NHÂN VẬT ANH HÙNG THIÊN CỔ
CHÂN NHÂN CÁI THẾ TRƯƠNG TAM PHONG
TRƯƠNG TAM PHONG (8) – Võ Đang Sáng Tuyệt Học
Chương 3: (tiếp theo) – phần 2
2. Mộng Huyền Đế, Võ Đang sáng tuyệt học (Mơ thấy Huyền Đế, tại Võ Đang tạo ra tuyệt học)
“Văn bia của Vương Chinh Nam” ghi rằng Trương Tam Phong “Đêm mơ thấy Huyền Đế dạy quyền pháp, ngày hôm sau một mình giết hơn trăm tên cướp”.
Huyền Đế chính là Huyền Thiên Thượng Đế, tức là Chân Võ Đại Đế tu Đạo ở Võ Đang. Theo kinh sách Đạo, Huyền Thiên Thượng Đế là hóa thân của Nguyên Thủy và là biệt thể của Thái Cực. Thời Thượng Tam Hoàng, Ngài hạ thế làm Thái Thủy Chân Nhân. Thời Trung Tam Hoàng, Ngài hạ thế làm Thái Ất Chân Nhân. Tới thời Hoàng Đế, Ngài hạ thế làm Huyền Thiên Thượng Đế. Sách cổ ghi lại rằng Chân Vũ Đại Đế là con trai của vua Tịnh Lạc và hoàng hậu Thiện Thắng. Hoàng hậu nằm mộng nuốt mặt trời, tỉnh dậy có thai và sinh ra Chân Vũ trong cung điện sau 14 tháng và hơn 400 thời thần. Sau khi lớn lên, ông liền rời xa gia đình và cha mẹ để đến núi Võ Đang tu Đạo, sau 42 năm công thành quả mãn, ông đã bạch nhật thăng Thiên.
Trong “Huyền Thiên Thượng Đế Khải Thánh Lục” nói rằng Chân Vũ thành Đạo bay lên trời, lại đã xuống hạ giới “Trong 7 ngày, tất cả yêu ma dưới hạ giới bị loại bỏ hết. Người và quỷ bị tách ra, oan hồn giải tán, và các linh hồn được siêu thoát”. Huyền Đế thiên biến vạn hóa, là tông sư chủ giáo. Phân thân giáng thế, tế vật độ nhân, vô biên vô lượng. Động thiên phúc địa, không nơi nào không hiển linh. Sự tích cảm ứng, sách khó ghi chép hết. “Huyền Thiên Thượng Đế Khải Thánh Lục – Thần tướng giáo Pháp” thuật lại rằng vào năm Càn Hưng thứ hai (năm 1023), cha của Trương Hiếu Ninh, ở Kiềm Châu đã thờ cúng Chân Vũ, mọi việc đều xin quẻ mới làm, việc nào cũng linh cảm. Hiếu Ninh bắt chước cha cũng thờ cúng Chân Vũ, đặc biệt chân thành không làm trái. Trong một cuộc tỷ võ của triều đình để chọn tướng võ, vào ban đêm Hiếu Ninh mơ thấy “Hà Khôi Thần tướng dưới điện Chân Vũ đích thân dạy ông kỹ thuật thương pháp cung mã, đột nhiên Thần ngộ”. Hiếu Ninh đã giành vị trí đứng đầu trong cuộc tỷ võ và sau đó được bổ nhiệm chức Phòng ngự sứ Doanh Châu.
Từ xa xưa, Đạo gia đã có truyền thống luyện võ, rất nhiều người tu Đạo đã luyện võ, nội ngoại kiêm tu. Tuy nhiên, Đạo gia giảng thanh tĩnh, vô vi, hướng tới phản bổn quy chân, coi võ thuật là “Học vấn thấp kém, không quan trọng”, tức là tuy có mà không dùng, luôn ít được ghi chép lại. Ngoài ra, hầu hết người tu Đạo đều rời xa thế tục, võ công và các tuyệt kỹ của họ không khoe khoang với thế gian; Nhưng công pháp với đan pháp, đạo pháp của võ công Đạo Gia là một thể, và chủ yếu được khẩu truyền tâm thụ, vì vậy họ hiếm khi được thế nhân biết đến. Vì vậy, đối với người thường mà nói thì võ công của Đạo gia quý hiếm như sừng lân cựa phượng vậy.
