Chánh Kiến: Trinh Quán Chính Yếu – Phần 15: Bàn về bổn phận của đế vương

Trinh Quán Chính Yếu – Phần 15: Bàn về bổn phận của đế vương| Ôn Cổ Minh Kim
Trinh Quán Chính Yếu – Phần 15: Bàn về bổn phận của đế vương| Ôn Cổ Minh Kim

Chuyên mục: Ôn Cổ Minh Kim

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả phần 15 trong loạt bài Đàm luận về cuốn sách giáo khoa dành cho Đế vương: “Trinh quán chính yếu

Video: Trinh Quán Chính Yếu – Phần 15: Bàn về bổn phận của đế vương

Trinh Quán Chính Yếu – Phần 15: Bàn về bổn phận của đế vương| Ôn Cổ Minh Kim
Video: Trinh Quán Chính Yếu – Phần 15: Bàn về bổn phận của đế vương (Nguồn: Chánh Kiến)

Bài viết: Trinh Quán Chính Yếu – Phần 15: Bàn về bổn phận của đế vương

Sau khi luận bàn xong về đạo làm vua, tất nhiên mọi người rất muốn biết Đường Thái Tông đã điều hành chính sự như thế nào. Vì thế, chúng ta sẽ bàn luận tiếp chương thứ hai Chính thể trong Trinh Quán Chính yếu. Bắt đầu từ chương này, những lời dạy của Khổng Tử và rất nhiều nhận thức trong lịch sử đã trở thành căn cứ để điều hành chính sự, đọc hết cuốn sách này chúng ta sẽ hiểu rõ rằng vì sao người Nhật Bản lại đam mê tìm hiểu học vấn của Khổng Tử, lại còn dày công nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đến như vậy. Mục đích của họ là học để ứng dụng vào cuộc sống, để giải quyết tất cả các vấn đề khó khăn thực tế gặp phải.

Bàn về bổn phận của đế vương

Trước tiên chúng ta đọc chương Chính thể, tìm hiểu một đoạn đối thoại giữa quân thần về bổn phận của đế vương. Ngụy Trưng đã dùng dẫn chứng lịch sử để chỉ ra cho Thái Tông rằng: Cách tốt nhất để người làm vua trị vì tốt quốc gia chính là làm hết bổn phận của mình. Trên thực tế, toàn bộ chương này ghi lại lời đối thoại trực tiếp của quân thần Đường Thái Tông, thảo luận về đại sự trị quốc lúc bấy giờ, trọng tâm cốt lõi là những đạo lý quân thần là một, cùng giữ trọn bổn phận, làm thế nào để cùng nhau yêu thương, bảo vệ bách tính, đó là bản chất chân chính của thể chế chính trị mà người xưa nhận thức. Con người hiện đại đọc về điều này sẽ nhanh chóng học được cách vận dụng nó để xử lý tốt các vấn đề hôn nhân và gia đình.

Dưới đây là đoạn thứ mười của chương Chính thể, để thuận tiện cho người đọc, tôi sẽ phân thành bốn đoạn:

Năm Trinh Quán thứ tám, Thái Tông nói với các đại thần hầu cận: “Thời Tùy bách tính dù có tài vật, thì làm sao giữ được đây? Từ khi trẫm có được thiên hạ, có chủ ý nuôi dưỡng bách tính, không dám trễ nải, mọi người đều có thể yên ổn sinh sống, tích trữ của cải, đây là ta chiếu cố đến bách tính. Điều khiến ta lo lắng là, tuy là ta chiếu cố như thế nhưng vẫn bằng như không”.

Ngụy Trưng tấu rằng: “Khi Vua Nghiêu, Vua Thuấn tại thế, bách tính vẫn nói ‘Chúng tôi làm ruộng lấy lương thực, đào giếng lấy nước uống’, ăn no căng bụng rồi lại còn nói trong thời gian đó ‘ông đã làm gì’. Ngày nay bệ hạ hàm dưỡng như thế, bách tính mỗi ngày đều chịu ân vua nhưng lại không biết được”. Ngụy Trưng lại tấu tiếp: “Tấn Văn Công đi săn, đuổi thú săn đến núi Đãng, rồi đi vào một đầm lớn, lạc đường không biết đường ra. Ở trong đó, ông gặp một người đánh cá, Văn Công nói: ‘Ta là vua của anh, đường này đi đến đâu? Dẫn ta ra ngoài ta sẽ thưởng hậu cho anh’. Người đánh cá đáp: ‘Thần nguyện đốc sức’. Văn Công nói: ‘ra khỏi đầm ta sẽ ban thưởng cho anh’. Thế là người đánh cá dẫn Văn Công ra khỏi đầm. Văn Công nói: ‘Hôm nay anh có nguyện vọng gì? Hãy nói cho ta!’ Người đánh cá đáp: ‘Thiên nga sống ở sông biển, nếu đem nó đến sống ở đầm nhỏ, thì gặp nỗi lo cung nỏ. Rùa và ba ba sống ở chỗ nước sâu, nếu đưa đến vùng nước cạn, tất sẽ gặp nỗi lo chài lưới. Hôm nay ngài săn đuổi thú đến chỗ này, có phải là đã đi quá xa rồi không?’ Văn Công trả lời: ‘Thật hay quá’ rồi nói với tùy tùng hỏi tên người đánh cá. Người đánh cá đáp: ‘Quân vương là danh phận gì? Quân vương tôn kính thiên địa, kính trọng xã tắc, lòng ôm bốn nước, yêu thương vạn dân, bên ngoài mà thất lễ với chư hầu, bên trong mà làm mất lòng dân, một khi mất nước lưu vong, thì người đánh cá tôi tuy được thưởng hậu, cũng không thể giữ được’, rồi từ chối không nhận”. Thái Tông nói: “Lời Khanh nói quả là đúng”.

