NHÂN VẬT ANH HÙNG THIÊN CỔ
CHÂN NHÂN CÁI THẾ TRƯƠNG TAM PHONG
TRƯƠNG TAM PHONG (9) – Bốn lạng địch ngàn cân
Chương 3: (tiếp theo) – phần 3
Người già tám 80, 90 tuổi có thể đánh bại lũ cướp vì Thái Cực quyền huyền diệu khó đoán, Thái Cực quyền chợt ẩn chợt hiện, cao thâm vô tận, tiến thoái không đầu, một cọng lông cũng không thêm, con ruồi cũng không lọt được.
4. Thần điều khiển ý, bốn lạng địch ngàn cân
Tác phẩm “Thái Cực Quyền Kinh” của Minh Vương Tông Nhạc cho rằng võ thuật có rất nhiều trường phái, tuy có sự khác biệt, nhưng chẳng qua là dùng mạnh bắt nạt yếu, chậm thua nhanh. Loại đấu pháp có lực đánh vô lực, chậm thua nhanh này chỉ có thể nói là năng lực của người bình thường. Thái Cực Quyền không như vậy. Trong “Bí quyết Thái cực quyền”, Trương Tam Phong nói rằng không phải do tay nhanh hay tay chậm mà là do Thái Cực Quyền có thể luyện xuất ra được các công năng của Thái Cực. Ý niệm chỉ huy công năng Thái Cực đả xuất ra quyền, thực hiện sự việc đó. Bởi vì không dùng lực, nên trong mắt mọi người nhìn thì chính là “tứ lượng bạt thiên cân” (bốn lạng địch ngàn cân).
Trương Tam Phong đã nói trong cuốn “Học Thái Cực Quyền phải liễm Thần tụ khí” rằng: “Quyền chưa tới mà ý đã tới trước, quyền không tới mà ý cũng tới. Ý là do Thần sai khiến”. Và “dùng ý không dùng lực” là một trong 10 yếu tố của Thái Cực Quyền. Trong “Thái Cực Quyền ca” cũng có nói rằng làm thế nào để phân biệt giữa “thể” và “dụng”. Đó chính là “ý khí là vua đến xương thịt là bề tôi”. “Ý khí” giống như quân vương, sức lực của xương thịt thân thể giống như bề tôi. Ý do Thần sai khiến.
“Thái Cực Quyền, tĩnh giống như động, động cũng như tĩnh. Động và tĩnh tuần hoàn, không ngừng liên kết với nhau, thì hai khí giao nhau hình thành nên hình tượng của Thái Cực. Thần thu vào trong, khí tụ ở bên ngoài. Quyền chưa tới mà ý đã đến trước, quyền không tới mà ý cũng đã tới. Ý là do Thần sai. Thần khí kết hợp, và định vị Thái Cực. Hình tượng của nó được tạo thành, vị trí của nó được xác định, khí trời đất hóa sinh, và nó được là số bảy hai. Thái Cực Quyền có tổng cộng 13 thế: gác, vuốt, gạt, ấn, hái, ngoặt, cùi chỏ, dựa, tiến, lùi, nhìn phải, nhìn trái, định ở giữa, theo bát quái, ngũ hành sinh khắc. Phần tinh của nó bao gồm kéo, thả lỏng lưng, định hư thực, rơi xuống, dùng ý không dùng lực, trên dưới theo nhau, nội ngoại tương hợp, liên kết không ngừng, trong động tìm tĩnh. Vì thế một trong 10 điều cốt yếu của Thái Cực Quyền là người học phải bất nhị pháp môn”. (Học Thái Cực Quyền phải liễm Thần tụ khí)
“13 thế không nên coi thường. Nguồn gốc ngụ ý nằm ở eo lưng. Cần chú ý sự biến chuyển hư thực. Khí lưu chuyển khắp thân thể không được ứ đọng, trong tĩnh động chạm tới cái động, động lại giống như tĩnh. Bởi vì kẻ địch biến hóa thần kỳ, uy lực xét đoán tâm cần dụng ý, bất giác mà có được không tốn công phu. Lưu ý kỹ vào phần eo, bụng thả lỏng và tịnh khí lên. Mấu chốt quy về chính Thần quán đỉnh, toàn thân nhẹ nhàng treo đỉnh đầu. Chú ý kỹ tới yêu cầu, cong duỗi mở đóng nghe không hạn chế. Hướng dẫn nhập môn phải khẩu truyền, công phu không ngừng pháp tự ngừng, nếu dùng ngôn ngữ thì chuẩn mực là gì? Ý khí là vua tới cốt nhục là bề tôi? Nghĩ dụng ý rốt cục ở đâu? Ích thọ, trường sinh bất
lão. Bài ca, trăm câu, lời nào cũng ý nghĩa chân thật. Nếu không tìm hiểu hướng này, lãng phí công phu, gác, vuốt, gạt, ấn cần cẩn thận, trên dưới tương tùy người khác khó tiến vào. Mặc cho hắn đánh ta thật mạnh, dẫn động 4 lạng địch ngàn cân. Tiến vào rơi vào hư không lập tức xuất chiêu, dình liền theo sát không mất đỉnh” (Trương Tam Phong “Thái Cực Quyền ca”).
