Tưởng Giới Thạch (P.10): Nội loạn ở Trung Nguyên

Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)
Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)

“Xã hội ngày nay đạo đức xuống dốc, lòng dân hoang mang, kỷ cương, trật tự hỗn loạn, vô phép, không biết hổ thẹn, không giảng về tín và nghĩa. Nguyên nhân do đâu?”

Vì sao người Trung Quốc đánh mất thể diện quốc gia?

Năm 1915, Nhật Bản sử dụng 21 điều khoản để buộc chính phủ Viên Thế Khải mở rộng hơn nữa lợi ích của mình ở Trung Quốc và khơi mào cho “Phong trào ngày 4 tháng 5”. Khi đó Trung Quốc đang lâm vào thảm họa, dân chúng từ thất vọng đến tuyệt vọng, và phong trào mùng 4 tháng 5 là biểu hiện đầy đủ cho sự tuyệt vọng này. Khẩu hiệu “chống đế quốc, chống phong kiến”, bác bỏ văn minh phương Tây và văn hóa truyền thống 5000 năm đã khiến Chủ nghĩa Cộng sản du nhập vào Trung Quốc.

Trong “Vận mệnh của Trung Quốc”, Tưởng Giới Thạch nhận định:

“Sau phong trào ngày 4 tháng 5, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc, chỉ muốn thay đổi văn hóa Trung Quốc mà không biết những giá trị truyền thống cần bảo tồn. Đối với văn hóa phương Tây, họ chỉ biết mô phỏng theo, bắt chước theo mà không tìm kiếm những giá trị có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc gia và kế sinh nhai cho người dân Trung Quốc. Đây thực sự là nguy cơ lớn nhất cho sự xâm lược về văn hóa, suy tàn về tinh thần dân tộc.” – (“Vận mệnh của Trung Quốc”, Tưởng Giới Thạch).

“Mặt khác, trong 100 năm qua, văn hóa Trung Quốc đã gặp phải những sai lầm lớn. Đó là do dưới sự áp bức của các hiệp ước bất bình đẳng, người Trung Quốc đã chối bỏ văn hóa truyền thống và khuất phục trước văn hóa phương Tây, từ tự cao thành kém cỏi, từ tín ngưỡng Thần Phật chuyển sang tôn thờ các thuyết ngoại lai, lấy tự ti làm tự trọng, nhẫn tâm mạt sát, chối bỏ những di sản văn hóa của Trung Quốc chúng ta.’’ – (“Vận mệnh của Trung Quốc”, Tưởng Giới Thạch).

Tưởng Giới Thạch nhận thức rõ rằng lịch sử và văn hóa dân tộc là sức mạnh căn bản nhất của một quốc gia. Ông viết: 

“Nói một cách đơn giản, đất nước chúng ta quá suy yếu, kinh tế xã hội đã gần như đến mức phá sản, lòng dân thì vô cảm, sở dĩ nguyên nhân do đâu? Do chúng ta đã chối bỏ những mỹ đức trong văn hóa truyền thống, chối bỏ tinh thần trị quốc, lập quốc, những học thuyết giá trị, chỉ biết tính nhất thời mà không nghĩ đến lâu dài, không những chúng ta đã quên đi tinh thần lập quốc tốt đẹp vốn có của mình, mà còn quên mất mình là con người, hơn nữa lại là con cháu Trung Hoa! Cho nên dần dần tinh thần đạo đức dân tộc đã mất dần không dấu vết, nếu một người không có giá trị về tinh thần thì cho dù còn sống mà như đã chết đi vậy. Quốc gia cũng vậy, mất đi tinh thần và linh hồn của dân tộc thì chỉ là tồn tại trên danh nghĩa mà chết về bản chất. Xã hội ngày nay đạo đức xuống dốc, lòng dân hoang mang, kỷ cương, trật tự hỗn loạn, vô phép, không biết hổ thẹn, không giảng về tín và nghĩa. Nguyên nhân do đâu? Tất cả chỉ vì tinh thần dân tộc của chúng ta đã chết rồi. Nếu chúng ta không tìm cách cứu vãn, vực dậy và phục hưng tinh thần dân tộc của chúng ta thì ngày diệt vong gần như trước mắt.” – (Tinh thần lập quốc – Trung Quốc – 1932).