Huyền Thiên Thượng Đế đã trao mệnh cho Trương Tam Phong tạo ra Thái Cực Quyền, điều này ắt phải có ý nghĩa lịch sử sâu xa. Ngày nay, võ thuật nội gia đã hình thành nhiều kiếm pháp quyền công độc đáo. Các công lý, công pháp, động tác Taolu và yếu lĩnh chính, không có cái nào siêu vượt lý luận Thái Cực Quyền của Trương Tam Phong.
3. Vận thái cực, vạn hóa sinh vu thân (Chuyển vận Thái Cực, trên thân phát sinh vạn biến hóa)
Học thuyết Thái Cực của Đạo gia có nguồn gốc phát triển lâu đời, và học thuyết Thái Cực giảng về hai khí âm và dương. Khi không có khí âm dương thì ở trạng thái hỗn độn, gọi là vô cực, sau đó sinh ra Thái Cực, có âm dương thì Thái Cực sinh ra vạn sự vạn vật.
Trong tác phẩm “Học Thái Cực Quyền phải liễm Thần tụ khí”, Trương Tam Phong nói: “Trước Thái Cực vốn là vô cực. Một khí hỗn độn mênh mông, trộn lẫn không phân, vì vậy, vô cực là mẹ của Thái Cực, là cơ chế tiên thiên của vạn vật. Hai khí phân chia, Thiên địa phân, bắt đầu thành Thái cực. Hai khí là âm và dương, âm tĩnh và dương động, âm ngừng và dương sinh; Trời đất phân rõ trong đục, trong nổi lên còn đục chìm xuống, trong cao đục thấp; âm và dương giao nhau, trong và đục tương hợp, khí trời đất hòa hợp hóa sinh, bắt đầu sinh vạn vật. Con người sinh ra trên thế gian, vốn có một vô cực, là cơ chế tiên thiên; Đến lúc nhập vào hậu thiên, lập tức thành Thái Cực; Vì vậy vạn vật không có cái nào không có vô cực, cũng không có cái nào không có Thái Cực”.
Thái Cực mà Trương Tam Phong luận thuật này hoàn toàn giống với trong “Đại Đạo Luận” của ông nói tới. Bên trên nói rằng “Một âm một dương là Đạo, người tu luyện cũng là tu Đạo âm dương này”. Ở đây nói hai khí là âm và dương. “Hai khí phân, Thiên địa phân, bắt đầu thành Thái Cực”. “Do đó vạn vật không cái nào không có vô cực, cũng không cái nào không có Thái Cực”. Cơ thể con người “Vốn có một vô cực” là “Cơ chế tiên thiên”, khi nhập vào hậu thiên sẽ thành “Thái Cực”. Nhất động nhất tĩnh của cơ thể người, động tĩnh dựa vào nhau, không có lý do gì cho động và tĩnh, giống như vòng tròn không có đầu, là Thái Cực tự nhiên. Người ta cũng nói rằng chỉ có thân thể vật chất của con người thì không thể tạo thành một con người sống, và “Thần khí” mới là chúa tể của sinh mệnh con người. Và “Thần khí tương giao” cũng là một Thái Cực. Trương Tam Phong chỉ ra rằng để truyền ra Thái Cực Quyền pháp của mình, trước tiên phải hiểu nguyên lý của Thái Cực này:
“Tác dụng của con người, là khi có động tất có tĩnh, tĩnh cực tất động, động tĩnh dựa vào nhau, âm dương phân biệt hoàn toàn như Thái Cực. Sinh cơ của con người tất cả dựa vào Thần khí, khí trong nổi lên, không khác gì Trời cao. Thần ngưng nội liễm, không khác gì đất thấp. Thần khí tương giao, cũng như Thái cực vậy. Nên muốn truyền Thái cực quyền pháp của ta thì trước tiên phải hiểu rõ diệu Đạo của Thái Cực. Nếu không biết điều này, không phải là đệ tử của ta” (Học Thái Cực Quyền Tất Liễm Thần Tụ Khí)
Trương Tam Phong cho rằng học Thái Cực Quyền là đặt nền tảng cho tu Đạo, mà tu Đạo lấy tu tâm luyện tính làm chủ. Thái Cực Quyền chứa đựng nhiều thứ nội ngoại kiêm tu, cơ thể theo đó mà thay đổi, cảnh giới tư tưởng cũng được nâng cao, con người mới luyện xuất ra được các thứ.