Giải thích chi tiết

Hiển nhiên rằng, đoạn đối thoại của quân thần Đường Thái Tông ở trên chủ yếu nói rằng làm tốt bổn phận của đế vương mới là ý nghĩa chân chính của lòng nhân ái với bách tính, như thế mới có thể cai trị tốt quốc gia. Đoạn văn này có thể giải thích tường tận như sau:

Năm Trinh Quán thứ tám (thiên hạ thái bình, bách tính an cư lạc nghiệp), Đường Thái Tông đàm luận với các đại thần về tình hình cai trị quốc gia trong thời gian vừa qua, Thái Tông vì thế rất vui mừng, nói với các đại thần bên cạnh rằng: “Thời Tùy, tình hình quốc gia rối ren, quân thần xa cách, bách tính cho dù có tài vật cũng uổng công, làm sao có thể giữ được đây? Từ khi ta bình định thiên hạ đến nay, chú tâm trấn an và vỗ về bách tính, không làm ra bất cứ trưng thu phục dịch gì, mỗi người đều có thể an tâm duy trì sinh kế, bảo vệ tài sản kim tiền của mình, những điều này coi như là sự chiếu cố của ta với bách tính. Nếu ta không cho ngừng việc trưng thu là loại thuế và trưng dụng sức dân (đây chính là nền chính trị hà khắc tàn hại sức dân), thì cho dù là có lòng nhân ái, biết được bách tính khốn khổ cũng có thể ban thưởng và giúp đỡ thêm, nhưng căn bản không thể giải quyết được nỗi khổ của dân chúng, như thế có làm cũng như không”.

Ngụy Trưng nghe thấy thế, hiểu được tấm lòng của Thái Tông với bách tính, quả là đang tận tâm tận lực bảo vệ bách tính, lo lắng thay cho các đại thần, nhìn thấy bách tính an cư lạc nghiệp, trong lòng Thái Tông cảm thấy vui mừng an tâm. Tuy nhiên chỉ tiếc là bách tính có lẽ không hiểu được nỗi khổ tâm của Thái Tông, cho nên Thái Tông trong lòng có chút lo nghĩ, nên đã thổ lộ tâm tình này với các đại thần, mặc dù ông không ban phát phần thưởng gì cho bách tính, nhưng ông quả là toàn tâm toàn ý suy xét đến vấn đề sinh kế của người dân. Ngụy Trưng rất hiểu nỗi khổ tâm của bậc đế vương như Thái Tông, nên ông muốn an ủi, động viên Thái Tông không cần cảm thấy tiếc nuối, động viên Thái Tông kiên trì tiếp tục, ông còn lấy ví dụ về các vị vua thánh hiền thời cổ đại là vua Nghiêu và vua Thuấn. Họ đều trải qua những chuyện như vậy, vì thế Ngụy Trưng đã khích lệ Thái Tông như sau: “Ngay cả khi các vị vua thánh hiền thời cổ đại như vua Nghiêu, vua Thuấn còn tại thế, bách tính đều nói với vua Nghiêu, vua Thuấn rằng: ‘Tôi dựa vào trồng lương thực hoa màu để ăn, dựa vào đào giếng mà lấy nước uống’. Họ cảm thấy lương thực sung túc, là cảm thấy vui rồi, sống yên ổn đến mức không còn cảm nhận được sự tồn tại của đế vương, vì thế mà từng nói với vua Nghiêu, vua Thuấn rằng: ‘ông đã làm gì, có công lao gì mà nói’. Phủ định hết cả tấm lòng nhân nghĩa yêu thương bách tính và ân điển cai trị vất vả của quân vương. Hiện tại, Bệ hạ quan tâm yêu thương bách tính như vậy, bách tính mỗi ngày đều chịu ân vua, nhưng rất có thể tấm lòng và công sức của Bệ hạ lại không được biết đến”.

