Giáo dục hạnh phúc (2): Con gái hiếu thuận: hiếu, kính, thuận, biết ơn (Kỳ 1)

Giáo dục hạnh phúc (2): Con gái hiếu thuận: hiếu, kính, thuận, biết ơn (Kỳ 1)
Giáo dục hạnh phúc: Con gái hiếu thuận: hiếu, kính, thuận, biết ơn (Ảnh: Internet)

Tác giả: Đồng Hân

[ChanhKien.org]

Chương 1: Hậu đức tải vật

Mục 1: Sự vĩ đại của đức tính người mẹ

1. Con gái hiếu thuận: hiếu, kính, thuận, biết ơn (Kỳ 1)

Hôm nay có cơ hội chúng tôi sẽ giảng thêm một chút về phụ nữ. Làm một người con gái hoặc một người phụ nữ, chúng ta trước hết nói về chữ hiếu (孝), hôm nay người trẻ tuổi tương đối nhiều. Đầu tiên chúng ta cần phải biết làm một người con gái, hoặc biết làm thế nào để là một người con gái, nói rộng ra thì chúng ta còn cần phải biết làm thế nào làm một người vợ, một người mẹ. Ở đây chúng tôi giảng về ba tầng diện, mọi người trong chúng ta có ai có con nhỏ hoặc đang làm mẹ không? Đương nhiên hôm nay có khá nhiều người trẻ tuổi ngồi ở đây, họ sẽ là những người vợ, người mẹ tương lai.

Người Trung Quốc chúng ta trong quá khứ có những dân tộc thiểu số trước khi kết hôn thường dựng một căn phòng nhỏ, dạy bạn một số kiến thức cần thiết. Những cô gái của chúng ta ngày nay trước khi kết hôn thì không ai quản, cũng không có ai dạy dỗ. Nghe nói ở Nhật Bản có trường học dành cho cô dâu, trước khi kết hôn sẽ nói cho bạn biết làm thế nào để trở thành một người vợ, làm sao để thành một người vợ tốt. Nhưng ở Trung Quốc đại lục ngày nay không còn điều ấy nữa. Không có người trẻ tuổi nào để kết hôn thì đành nhắm mắt cho qua, nghe nói có người kết hôn nhanh và ly hôn cũng nhanh, phải vậy không? Là nói rằng họ không có chuẩn bị gì cả. Ở trường mẫu giáo của chúng ta có nhiều cô giáo trẻ, chúng ta cũng mở một trường học dành cho cô dâu. Cũng nên để bạn trai của các bạn đến đây nghe, thực ra chính là học cách làm người, hôm nay chủ yếu nói về làm thế nào để làm một người phụ nữ.

Chúng tôi giảng rằng làm con gái điều đầu tiên nên làm được là chữ “hiếu”, mọi người hãy xem chữ “hiếu” (孝) này, có phần nửa trên của chữ lão (老: tức người già), nửa bên dưới là trẻ nhỏ (子). Văn hóa Trung Quốc được gọi là văn hóa Thần truyền, cổ nhân tạo ra mỗi một chữ đều đem những thứ tốt đẹp nhất để truyền vào. Hôm nay tôi sẽ nói một chút về những chữ này đến từ đâu, tại sao lại đọc như vậy, viết như vậy. Vô cùng ý nghĩa! Mọi người hãy nhìn vào chữ “hiếu” (孝) này, bên trên là người già, bên dưới là trẻ nhỏ. Ông Thương Hiệt tạo ra chữ viết rất có ý nghĩa, một chữ này của ông đã nói cho chúng ta điều gì? Mọi người hãy nhìn xem, bên trên là người già, vậy người già ở trên, người già cần giống như trời bảo hộ trẻ nhỏ; vậy thì đứa trẻ này cũng tôn kính người già ở bên trên. Đương nhiên chúng ta làm người già, cũng cần bảo hộ trẻ nhỏ, vậy thì đứa trẻ này cũng thật sự cần phải đặt người già ở trên để hiếu kính, hiếu thuận.

Cái gì được đặt ở bên trên, cái gì được đặt ở bên dưới? Mọi người từng xem bộ phim “Cừu vui vẻ và sói xám”, lão sói xám luôn ở bên dưới, sói đỏ luôn ở bên trên đánh nó, còn giẫm nó ở dưới chân. Vậy thì vào thời cổ đại, người vợ giống như sói đỏ xem ra không phù hợp lắm, cần phải đào thải. Chữ “hiếu” này nghĩa là phải thực sự tôn kính cha mẹ của mình, xem cha mẹ mình giống như trời. Những người trẻ tuổi trong chúng ta ngồi ở đây hôm nay cần phải chú ý chữ này. Vậy những người con gái này của chúng ta, có người sống xa nhà, dù thế nào cũng phải một tuần gọi điện thoại về nhà một lần. Có giáo viên nào trong chúng ta làm được mỗi tuần gọi điện thoại về nhà một lần không? (Một số giáo viên giơ tay) Có thầy cô đã làm được, nhưng xin lỗi, những ai không giơ tay, chúng ta hãy vỗ tay cho những thầy cô giơ tay đã làm được điều ấy!