Ngược lại, nếu không tu dưỡng tâm tính, tâm thần bất định, thần khí bất hòa, chỉ học được tư thế Thái Cực Quyền (Bộ sách ghi lại động tác võ thuật), không luyện xuất ra được công phu chân chính.
“Học Thái Cực Quyền là nền tảng nhập Đạo. Mục đích chính của nhập Đạo là dưỡng tâm, tụ khí liễm thần làm chủ. Vì vậy, tập quyền này ắt phải như vậy. Nếu tâm không thể yên thì tính loạn. Khí không tụ ngoài, Thần tất loạn. Tâm tính không tương tiếp, thần khí không tương giao thì toàn thân tứ thể bách mạch không cái nào không chết. Tuy dựa vào tác dụng của thế nhưng pháp vô hiệu. Muốn cầu an tâm định tính, liễm Thần tụ khí thì không thể thiếu thiền định, pháp để thực hành công không thể bị hủy bỏ. Các học giả phải tìm kiếm lợi ích của Thái Cực trong động và tĩnh, ở Bát quái và Ngũ hành cầu lý sinh khắc, rồi trộn số bảy hai mà thành vô cực. Tâm tính Thần khí, tương tùy tác dụng, thì tâm an tính định, Thần liễm khí tụ, thành Thái Cực trong thân, âm dương giao, động tĩnh hợp, tứ thể bách mạch toàn thân lưu thông thông suốt, không bị dính hay bị ứ đọng, và có thể truyền pháp của ta” (Học Thái Cực Quyền tất liễm Thần tụ khí)
Trương Tam Phong đã nói trong tác phẩm “8 bài thơ Đại Đan viết ở Võ Đang Đạo thất khai thị cho các đệ tử” rằng: “Muốn tìm Chân phải biết khiếu hư vô, công phu chỉ ở đó mới đạt được. Tới lui thuận nghịch luyện Âm Dương; Lên xuống Khảm, Ly điên đảo. Mơ mơ màng màng Thái Cực sinh, mịt mù vi diệu Anh nhi triệu. Xuất huyền nhập tẫn do tự nhiên, nhược vong nhược tồn thủ đàn táo”. Tới lui thuận nghịch luyện âm dương, hữu ý vô ý sinh Thái Cực, thế là mịt mù vi diệu sinh xuất Nguyên anh, đây mới là chân thân của người tu Đạo.
Nhân sinh tồn tại giữa âm dương trong Thái Cực, Trương Tam Phong đã giải thích những điều sâu xa một cách đơn giản, tiết lộ cơ chế hình thành của Thái Cực trong cơ thể con người, cho thấy rõ mối quan hệ giữa Thái Cực quyền và thuật luyện đan. Hậu nhân gọi tác phẩm của ông là bí quyết luyện đan Thái Cực.
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch: NTD Việt Nam
Xem tiếp: Trương Tam Phong – Chương 3: Bốn lạng địch ngàn cân (phần 3)
- Xem thêm:
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.33): Hội nghị Trùng Khánh
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.32): Bảo toàn Nhật Bản
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!