Tưởng Giới Thạch (P.11): Dẹp giặc trong, ngăn giặc ngoài

Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)
Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)

5000 năm lịch sử Trung Hoa là ghi chép về vận mệnh chung của các thị tộc, từ các thị tộc riêng rẽ cho đến hợp nhất thành dân tộc Hoa Hạ, và dân tộc Hoa Hạ, để chống ngoại xâm và bảo vệ sự tồn vong của mình, đã tạo nên một đất nước có lịch sử lâu đời. Bộ lịch sử ấy dựa trên những đức tính vốn đã vô cùng cao quý, đồng thời tái hiện nền văn minh văn hóa huy hoàng của Trung Hoa.

Kế hoạch tổng thể

Tháng 10/1927, Tưởng Giới Thạch đến thăm Nhật Bản lần đầu tiên kể từ khi từ chức. Trong “Thư gửi quốc dân Nhật Bản” tại Tokyo, ông viết: “…các tầng lớp xã hội của quý quốc đều minh tỏ rằng: để thực hiện đại kế trăm năm đối với Đông Á thì cần có tầm nhìn xa trông rộng. Nếu muốn loại bỏ những trở ngại từ Cách mạng Dân tộc Trung Hoa, thì cần có sự đồng tình của nhân dân nước tôi, như thế sẽ giảm thiểu chướng ngại, có phải không?”, “Tôi cũng hy vọng rằng 70 triệu người dân Nhật Bản cùng một dòng giống, cùng chung ngôn ngữ sẽ hiểu thấu đáo phong trào cách mạng của Trung Quốc và có sự trợ giúp về mặt tinh thần và đạo đức. Đó là nền tảng tốt đẹp và cơ bản của hai nước chúng ta.”

Vào ngày 5/11 cùng năm, Tưởng Giới Thạch gặp mặt Thủ tướng Yoshiichi Tanaka và đưa ra ba lời khuyên: Không tạo ra chế độ nô lệ ở Trung Quốc; không can thiệp vào cuộc Bắc chinh; và từ bỏ chính sách vũ lực đối với Trung Quốc. Nhưng Tanaka lại tỏ ra rất lạnh lùng. Sau cuộc gặp, Tưởng Giới Thạch nói: “Từ kết quả của cuộc hội đàm toàn diện với thủ tướng Tanaka ngày hôm nay, có thể kết luận rằng: họ không có lòng thành và hoàn toàn không có khả năng hợp tác với Trung Quốc. Ông ta sẽ không cho phép cuộc cách mạng của chúng ta thành công, và ông ta sẽ cản trở quân Bắc phạt hành động, cản trở sự thống nhất của Trung Quốc. Tôi thật sự nhìn thấy được tình cảnh này.” (Trích “Cuộc trò chuyện với Thủ tướng Nhật Bản Yoshiichi Tanaka ở Tokyo, ngày 5/11, ngày 16 Trung Hoa Dân Quốc”, trích trong “Tưởng Giới Thạch văn tập”).

Năm 1928, khi Tưởng Giới Thạch chỉ huy cuộc Bắc phạt lần thứ hai, Nhật Bản đã gây ra cuộc thảm sát ngày 3 tháng 5 tại Tế Nam. Quân Nhật tra tấn và giết chết nhà ngoại giao Thái Công Thời cùng với gần 4.000 thường dân hòng chặn đứng cuộc Bắc phạt. Tưởng Công nhìn thấu âm mưu của quân xâm lược, xem xét tình hình thực tế về sức mạnh quân sự giữa hai bên, cân nhắc các yếu tố chiến loạn quốc gia, bố cục kinh tế cùng với sự nghiệp khôi phục đất nước. Vì vậy, ông hạ lệnh tránh xung đột và tiếp tục cuộc Bắc phạt theo đường vòng. Ông viết trong nhật ký: “Thân mang sỷ nhục, đầu tiên từ sự kiện ngày 3/5, giặc Oa và dân tộc Trung Hoa hình thành mối thù không có lời giải.” Ngày 10/5, Tưởng Công viết hai chữ “tuyết sỉ” trong trang đầu nhật ký (chữ “tuyết” phát âm giống chữ “huyết”, do đó ‘tuyết sỉ’ là chỉ nỗi nhục nợ máu). Kể từ đó, mỗi ngày Tưởng Công đều viết từ “tuyết sỉ” vào đầu trang nhật ký của mình. Cho đến trang nhật ký cuối cùng ngày 21/7/1972, bốn mươi bốn năm như một ngày. Việc tránh khai chiến sớm với Nhật Bản đã giúp Trung Quốc có được “Thập kỷ vàng” quý giá, cho phép nền kinh tế phục hồi, các vấn đề quân sự và chính trị cũng đi lên từng ngày, đặt nền tảng vững chắc cho trận chiến đầy máu và nước mắt trong tương lai, cuối cùng giành chiến thắng trước Nhật Bản.