Sau khi Ngụy Trưng an ủi Thái Tông, ông lại dùng các câu chuyện lịch sử để khuyên nhủ Thái Tông, giúp Thái Tông nhận thức rõ rằng, việc điều hành chính sự này chính là bổn phận của đế vương, bách tính có thừa nhận hay không, có biết hay không đều không quan trọng, đều nên làm đến cùng, vì đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của bậc đế vương. Ngụy Trưng lại tấu lên Thái Tông rằng: “Tấn Văn Công khi đi săn, săn đuổi thú săn đến núi Đãng Sơn rồi đi vào vùng đất ven mà bị lạc đường không tìm thấy lối ra. Về sau ông gặp một người đánh cá, Văn Công nói với ông ta: ‘ta là vua của anh, đường này đi đến đâu? Nếu anh nói cho ta biết, ta sẽ trọng thưởng cho anh’. Người đánh cá nói: ‘Tôi nguyện dẫn đường cho ngài’. Văn Công nói: ‘Khi ra khỏi đầm này thì ta sẽ ban thưởng cho anh’. Người đánh cá trả lời: ‘Thiên nga sống trên sông hồ biển lớn mênh mông thì có thể bảo toàn được tính mệnh, nếu đưa nó đến sống trong phạm vi con sông nhỏ thì sẽ chịu sự săn bắn của thợ săn; rùa và ba ba chỉ cần sống ở chỗ nước sâu thì có thể an toàn vô sự, nếu đưa nó đến ghềnh nước cạn thì tất nó sẽ bị sự uy hiếp của người đánh cá. Như ngài hôm nay đuổi bắt thú săn ở núi Đãng Sơn, cứ đuổi mãi đến nơi đây, có phải là đi quá xa rồi không?’ Văn Công nghe xong, lớn tiếng tán thưởng: ‘Thật quá hay!’ sau đó ra lệnh cho những người tùy tùng hỏi tên người đánh cá. Người đánh cá nói: ‘Ngài dựa vào đâu mà được gọi là Quốc Vương? Người là quân vương thì nên tôn kính trời đất, kính trọng xã tắc, bảo vệ biên cương, che chở cho dân chúng, giảm nhẹ các loại lao dịch và thuế, như thế thì tôi cũng tự nhiên thu được lợi ích rồi. Quốc vương nếu không tôn kính trời đất, nếu không cúng bái Thần xã tắc, không củng cố biên phòng, đối ngoại không hiểu lễ nghĩa kính trọng chư hầu, đối nội lại vi phạm đạo nghĩa làm mất lòng dân, như vậy khi nước mất nhà tan, lang thang đây đó, thì người đánh cá tôi đây, cho dù có được ngài ban thưởng hậu hĩnh, cũng không được bảo toàn tính mệnh rồi’. Người đánh cá kiên quyết từ chối không nhận ban thưởng của Văn Công”.

Thái Tông nghe xong lời Ngụy Trưng nói, ông đã hiểu ra việc thi hành chính trị nhân đức của bản thân mình chính là ân điển lớn nhất đối với dân chúng, hiểu ra rằng nhận thức của bản thân mình là chính xác, việc này đã có bằng chứng và căn cứ lịch sử chứng minh. Đồng thời bản thân Thái Tông không hề cô đơn, đã có vua Nghiêu, vua Thuấn là người đi trước, ông cảm thấy được an ủi lớn lao, cùng với đó ông đã hiểu được đó là trách nhiệm thực sự của đế vương, đó là bổn phận mà những người ở trị trí đó nên làm, vì thế ông đã tán thưởng Ngụy Trưng rằng: “Khanh nói rất đúng, chính là đạo lý này”.

Muốn xem vua có sáng suốt không hãy nhìn đạo của thần tử

Đọc xong đoạn đối thoại quân thần này, chúng ta hiểu được rằng cổ nhân dù là quân thần hay bách tính đều hiểu mỗi người có bổn phận khác nhau. Đặc biệt là những quân thần và những nho sinh đã được giáo dục, đã đọc làu kinh sử, lời nói việc làm của họ đều có lý lẽ bằng chứng, họ cũng không làm việc tùy tiện, mọi người đều có chừng mực, đều có tiêu chuẩn làm người thiện ác thị phi để đo lường ngôn hành của mình. Vì thế, bổn phận làm người của đế vương được nói đến ở đây, một vị minh quân phải có được điều này thì mới sáng tỏ rõ ràng được như thế. Còn những vị đế vương ngu tối xuất hiện trong thời mạt thế, ví dụ như vị đế vương thời mạt Tùy mà Thái Tông đề cập đến, họ luôn là tấm gương cho những đế vương đời sau, mà những bài học này lại tuyệt không phải là những bài học bình thường.

Đế vương đã có bổn phận làm người của mình, vậy thì các thần tử có quan hệ thế nào với đế vương, bổn phận của họ là gì? Về mặt này, chúng ta sẽ luận bàn đến việc Thái Tông chỉ dẫn các thần tử, ta sẽ thấy được sự anh minh phi thường của ông. Hiểu được quan hệ giữa quân và thần, thì chúng ta tự nhiên sẽ hiểu được đạo lý vợ chồng.

Tác giả: Lưu Như

Nguồn: Chánh Kiến

Bài viết liên quan: Trinh Quán Chính Yếu – Phần 14: Làm Vua cần kiên trì đức chính

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x