“Thế mới biết, tinh thần dân tộc của một đất nước là vô cùng quan trọng. Nếu mất đi tinh thần dân tộc thì đất nước đó chẳng còn gì, nếu còn tinh thần dân tộc thì dù đất nước có bị diệt vong vẫn có thể phục hưng trở lại. Vì vậy chúng ta không sợ người Nhật xâm lược chúng ta như thế nào, mà chỉ sợ chúng ta đánh mất đi tinh thần dân tộc trong chính mình.” – (Tinh thần lập quốc – Trung Quốc – 1932).

Trung Nguyên nội loạn không ngừng

Lúc này, Chính phủ Quốc dân trực tiếp kiểm soát các khu vực của Hoa Đông Trung Quốc, Chính phủ Trung ương thì chia rẽ Ninh – Việt (Nam Kinh và Quảng Đông), Hồ Hán Dân thành lập Chính phủ Quốc dân tại Quảng Đông. Vào thời điểm đó, mặc dù các khu vực khác trên danh nghĩa đều thuộc về quyền kiểm soát của Chính phủ Quốc dân, nhưng trên thực tế có hơn 60 lãnh chúa cát cứ. Các chính trị gia không muốn thống nhất đất nước, điều này khiến Trung Hoa không những không thể lập quốc mà còn bị chủ nghĩa đế quốc sỉ nhục. Bên ngoài thì Nhật Bản dòm ngó, bên trong thì Trung Cộng mưu tính, Trung Quốc không thể thống nhất và bị mắc kẹt trong cuộc nội chiến, không chống lại được Nhật Bản xâm lược. (Thế lưỡng nan của Tổng thống Tưởng Giới Thạch).

Sau cuộc Bắc phạt, Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hy kiểm soát Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và các tỉnh khác. Quân đội phía tây bắc của Phùng Ngọc Tường nắm giữ Thiểm Tây, Cam Túc, Sát Cáp Nhĩ, Hà Nam. Quân đội phía đông bắc của Trương Học Lương nắm giữ bốn tỉnh đông bắc. Mỗi bên có hơn 20 vạn binh lực. Quyền lợi của các lãnh chúa nằm trong quân đội và lãnh thổ mà họ cát cứ, đất nước và dân tộc không phải là mối quan tâm lớn của họ. Các lãnh chúa có lòng tự tôn riêng của họ, và chi tiêu quân sự của họ vượt quá 75% tổng thu ngân sách quốc gia.

TƯỞNG GIỚI THẠCH
Tưởng Giới Thạch năm 1912. (Ảnh: Wikipedia)

Tưởng Giới Thạch cố gắng sử dụng biện pháp hòa bình để chế tài các lãnh chúa, còn các lãnh chúa cũng bắt đầu nổi dậy với những cuộc chiến vũ trang, dẫn đến đại chiến Trung Nguyên. Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường và Lý Tông Nhân cùng tham gia, điều động tổng cộng hơn 70 vạn binh sĩ, ngoài ra quân đội Trung ương tham chiến hơn 60 vạn, tổng cộng hơn 100 vạn người đã tham gia cuộc nội chiến cùng các quân phiệt.

Trương Học Lương dẫn đội quân chủ lực Đông Bắc vào cửa khẩu và kiểm soát được Kinh – Tân (Bắc Kinh, Thiên Tân), kết thúc đại chiến Trung Nguyên, dẫn đến thiếu hụt quân đội tại cửa khẩu, từ đó mở đường cho quân đội Nhật Bản phát động cuộc chiến ngày 18 tháng 9.