Tưởng Giới Thạch
Kể từ đó, Tưởng Công luôn viết từ “tuyết sỉ” vào đầu nhật ký hàng ngày của mình. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Vào thời điểm này, nội tình ở Trung Quốc gia tăng, đại chiến Trung Nguyên cũng vừa kết thúc. Chính phủ Quốc dân chỉ thực sự kiểm soát Hồ Bắc, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Hà Nam và một số tỉnh khác, trong khi quân đội Trung ương chỉ có 60 vạn người. Các tỉnh miền Trung Tây, Tây Bắc, Hoa Bắc và Đông Bắc đều do quân phiệt kiểm soát, phớt lờ mệnh lệnh của chính quyền trung ương. Tại đây, Tưởng Giới Thạch đã đưa ra quốc sách “an nội nhưỡng ngoại” (dẹp yên giặc trong, ngăn chặn giặc ngoài): “Nếu không diệt cộng phỉ trước để khôi phục nguyên khí cho dân tộc thì không thể chống xâm lược, nếu không bình định Quảng Đông trước để hoàn thành thống nhất đất nước thì không thể chống lại ngoại bang.” (Trích thư “An nội nhưỡng ngoại” gửi đồng bào toàn quốc).

Năm 1933, một nhà ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc là Tưởng Đình Phất cũng lên tiếng ủng hộ chính sách “An nội nhưỡng ngoại”. Trong bài báo “Lãnh thổ không bị tước đoạt là lối thoát của chúng ta”, ông viết: “Hạ Duẫn Di của nhà Minh từng nói: ‘Mỗi khi quân ta đi đánh thảo khấu, lũ thảo khấu trong lòng lo lắng thì dàn binh ở biên cương và triệu tập dân chúng để sung quân, bọn Đông Di khi cần kíp sẵn sàng tiêu diệt binh tướng của chính mình để ngừa hậu họa. Binh lực hao tổn, quốc lực kiệt quệ, nên không thể làm được việc gì.’ Tình hình hiện nay rất giống cuối thời nhà Minh! Sự lan tràn của Đảng Cộng sản cũng y chang bọn thảo khấu thời Minh, nhưng vì có tổ chức, có kế hoạch và có chủ nghĩa chỉ đạo nên chúng vượt quá cả bọn thảo khấu thời xưa. Nhật Bản ngày nay, luận về thực lực cơ bản, dã tâm lớn, vũ khí và quân đội tinh nhuệ… thì đều vượt xa Mãn Thanh 300 năm trước.” (Trích “Tiêu diệt Cộng phỉ trước, kháng Nhật sau, đây mới là điều nên làm”).

Vào tháng 1/1932, quân Nhật tấn công Thượng Hải, thủy quân lục chiến xâm lược Áp Bắc. Đội quân đường thứ 19 của Trung Quốc vùng lên kháng cự, “nhất – nhị bát Tùng Hỗ kháng chiến” bùng nổ. Tưởng Giới Thạch lấy thân phận là một thường dân đã kêu gọi toàn quốc ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật: “Trung Chính sẽ cùng chung hoạn nạn với các đồng chí. Hiện nay tuy quân Nhật dã man, nhưng tôi nguyện cùng sinh cùng tử với các tướng sỹ.” (Trích “Hồ sơ bí mật của Tổng thống Tưởng”, Chương 10 “Sự biến ngày 18 tháng 9”).

