả truyền bá đạo đức, giúp nhân loại quay trở về nghệ thuật chính thống, đây chính là phù hợp với Thiên ý. Đây mới chính là sự nghiệp vĩ đại ngàn thu!

Tác giả: Tiếu Khán

Nguồn: Chánh Kiến

Bài viết liên quan: Chuyện cổ Phật gia: 500 năm làm nghề gánh phân chỉ vì ngạo mạn

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x