Khói lửa cuộc đại chiến Trung Nguyên chưa kết thúc thì Uông Tinh Vệ cùng Lý Tông Nhân lập căn cứ riêng tại Quảng Đông cấu kết với Nhật Bản, trợ giúp cho Trung Cộng đưa quân lên phía bắc thảo phạt Nam Kinh. Đồng thời Trung Cộng thiết lập chính quyền Liên Xô tại Giang Tô gây ra nhiều bất lợi cho Tưởng Giới Thạch. Chỉ có ông mới biết rằng dung túng cho Trung Cộng chẳng khác gì nuôi hổ. Trung Cộng với mưu đồ rõ ràng về Chủ nghĩa Cộng sản và cương lĩnh chính trị, mà đằng sau nó là Cộng sản Quốc tế, so với quân phiệt thì hoàn toàn không giống nhau. Các quân phiệt chỉ muốn có quyền kiểm soát khu vực, làm hoàng đế, có quyền sinh sát tại khu vực đó, nhưng Trung Cộng thì muốn phổ cập Chủ nghĩa Cộng sản toàn Trung Quốc.

Chủ nghĩa Tam Dân đánh thức linh hồn dân tộc

Năm 1934, Tưởng Giới Thạch lấy bút danh Từ Đạo Lân viết một bài báo rất quan trọng trên Tạp chí Bình luận Ngoại giao, bàn về “Thế nào là thù? Thế nào là bạn?”, qua đó thuyết phục Nhật Bản từ bỏ chính sách cứng rắn với Trung Quốc, hóa kiếm thành cày. Bài báo viết: “Trung Quốc không có khái niệm về thù hận không thể giải quyết, mà tốt – xấu, kẻ thù – bạn hữu, hai khái niệm này hoàn toàn có thể chuyển đổi”. Nếu Nhật Bản có thể từ bỏ hành vi xâm lược lãnh thổ Trung Quốc, thì Trung Quốc vốn có thể giải hòa làm bạn với các nước phương Tây, huống hồ là Nhật Bản – quốc gia trên cùng lục địa. Tuy nhiên, là một quốc gia phương Đông, Nhật Bản nên hiểu tâm lý và đặc điểm của người Á Đông, đặc biệt là người Trung Quốc, ấy là họ luôn đề cao tình cảm, cách cư xử, lễ phép và đạo đức. “Tôi dám cảnh báo Nhật Bản rằng đối với một dân tộc có những công dân có đặc điểm và ý thức dân tộc, thì hành vi khiến họ khó có thể chấp nhận nhất là hủy hoại quốc gia và văn hóa lịch sử của mình”.

Tưởng Giới Thạch thấy được quan điểm sai lầm của Nhật Bản về giá trị lịch sử của Trung Quốc, tức là người Nhật chỉ nhìn ra khuyết điểm mà không nhìn ra ưu điểm của dân tộc Trung Hoa. Văn hóa và mỹ đức vốn có của Trung Quốc là nền tảng của Chủ nghĩa Tam Dân, cũng chính là linh hồn của Trung Quốc, chỉ cần linh hồn của đất nước được đánh thức và người Trung Quốc tin tưởng vào Chủ nghĩa Tam Dân thì sức mạnh tinh thần của Trung Quốc có thể đánh bại sức mạnh vật chất của kẻ thù.

“Chìa khóa quan trọng cho việc chiến thắng hay thất bại nằm ở chỗ ‘biết người biết ta, trăm trận trăm thắng’. Mặc dầu người Nhật nắm rõ về tình huống Trung Quốc chúng ta nhưng họ đã mắc một sai lầm rất nghiêm trọng trong cách nhìn nhận về lịch sử dân tộc Trung Hoa, họ đánh giá rằng dân tộc Trung Hoa chúng ta là thuộc chủng loài nô lệ thấp kém.”