Chỉ một tháng sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức, chính quyền nhà nước do Lâm Sâm và Tôn Khoa lãnh đạo đã rơi vào tình trạng hỗn loạn và khủng hoảng. Bất đắc dĩ, Tôn Khoa và Uông Tinh Vệ khẩn cầu Tưởng Giới Thạch trở về nắm quyền. Tưởng Giới Thạch nói: “Nếu ta không vào Bắc Kinh, chính phủ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, sẽ không có kế hoạch tổng thể. Nếu làm ầm ĩ và ra tay liều lĩnh trong nhất thời thì đất nước sẽ diệt vong. Vì vậy, tôi sẽ đến Bắc Kinh để giúp Chủ tịch Lâm cứu vãn nguy cơ, tùy theo lương tâm của tôi mà tận hết trách nhiệm.” (Trích trong “Bản phác thảo văn vật đồ thư sự lược của Tổng thống Tưởng Trung Chính”).

Ngày 1/3/1932, Nhật thành lập chính phủ bù nhìn “Mãn Châu Quốc”, chiếm 13% đất đai của Trung Quốc, biến bốn tỉnh miền Đông thành thuộc địa.

Ngày 8/3, Tưởng Giới Thạch được phục hồi chức Ủy viên trưởng Hội Ủy viên Quân sự, trở thành lãnh tụ tối cao của quốc gia, lãnh đạo đại nghiệp cứu dân tộc. Để ngăn chặn Liên Xô thừa nhận chính phủ Mãn Châu, vào tháng 12, ông quyết định nối lại quan hệ bang giao giữa Trung Quốc và Liên Xô, vốn đã bị cắt đứt 5 năm qua.

Từ năm 1934 đến năm 1937, nhân khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch đã tiến hành làm yên ổn nội bộ quốc gia, bao vây ĐCSTQ và thu phục các tổ chức quân phiệt địa phương.

Nhẫn nhục gánh vác trọng trách

Sử dụng kế ‘lùi để tiến’ và ‘lấy nhu chế cương’, Tưởng Công đã tranh thủ thời gian bình định nội loạn trước lúc quân Nhật toàn diện tấn công. 

“Mục đích cuộc cách mạng của chúng ta là cứu nước và phục hưng dân tộc, từng chút từng chút một cũng không thể thay đổi. Còn tất cả các chính sách và chiến lược khác là để đạt được mục tiêu này, có thể tùy cơ ứng phó với tình hình hiện tại. Miễn là mục tiêu đạt hiệu quả, tất nhiên có thể tiến hoặc lùi, có thể co lại và có thể lộ ra, có thể cương có thể nhu, rồi sau đó tùy cơ ứng biến. Mối quan hệ giữa các vấn đề quốc gia là rất quan trọng và các khía cạnh liên quan cũng rất phức tạp, không dễ thành công như một đường thẳng. Chúng ta phải khéo léo vận dụng lý trí và phát huy hết khả năng nghị lực của mình, đi qua nhiều khúc quanh và trải qua nhiều khó khăn mới có thể thành công. Vạn vật trong thiên hạ có quy luật là phải lùi trước, sau mới có thể tiến, biết thu lại rồi mới vươn ra được, có thể nhu rồi mới khắc chế được cương. Lấy một ví dụ sơ sơ thôi: Ví dụ, muốn vung nắm đấm để ra đòn, trước hết phải thu tay, nắm chặt tay lại rồi duỗi nắm đấm ra, có đủ lực rồi mới đánh được đối phương. Động tác tự vệ cá nhân cũng như thế, các chính sách và chiến lược của quốc gia cũng giống như thế. Trong một số trường hợp, mặc dù bề mặt là rút lui, nhưng trên thực tế là lấy lùi để tiến. Bề ngoài thì thu lại, nhưng trên thực tế thì thu lại trước rồi sau mới duỗi ra. Trên bề mặt thì nhu, nhưng thực tế là lấy nhu khắc cương. Vì vậy, chúng ta không thể chỉ vì thấy chính phủ tỏ ra nhượng bộ và nhẫn nhục với kẻ thù, hoặc có thái độ nhu hòa một chút, thì liền cho đó là thất bại; cũng không thể thấy người ta bức bách, thúc ép, thì chúng ta liền sợ hãi. Từ sự kiện rút quân ở Hoa Bắc năm ngoái thì có thể hiểu được đạo lý này.” (Trích trong “Con đường trọng yếu để Chính phủ và nhân dân chung sức cứu nước”, năm 1936).

