Chánh Kiến: Lý Bạch và đạo lý Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch

Chánh Kiến: Lý Bạch và đạo lý Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Chánh Kiến: Lý Bạch và đạo lý Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch

Chuyên mục: Nhân sinh cảm ngộ

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả bài viết nhân sinh cảm ngộ có tựa đề “Lý Bạch và đạo lý Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch

Video: Lý Bạch và đạo lý Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch

Lý Bạch và đạo lý Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch | Nhân sinh cảm ngộ
Video: Lý Bạch và đạo lý Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch (Nguồn: Chánh Kiến)

Tinh tuyển «Thiên gia thi»: “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch

Tài liệu giáo khoa văn hóa chính thống: Tinh tuyển «Thiên gia thi»

Tĩnh dạ tứ

Lý Bạch

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

[Tác giả]

Lý Bạch, tự Thái Bạch, là người Tứ Xuyên triều Đường, quê gốc ở Cam Túc. Sinh vào năm Đại Túc đầu tiên thời Võ Hậu (năm 701 SCN), mất vào năm Bảo Ưng đầu tiên thời vua Đại Tông (năm 762 SCN), hưởng thọ 62 tuổi. Năm lên 5 tuổi theo cha chuyển đến sống ở làng Thanh Liên, huyện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Năm 15 tuổi bắt đầu tu Đạo thần tiên, năm 25 tuổi rời khỏi Tứ Xuyên, ngao du khắp nơi. Năm 42 tuổi đến Trường An, Hạ Tri Chương đọc thơ xong than ông là tiên mắc đọa xuống trần, rồi tiến cử cho Đường Huyền Tông. Sau ba năm được cung phụng, ông bị phe quyền quý của Dương Quý Phi gièm pha, phải rời kinh thành. Lý Bạch thiên tài siêu nhiên, thơ ca chứa đầy ý vị thần tiên phiêu dật, người đời gọi là “Thi Tiên”.

[Chú thích]

(1) sương (霜): hơi nước gần mặt đất ngưng tụ lại, khi nhiệt độ dưới điểm đóng băng (0 độ C) thì kết lại thành bông tuyết màu trắng.

(2) cử (举): ngẩng lên.

[Ngữ dịch]

Ánh trăng sáng chiếu phía trước giường,
Nghi là sương kết trên mặt đất.
Ngẩng đầu lên nhìn ánh trăng sáng,
Bất giác cúi đầu nhớ cố hương.

Dịch thơ:

Trăng sáng rọi đầu giường,
Dưới đất ngỡ là sương,
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

[Giai thoại bài thơ]

Người lữ khách xa quê hương nửa đêm tỉnh dậy, nhầm ánh trăng sáng rọi dưới đất là màn sương trắng. Lúc này mới hiểu rõ giữa trăng sáng và cố hương không có gì khác biệt, nhìn trăng nhớ quê hương, cúi đầu than thở, chỉ muốn trở về nhà! Đây là một bài thơ ngắn tuyệt đẹp thiên cổ, ngôn ngữ thiển bạch mà thần vận siêu phàm, tựa như tuyệt phẩm của Thần, vì thế Hạ Tri Chương mới than Lý Bạch là thần tiên giáng trần.

Lý Bạch cả đời tu Đạo, năm 15 tuổi bắt đầu tìm Tiên cầu Đạo, do đó tư tưởng Đạo gia có ảnh hưởng rất lớn đối với ông. Đạo gia đề cao chữ “Chân”, Lý Bạch thuần chân tự nhiên, tính cách siêu phàm thoát tục cũng biểu hiện trong thơ của ông. Những bài thơ về thiên nhiên thuần tịnh, với nhân tâm phức tạp khác nhau, đã xúc động chỗ sâu thẳm nhất trong sinh mệnh con người, khiến người ta nảy sinh tâm muốn phản bổn quy chân. Chẳng trách ai ai cũng cảm động trước những bài thơ lưu danh thiên cổ của ông.

Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến

Nguồn: Chánh Kiến

Nhân sinh cảm ngộ: “Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch”

[Chanhkien.org] Lão Tử (một vĩ nhân cổ đại được coi là người sáng lập Đạo giáo) rời đi không một dấu vết sau khi viết Đạo Đức Kinh. Ông đã hiểu biết chân lý cuộc đời của một sinh mệnh con người. Trong thế giới con người, một vài người không có điều gì để anh ta có thể nói về nó cả. Vì vậy, nó trở nên vô nghĩa đối với anh ta khi ở lại xã hội con người. Thực tế là, một người càng có hiểu biết và trí huệ cao hơn, anh ta càng cảm thấy đơn độc. Tâm của người Giác ngộ thật rộng lớn biết chừng nào! Ngay cả nếu anh ta một mình nơi hoang mạc, anh ta cũng sẽ không cảm thấy đơn độc; tất cả những gì xảy ra trong xã hội con người là vô nghĩa với anh ta. Tuy nhiên, với một người tu luyện trong thế giới con người, sự đơn độc là điều gì đó mà một người phải vượt qua, và đó là dấu hiệu mà tư tưởng của một người đạt được tầng thứ cao hơn. Aristotle một lần nói rằng những ai đạt được thành tựu trong triết học, nghệ thuật hay chính trị có tính [khí] đơn độc và khác thường.

“Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch. Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.” Đoạn này từ bài thơ của Lý Bạch, “Tương tiến tửu” (“Sắp mời rượu”). Bài thơ này bắt đầu bằng một xung to lớn:

“Quân bất kiến Hoàng hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.”

Tạm dịch lời Việt (của Hoàng Tạo, Tương Như):

“Há chẳng thấy, nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về,
Lại chẳng thấy, thềm cao gương soi rầu tóc bạc
Sớm như tơ xanh, chiều tựa tuyết ?” )

Một đoạn nổi tiếng khác cũng trong bài thơ này là:

“Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.”

Tạm dịch lời Việt (của Hoàng Tạo, Tương Như):

“Đời người đắc ý hãy vui tràn,
Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt!
Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.”

Lý Bạch là một nhà thơ bất hủ. Những bài thơ của ông vẫn làm người đời ngạc nhiên. Mỗi khi tôi đọc 2 đoạn này, tôi cảm thấy mình đang đi vào tâm trí của Lý Bạch: tao nhã và uy nghiêm. Ai có thể viết những bài thơ đầy tinh thần như thế? Hầu hết những vị thánh trong quá khứ đều kiêu hãnh và [sống] tách biệt vì tư tưởng cao tầng của họ. Dù thường là nghèo, họ vẫn không bị ảnh hưởng bởi sự thiếu thốn. Khi họ già, họ dạy con trẻ để trãi nghiệm thời gian. Chỉ có Lý Bạch là đi trước. Ông nổi tiếng vì sáng tác những bài thơ tuyệt vời khi uống [rượu]. Ông đi đến nhiều sơn hà nổi tiếng. Ông sống một cuộc sống thong dong. Bài thơ “Tương tiến tửu” hoàn toàn bộc lộ sự tự do và cái chân của cuộc sống.

Trong nền văn minh năm nghìn năm Trung Quốc, xúc cảm và tiệc [rượu] ở khắp nơi. Những bài thơ truyền đi những thông điệp; biểu lộ qua rượu; tất cả chúng vẻ một bức tranh cuộc sống. Trong cảm xúc say [sưa], có một vị Đạo Yuanming thong thả nhìn núi từ xa; có một rừng trúc Liu Lin vô tư lự; có một Wang Han’s Pipa ở điểm gặp nhau; có một hòa bão Cao Cao. Dĩ nhiên, nói về rượu và thơ, Lý Bạch là nhất, vì ông yêu cả 2 thứ một cách nhiệt huyết. Mặt khác, ông không bị gò bó và ngay thẳng giống như một nhà kiếm thuật, một mặt ông luôn giữ mình tao nhã. Mặc dù ông thường trong trạng thái say sưa, ông nhìn thấy được chân lý cuộc đời. Ông vẫn uống rượu ngon khi sáng tác thơ với đầy sự kiêu hãnh và nhiệt thành.

Trong cuộc sống thong dong của mình, Lý Bạch vô tư, hạnh phúc và không gò bó.

“An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý,
Sử ngã bất đắc khai tâm nhan!”

Tạm dịch lời Việt (của Khương Hữu Dụng):

“Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý,
Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.” )

Đó là tại sao,

“Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.”

Tạm dịch lời Việt (của Hoàng Tạo, Tương Như):

“Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời !”

Tự do, thong dong, ngay thẳng, chịu đựng không oán trách, tất cả những yếu tố đó làm cho thơ Lý Bạch giống như một bình rượu cũ thơm tho, trãi qua từ đời này đến đời kia mà không suy tàn.

Danh, được mất và tình rất dễ cho người thường sa ngã vào. Nhưng những người tu luyện chân chính sẽ không lạc mất trong những vùng vẫy bất tận này. Trong thế giới con người, họ vẫn giữ được sự liêm chính và cự tuyệt hạ thấp bản thân mình. Thỉnh thoảng thật khó tránh sự đơn độc. Trong quá khứ Bồ Đề Đạt Ma đã ngồi quay vào tường hết 9 năm trước khi ông khai ngộ. Những vị Giác Giả như thế sẽ không bị ảnh hưởng bởi những ảo tưởng trong thế giới con người; cũng sẽ không chạy theo những sở thích tầm thường hay những vui sướng nhất thời. Những ai có được loại đơn độc này là biểu hiện sự khôn ngoan tận cùng của “sinh mệnh tốt lành”. Họ là những người quyết tâm theo đuổi ý nghĩa chân chính của cuộc đời.

Tác giả: Quán Minh

Nguồn: Chánh Kiến

Bài viết liên quan: Truy cầu của người giàu

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x