“Người Nhật đặc biệt sai lầm khi nhìn nhận các lãnh chúa và quan lại trong thời đại của Viên Thế Khải kể từ năm đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, rằng họ đều là những kẻ ích kỷ, tham nhũng và coi thường pháp luật, đê hèn, không có một chút quan niệm về đất nước và dân tộc, không có một chút tinh thần cứu nước cứu dân. Họ cho rằng sĩ quan và quân nhân Trung Quốc đều là như vậy. Họ còn cho rằng người Trung Quốc là vô cùng thấp kém, họ có thể mua và sử dụng bất cứ ai, thậm chí có thể tùy ý khống chế và bóc lột.”

“Vì nhận định sai lầm này mà họ tùy ý làm loạn tại Trung Quốc, họ còn nghĩ rằng có thể đánh bại Trung Quốc mà không cần đánh chiếm. Người Nhật chỉ nhìn thấy điểm xấu của Trung Quốc mà không nhìn thấy được những ưu điểm vốn có của Trung Quốc”.

“Họ chỉ nhìn thấy sự diệt vong thời Tống mà không để ý đến những nghĩa sĩ trung thành thời Hậu Tống, càng không nhìn thấy được sự thịnh hưng của nhà Minh. Chỉ nhìn thấy sự suy vong của Triều Mãn Thanh mà không hình dung được tư tưởng cách mạng đã ăn sâu vào tinh thần của dân chúng, càng không thể nhìn ra được sự thịnh vượng của Trung Hoa Dân Quốc. Chỉ đánh giá cao Viên Thế Khải mà không nhìn thấy được tài năng xuất thần của Tổng thống Tôn Trung Sơn. Chỉ biết đến quân đội của quân phiệt Bắc Dương mà không nhìn thấy được lực lượng quân đội cách mạng nước ta, họ nhìn thấy một phần tồi tệ của Trung Quốc mà đánh giá rằng Trung Quốc hết thảy đều rất tệ, không thể tốt lên được nữa.”

Loại sai lầm này là do sự kiêu ngạo và thành kiến ​​hẹp hòi của đất nước họ gây ra, nhưng phần lớn là do họ hiểu sự việc không rõ ràng. Chính vì những hiểu biết không rõ ràng, phán đoán sai lầm của họ nên dẫn đến những thất bại trong tương lai.

“Chủ nghĩa Tam Dân hoàn toàn là phương cách hòa bình của quân vương, đối lập hoàn toàn với dã tâm bá quyền của chủ nghĩa đế quốc. Từ xưa đến nay, Trung Quốc chúng ta luôn dùng đế vương để khắc chế bá quyền, cái gọi là ‘nhân giả vô địch’, chữ nhân chính là tinh thần cơ bản của cốt cách quân vương, tức là xuất phát điểm của nguyên tắc Tam Dân. Nếu chúng ta sử dụng nguyên tắc Tam Dân để chống lại chủ nghĩa đế quốc thì chắc chắn sẽ giành được thắng lợi vô cùng vĩ đại. Vì vậy, Chủ nghĩa Tam Dân không chỉ là nguyên tắc cao nhất để chiến đấu xây dựng đất nước mà còn là lực lượng vĩ đại nhất. Tinh thần cơ bản của Chủ nghĩa Tam Dân là kế thừa văn hóa và mỹ đức vốn có của Trung Quốc, vì vậy Chủ nghĩa Tam Dân là linh hồn của đất nước, muốn cứu nước thì trước hết phải đánh thức tinh thần của đất nước. Với niềm tin về Tam nguyên, chúng ta sẽ củng cố lòng tin của dân tộc, thống nhất ý thức và nâng cao tinh thần dân tộc. Mặc dù so với kẻ thù chúng ta thua kém về vật chất, nhưng với sức mạnh tinh thần của dân tộc, chúng ta chắc chắn có thể đánh bại mọi sức mạnh vật chất của kẻ thù”. — (“Những điều trọng yếu khi Chính phủ và nhân dân hợp lòng cứu nước).

Xem tiếp: Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.11): Dẹp giặc trong, ngăn giặc ngoài

Tổ nghiên cứu nhân vật thiên cổ anh hùng của văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm
Linda Huang biên dịch

Theo Epoch Times

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x