Ngày 18/9/1931, quân Quan Đông (Nhật Bản) gây ra biến cố ở Thẩm Dương, sau đó Nhật Bản công khai xâm lược ba tỉnh miền Đông. Trương Học Lương chống lại mệnh lệnh của chính quyền trung ương và tự ý rút lui không chiến đấu.

Ngày 19/9, Tưởng Giới Thạch viết trong nhật ký: “Giặc Oa nhân cuộc nổi dậy ở Quảng Đông và chia rẽ nội bộ mà thừa cơ xâm chiếm ba tỉnh phía đông của ta. Ôi! Đau đớn thay!”, “Dã tâm của giặc cướp Nhật Bản đã bùng nổ tất khó thu lại, Đông Á từ nay không có ngày bình yên nữa rồi!” (Trích trong “Hồ sơ bí mật của Tổng thống Tưởng”, Chương 8 “Thống nhất toàn quốc”).

Ngày 20/9, nhật ký viết: “Sau khi nghe tin Thẩm Dương, Trường Xuân và Doanh Khẩu bị Nhật Bản cưỡng chiếm, tôi thấy bất an, cảm giác giống như mất cha mất mẹ vậy. Là con cháu của tổ tiên, nếu tôi không thu hồi vùng Đông Bắc thì xem như không còn tư cách làm người nữa.” Tại thời điểm đó, nếu Trung Quốc tuyên chiến với Nhật Bản, tỏ cái dũng của kẻ thất phu thì quốc gia sẽ đi đến diệt vong. Chính phủ quyết định nhẫn nhục để tồn tại, đồng thời tăng cường ngoại giao với Nga, Mỹ, Anh, Đức và các cường quốc khác để khắc chế Nhật Bản.

Trong khi quốc gia lâm nạn, ĐCSTQ đã kích động làn sóng sinh viên và buộc chính phủ phải tuyên chiến với Nhật. Ngày 28/9, đoàn sinh viên thỉnh nguyện đã tấn công Ngoại trưởng Vương Chính Đình. Tưởng Công viết trong nhật ký rằng: 

“Hôm nay, sinh viên Đại học Trung ương tấn công Bộ Ngoại giao và đánh vỡ đầu người đứng đầu của bộ; sinh viên Thượng Hải cũng lần lượt đến thỉnh nguyện. Nhất định họ là kẻ tiếp tay của bọn phản động, nên có động cơ chính trị rõ ràng. Tình hình hiện tại vô cùng nghiêm trọng, nội ngoại rối ren, lòng dân ly tán, loạn lạc, quốc gia không biết ngày nào sẽ tàn lụi. Khổng Minh suốt đời cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Nay ta cũng ở trong hoàn cảnh này, tất cũng sẽ làm như vậy, không hổ thẹn là con của cha mẹ ta, là đồ đệ của Thủ tướng (Tôn Trung Sơn). Nhỡ ta chẳng may gặp nguy hiểm đến tính mệnh, thì bức thư này xem như là di chúc vậy. Duy trì ý chí phục thù, chớ quên nỗi nhục máu này, huynh đệ trong ngoài, nguyện cùng đồng bào đoàn kết nhất trí, dưới sự lãnh đạo chỉ huy của Quốc Dân đảng, hãy kiên nhẫn chịu khổ, không ngừng học tập, nghiêm cẩn giữ trật tự, phục tùng kỷ luật, trong vòng 10 năm kể từ ngày chịu nỗi nhục nợ máu này mà hoàn thành đại nghiệp cách mạng quốc dân — Di chúc của Tưởng Trung Chính.” (Trích trong ” Bạn biết bao nhiêu về di chúc của Tưởng Giới Thạch”, Trần Hồng Dân năm 2010). Bản Di chúc này chưa từng được công bố, và chỉ được phát hiện khi người đời sau chỉnh lý nhật ký của Tưởng Công.