Chúng ta không chỉ cần phải “hiếu”, chúng ta còn phải “kính”, đừng xem thường chữ “kính” này, thực ra nó không hề đơn giản. Khổng Tử đã từng nói: “Khuyển mã giai năng hữu dưỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ” (Nghĩa là: Ngay cả chó ngựa người ta cũng nuôi dưỡng, nếu không kính cha mẹ thì có khác biệt gì?) Ví như nói rằng ở nhà chúng ta nuôi một con mèo, một con chó, chúng ta phải để chúng ăn no, có phải chúng ta không thể để chúng bị rét lạnh, có người còn cho chó mặc quần áo. Vậy chúng ta đối xử với cha mẹ mình, có phải là để cha mẹ ăn no, không bị lạnh là được rồi phải không? Nếu như vậy thì cách đối đãi với cha mẹ có khác gì so với cách đối xử với một con chó? Không thể! Do đó cần phải thực sự tôn kính, đặt cha mẹ ở bên trên.

Tôi muốn hỏi mọi người một chút, có bao giờ như thế này, bố mẹ gọi điện cho bạn, bạn nói: “Con đang phiền đây…” hoặc như thế nào đó. Có những cô gái gọi điện thoại cho bạn trai hay cho ai đó rất dịu dàng, ngược lại khi gọi cho mẹ mình, mùi vị đó nghe ra thì như: “Phiền phức, không nuốt nổi!” Hoặc người già nói thêm mấy câu liền không nhịn được: “Mẹ quản nhiều thế làm gì!” Chúng ta phải tôn kính, có một câu gọi là “tương kính như tân”, giống như đối xử với khách vậy, đối xử với cha mẹ mình lại càng nên tôn kính.

Còn một chữ nữa gọi là “hiếu thuận”, ngày nay khi nói đến “hiếu thuận” thì chỉ có “hiếu” mà không có “thuận”, “thuận” có ý nghĩa gì, là thuận theo, vậy thì cha mẹ bạn nói gì thì bạn làm cái đó, đây mới gọi là thuận theo, vậy mới gọi là “Cha mẹ gọi, trả lời ngay; cha mẹ bảo, chớ làm biếng; cha mẹ dạy, phải kính nghe; cha mẹ trách, phải thừa nhận”.

Ai trong chúng ta có thể làm được bốn điều trên? Có ai không? Khi “cha mẹ gọi” có chạy đến liền không? “Cha mẹ dạy” có tôn kính lắng nghe không? Khi cha mẹ quở trách có thành thật lắng nghe không? Có phải làm được rất khó? Là rất khó, nhưng như vậy mới gọi là “thuận”, chữ thuận này chính là thuận theo cha mẹ, chúng ta là một người con gái phải thuận theo cha mẹ, mọi người nghĩ xem, có phải mọi người thường xuyên không thuận theo không, rõ ràng là sai rồi, bạn tự mình không thừa nhận còn nói: “Đừng quản con, phiền quá đi!” Có người còn viết câu này lên trên áo: “Phiền phức, đừng quản tôi!”

Phiền phức này của con người là một loại trạng thái, nhưng bạn làm một giáo viên, khi đứa trẻ đằng sau lưng mỗi người đều viết rằng “Phiền phức, đừng quản con”, bạn còn dạy nổi chúng không? Bạn vừa nói: “Con làm bài tập đi”, đứa trẻ liền nói: “Phiền quá, đừng quản con”; bạn nói đứa trẻ học toán đi, nó liền đáp: “Phiền phức, đừng quản con”, một đứa trẻ như thế bạn dạy dỗ thế nào đây? Có phải không? Cho nên hiếu thuận chính là văn hóa truyền thống, văn hóa truyền thống chính là đem những thứ tốt đẹp truyền thừa lại. Chúng ta làm thầy cô giáo đương nhiên đều biết, nếu như lớp học này của chúng ta chỉ có 20 đứa trẻ cũng được, hay là 30 cũng được, giả dụ những đứa trẻ này muốn làm gì liền làm nấy, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ liền được ngủ, vậy thì chúng ta không quản nổi lớp học này, đúng không?

