Những điều ít người biết về tượng binh mã dũng của Tần Thủy Hoàng

tan thuy hoang minhchantuong
Trong thời loạn thế cuối đời nhà Tần, quân đội kinh sư nhà Tần – nguyên mẫu của quân đoàn binh mã dũng của Tần Thủy Hoàng đã biến mất không dấu vết, cho đến ngày nay vẫn chưa có câu trả lời. (Ảnh: Shutterstock)

Tượng binh mã dũng của Tần Thủy Hoàng là một đại kỳ tích của văn hóa Á Đông xưa, nhưng du khách tham quan tượng binh mã dũng tại lăng Tần Thủy Hoàng luôn hỏi: “Tại sao toàn là nam? Nhiều binh mã dũng như thế này, tại sao không có một nữ binh mã dũng nào?”

Có phân tích cho rằng, sở dĩ trong lăng Tần Thủy Hoàng không có nữ binh mã dũng là bởi vì trong văn hóa truyền thống Á Đông, thông thường đều là “nam chủ ngoại, nữ chủ nội” (nam lo liệu các sự việc bên ngoài, còn nữ quản các sự việc trong nhà), việc dẫn quân đánh trận là việc của nam giới, phụ nữ chỉ cần ở nhà làm việc nhà, nuôi dạy con cái là tốt rồi.

Thực ra thời cổ đại cũng có phụ nữ dẫn quân đánh trận. Ngoài những cái tên mọi người đã quen thuộc như những nữ anh hùng Hoa Mộc Lan, Dương Gia Tướng Xa Thái Quân, Mộc Quế Anh, Tần Nương Ngọc ra, còn có nữ tướng Phụ Hảo mà ít người biết tới.

Phụ Hảo là trọng thần của quốc gia, là vương phi của quân chủ triều Thương – Vũ Đinh. Đương thời, thông qua chiến tranh để mở rộng bản đồ triều Thương là nhiệm vụ chủ yếu nhất. Cuộc chiến lớn nhất thời kỳ Vũ Đinh chính là cuộc chiến của nữ tướng Phụ Hảo đánh trận. Có rất nhiều ghi chép về Phụ Hảo xuất chinh bằng chữ giáp cốt trên xương thú mai rùa.

“Đại sự quốc gia là ở lễ tế và chiến tranh” (Quốc chi đại sự, tại tự dữ nhung). Câu nói này rất nổi tiếng, nó có nguồn gốc từ “Tả truyện”, cho rằng: Vạn vật hữu linh, Thần cao hơn nhân loại và trông coi nhân gian, do đó tế tự càng quan trọng hơn chiến tranh.

Phụ Hảo không chỉ là nữ tướng, mà còn là nữ tế tự. Chữ giáp cốt ghi chép Phụ Hảo chủ trì đại lễ tế tự, thông qua đó câu thông với Thần. Việc ra các quyết sách quốc gia đại sự cũng nằm trong phạm vi chức trách của bà. Do đó có thể thấy, phụ nữ thời cổ đại cũng có thể dẫn quân đánh trận, bảo vệ gia đình, quốc gia, mở mang bờ cõi.

Phụ Hảo không chỉ là nữ tướng, mà còn là nữ tế tự. Việc ra các quyết sách quốc gia đại sự cũng nằm trong phạm vi chức trách của bà.
Phụ Hảo không chỉ là nữ tướng, mà còn là nữ tế tự. Việc ra các quyết sách quốc gia đại sự cũng nằm trong phạm vi chức trách của bà. (Ảnh: baike.baidu.com)

Tuy hiện nay chưa phát hiện ra dấu vết của nữ binh mã dũng, tất cả đều là binh mã dũng nam, nhưng theo những ghi chép sử sách thì Tần Thủy Hoàng là người có tấm lòng rộng mở, ông rất yêu quý nhân tài, và chỉ dùng người tài năng.

Ông thực hiện dùng pháp luật trị quốc, trong hệ thống pháp luật nhà Tần không hề có tư tưởng coi thường phụ nữ.

Ngoài tượng binh mã dũng ra, người ta còn phát hiện ra các tượng gia cầm như gà, vịt, ngỗng và hàng trăm loài động vật quý khác, có loài động vật hiện nay đã tuyệt chủng rồi. Có thể trong tương lai sẽ phát hiện ra tượng binh mã dũng nữ cũng nên.

Ngoài ra còn có một bí mật về lời nguyền của binh mã dũng. 

Các nhà khảo cổ phát hiện ra có những hành động phá hoại lớn đối với hầm binh mã dũng. Trong quá trình khai quật phát hiện ra lượng lớn đất bị lửa thiêu và những mẩu gỗ cháy sót lại, những cây gỗ đỡ trong hầm về cơ bản đều đã thành tro.

Từ những tài liệu văn hiến có thể suy đoán rằng: người phá hoại binh mã dũng có lẽ là Hạng Vũ. Bởi lẽ Hạng Yên, ông nội của Hạng Vũ bị tướng nước Tần là Vương Tiễn giết chết khi nước Tần diệt nước Sở. Người chú của Hạng Vũ là Hạng Lương cũng chết dưới tay tướng nhà Tần.

Các nhà khảo cổ phát hiện ra có những hành động phá hoại lớn đối với hầm có các tượng binh mã dũng
Các nhà khảo cổ phát hiện ra có những hành động phá hoại lớn đối với hầm binh mã dũng. (Ảnh: Shutterstock)

Trong thời loạn thế cuối đời nhà Tần, quân đội kinh sư nhà Tần – nguyên mẫu của quân đoàn binh mã dũng của Tần Thủy Hoàng đã biến mất không dấu vết, cho đến ngày nay vẫn chưa có câu trả lời.

Nhưng theo những ghi chép của dã sử, Sở Bá vương Hạng Vũ – người đã đánh đổ đế quốc Tần, cuối cùng lại chết bởi tay “binh mã dũng”. Năm vị tướng sĩ kỵ binh cuối cùng trảm Hạng Vũ ở bên sông Ô Giang đều là người Tần xuất thân ở khu vực Quan Trung, đều là tướng sĩ cũ của quân Tần, đều là nguyên hình của binh mã dũng.

Trận chiến Cai Hạ, quân Hán 60 vạn, vậy mà 5 kỵ sĩ Dương Hỉ, Dương Vũ, Lã Thắng, Vương Ế và Lã Mã Đồng lại có thể lưu danh sử sách thì đã là một kỳ tích rồi. Trong tỷ lệ 1 phần 120.000 này, 5 kỵ sĩ này đuổi Hạng Vũ đến bên sông, họ đều là tướng sĩ của quân Tần, hơn nữa quan chức đều phù hợp với đội quân kinh sư nhà Tần, quyết không thể là chuyện ngẫu nhiên.

Do đó, những sự kiện lịch sử là từng khâu nối liền từng khâu, cuối cùng lại có thể tìm được điểm nối tiếp lịch sử ở giữa cái chết của Hạng Vũ và binh mã dũng, từ đó dẫn ra chuyện ‘binh mã dũng’ giết chết Hạng Vũ, khiến người ta cảm thấy sự thâm trầm và thần kỳ của lịch sử. 


Theo NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x