Tưởng Giới Thạch,
Tưởng Giới Thạch gặp đại diện sinh viên ngày 28/9/1931. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Khi gặp đại biểu sinh viên ngày 28/9/1931, Tưởng Giới Thạch phát biểu: “Về tình thế kháng Nhật, nếu tôi muốn nhân dân cả nước ủng hộ mình, thì quá dễ dàng. Chỉ cần tuyên chiến với Nhật Bản, nhân dân cả nước sẽ khen ngợi tôi. Vậy vì sao tôi không làm, và mọi người lại nghi ngờ rằng tôi không kháng Nhật? Không phải tôi sợ chết, mà tôi không thể hủy hoại huyết mạch của quốc gia. Tôi không thể đặt mạng sống của dân tộc vào nguy hiểm. Tôi phải lập kế hoạch cho tiền đồ của quốc gia, và vì cần suy nghĩ cho tương lai dân tộc, không thể vì danh tiếng cá nhân mà khiến Trung Quốc diệt vong. Đất nước không bị diệt vong vĩnh viễn, hoặc nếu bị diệt vong vài chục năm hoặc vài trăm năm, thì vẫn có thể phục hưng được. Nhưng nếu chúng ta có cách để quốc gia không bị diệt vong, không phải chịu khổ mấy chục năm hoặc mấy trăm năm, thì tại sao chúng ta không làm? Vì sao chúng ta lại mạo hiểm hàng chục năm hoặc hàng trăm năm để chịu nhận thống khổ chứ?”

Vào tháng 12, các sinh viên từ hai địa phương Bình Tân đã tổ chức “nhóm biểu tình kháng Nhật và cứu quốc ở miền nam” và đả thương Thái Nguyên Bồi – một nguyên lão của Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 12/12, Tưởng Giới Thạch tiếp đoàn sinh viên thỉnh nguyện và có cuộc nói chuyện suốt hai tiếng đồng hồ trong tiết trời gió lạnh. Nhật ký ngày đó viết: “Vài lời sỉ nhục.” Vào ngày 14, ông nói: “Hãy giải thích cặn kẽ cho đại diện sinh viên về bản kiến ​​nghị. Những người trẻ tuổi có lý trí chiếm đại đa số, chỉ thiểu số là những kẻ bại hoại, hoành hành không kiêng nể gì, thiếu hiểu biết lễ nghi, đặc biệt là đau thương vì quốc gia.” (Trích trong “Lãnh tụ kháng Nhật Tưởng Giới Thạch” của Viên Định Hoa). 

Để đảm bảo sự bình yên dài lâu cho toàn quốc, Tưởng Công đã chịu đựng sự sỉ nhục bên trong và sỉ nhục bên ngoài, thậm chí còn lập di chúc. Có thể thấy rằng tình hình lúc ấy khá gian nan, lòng ông cũng như lửa đốt. Vào ngày 15/12, dưới áp lực của Uông Tinh Vệ và những người khác, Tưởng Giới Thạch buộc phải từ chức Chủ tịch Chính phủ Quốc dân, Trưởng viện hành chính, kiêm Tổng tư lệnh Lục, Hải, Không quân. Đây là lần từ chức thứ hai của ông.

Xem tiếp: Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.12): Trì hoãn chiến tranh

Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm
Học Hải biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ

Link bài dịch: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x