Vậy thì phải có trật tự, trật tự này ở thời Trung Quốc cổ đại được gọi là lễ, chính là phải tôn kính thầy cô. Vậy khi chúng ta muốn đứa trẻ tôn kính thầy cô giáo thì chúng ta phải tôn kính ai? Chúng ta tôn kính hiệu trưởng, tôn kính cha mẹ, đúng không? Bạn tôn kính người khác thì chúng mới có thể tôn kính bạn. Cho nên về vấn đề hiếu kính, hiếu thuận này, chỉ khi chúng ta tự mình làm gương thì những đứa trẻ mới có thể học tập giống chúng ta được. Bạn vừa giảng: “Cha mẹ gọi, trả lời ngay; Cha mẹ dạy, phải kính nghe”. Vậy mà bên kia vừa gọi đến, bạn hễ nhấc máy liền nói: “Phiền quá, đợi một lát rồi nói!” Con bạn nhìn thấy thì nó sẽ học lời giảng trong “Đệ Tử Quy” hay là học thái độ bạn khi nhận cuộc điện thoại đây?

Trong chúng ta, những chuyện như vậy thường xảy ra, có những phụ huynh nói rằng đứa trẻ này vì sao nói gì cũng không nghe? Bạn nói xem vì sao chúng không nghe? Bạn tự mình còn không làm được, đứa trẻ nhớ rằng hôm đó lúc bà ngoại gọi nhưng bạn không đến, bạn nói đứa trẻ học theo bạn như thế nào đây? Thực ra độ khó việc học “Đệ Tử Quy” không phải ở đứa trẻ, trẻ em vốn học rất nhanh, người lớn đều làm như vậy thì đứa trẻ cũng làm như vậy. Còn có “sáng phải thăm, tối phải viếng”, hiện nay rất nhiều người dạy “Đệ Tử Quy” đều trọng điểm đặt ở việc đọc và học thuộc, chúng ta giảng “Đệ Tử Quy” cho trẻ nhỏ đều là giảng chi tiết, vì sao lại như thế? Bởi vì hiện nay chúng đã mất đi hoàn cảnh đó rồi.

Nếu như nói “sáng phải thăm, tối phải viếng”, có thể ở nông thôn ngày nay vẫn còn tốt một chút, đặc biệt là trẻ nhỏ sống trong thành phố, chúng đã mất đi loại hoàn cảnh lúc ban sơ rồi. Trong quá khứ, những người lớn tuổi một chút khi sáng sớm thức dậy nhất định phải thăm hỏi cha mẹ, tối đến cũng phải hỏi thăm, mặc dù đứa trẻ này chưa học qua “sáng phải thăm, tối phải viếng”, nó cũng sẽ làm như vậy, bởi vì đây là một thói quen thường ngày, cả ngày đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ mình làm như vậy, khi nó lớn lên cũng sẽ làm như vậy. Hoàn cảnh gia đình đó cũng là “trường học”, bởi vì đứa trẻ đang học. Văn hóa Trung Quốc rất có ý nghĩa, ngay cả âm đọc cũng phải liên kết với nhau, cha mẹ của chúng ta hiếu thuận với ông bà nội, trẻ nhỏ sẽ noi theo, cũng hiếu thuận với cha mẹ, cũng thăm viếng với cha mẹ như vậy. Có phụ huynh nói rằng đứa trẻ này vì sao không nghe lời như vậy, vậy thì chúng ta tự hỏi đã nghe lời của ông bà nội, ông bà ngoại của đứa trẻ chưa? Không phải những thứ cha mẹ dạy đứa trẻ là không đúng, là vì bản thân chưa làm được tốt, do đó khi dạy đứa trẻ thì nó sẽ không nghe.

Cho nên ở đây chúng ta nhấn mạnh hiếu thuận và hiếu kính. Mọi người có biết có một câu thành ngữ là “thốn thảo xuân huy”, nó xuất phát từ bài thơ “Du tử ngâm”: “Thùy ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy” (Ai dám nói tấm lòng của một tấc cỏ, lại có thể báo đáp nổi ánh nắng của ba xuân) mọi người có biết là ý nghĩa gì không? “Thốn thảo” là chỉ cỏ non của mùa xuân, một tấc cỏ yếu đuối biết nhường nào? Mà mặt trời của mùa xuân lại mạnh mẽ và to lớn biết nhường nào, nó cung cấp ánh sáng cho tất cả cây cỏ, bao gồm cây cổ thụ và tất cả các loại cây. Cỏ non lớn lên được là vì nó hấp thu rất nhiều nước và ánh sáng mặt trời, có thể nói sinh mệnh của nó là do mặt trời ban cho, đúng không? Không có mặt trời thì không có sinh mệnh của nó. Khi nó lớn lên có thể nào không báo đáp ân huệ mà mặt trời đã dành cho nó? Thực ra là báo đáp không nổi, vậy mới nói rằng “Thùy ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy”.

(Còn tiếp)

Nguồn: Chánh Kiến


Mời quý độc giả ghé thăm trang Chánh Kiến để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x