“Ngẩng đầu thì thật cao, cúi thì thật sâu, càng tiến thì càng dài, lui thì càng mau, một cánh lông cũng không thể thêm vào, ruồi cũng không thể lọt. Mọi người không biết ta, nhưng chỉ mình ta biết mọi người. Anh hùng bất khả chiến bại, ẩn mình mà vì thế mới đạt được. Vì thế kỹ năng bên ngoài có rất nhiều, dù có sự khác biệt nhưng nhìn chung không ngoài việc lấy mạnh ức hiếp yếu, chậm thua nhanh mà thôi. Có lực đánh vô lực, tay chậm nhường tay nhanh đều là năng lực thiên bẩm, không liên quan đến học lực hữu vi. Xem xét câu ‘tứ lượng bạt thiên cân’ cho thấy rõ vô lực thắng. Nếu nhìn vào hình thức ông già trên
80 mà có thể chống lại đám đông, làm thế nào có thể nhanh như thế?” (Minh Vương Tông Nhạc “Thái Cực Quyền Kinh”).
Thủ pháp của “Thái Cực Quyền Ca”: “Chợt ẩn chợt hiện tiến dù xa, một cái lông không thêm vào đạo tạng”. Thái Cực Quyền nhìn thì “hoãn, mạn, viên”, kỳ thực là nhanh như ý nghĩ của con người. Người già tám 80, 90 tuổi có thể đánh bại lũ cướp vì Thái Cực quyền huyền diệu khó đoán, Thái Cực quyền chợt ẩn chợt hiện, cao thâm vô tận, tiến thoái không đầu, một cọng lông cũng không thêm, con ruồi cũng không lọt được. Thái Cực Quyền còn được gọi là Trường Quyền, nói “Trường Quyền, giống như tràng giang đại hải, chảy mãi không dừng”. Đơn giản bởi vì công năng của nó đến từ không gian khác nên người khác
không biết ta, chỉ mình ta biết mọi người, nơi anh hùng đều không có địch thủ. Bài thơ “Quy Tần” của Trương Tam Phong viết: “Ai biết tiêu diêu vật ngoại thân”. Người thành tựu được Thái Cực Quyền thì có thân ngoại thân. Cổ nhân nói thân thể ra ngoài ngũ hành, nhìn thì là ở đây nhưng thực tế không ở đây.
“Từ Thục tới Tần không lánh Tần, Tây Tần sống lâu như Tần nhân. Bài thơ khắc trên đá Bảo Kê, ai biết tiêu diêu vật ngoại thân” (Trương Tam Phong “Quy Tần”).
5. Tâm khẩu thụ, người học bất nhị pháp môn
Trong “Học Thái Cực Quyền phải liễm Thần tụ khí”, Trương Tam Phong yêu cầu nghiêm khắc người học Thái Cực Quyền phải bất nhị pháp môn. Thái Cực Quyền khác với võ thuật, luyện được không chỉ ở gân cốt ngoài da, cơ chế và nội hàm vốn có nội ngoại kiêm tu coi việc ‘bất nhị pháp môn’ là một yêu cầu nghiêm khắc. Trong “Đại Đạo luận”, Trương Tam Phong đã chỉ ra rằng Nho, Phật và Đạo đều là chính giáo, đều là pháp môn thuận tiện dưới Đạo cao hơn trong vũ trụ. Tuy nhiên, trong tu luyện cụ thể, chỉ có thể lựa chọn một pháp môn và tuyệt đối không thể trộn lẫn mà tu.
Trương Tam Phong nói rằng tĩnh công là một phần của Thái Cực Quyền, và nó có thể “tập trung vào ý nghĩ, đoạn tuyệt tình dục, bảo tồn chân nguyên”, đó là công phu về tâm tính. Tĩnh công và Thái Cực Quyền giống như việc thái dược luyện đan, thiếu một cái cũng không được. Không có tĩnh công thì “không thể bước lên đại đạo trường sinh”. Võ lâm có cách nói “luyện quyền không luyện công, đến già chẳng có gì”, chính là từ đây mà ra.
Trong “Thái Cực Quyền ca”, Trương Tam Phong đã viết: “Nhập môn dẫn đường phải dạy truyền miệng, công phu không ngừng pháp tự ngừng”. Thái Cực Quyền cũng giống như công pháp nội tu, phải được sư phụ khẩu truyền tâm thụ.
“Ngồi tĩnh lặng, tĩnh tâm suy nghĩ, đoạn tuyệt dục vọng, bảo tồn chân nguyên, đó là công về tâm” (Thái Cực hành công thuyết).
“Có được khiếu thâm sâu của công, cần phải chính tâm thành ý, tĩnh tâm tuyệt dục, từ đầu làm như thế, có thể dần dần thăng lên và chứng ngộ đại Đạo. Nền tảng của trường sinh bất lão sinh ra từ đó” (Thái Cực hành công thuyết).
“Nếu chỉ đắc Thái Cực Quyền pháp, không biết sự huyền diệu trong đường đi của công, thì không khác gì luyện đan không hái thuốc, hái thuốc không luyện đan, không Đạo không thể bước lên đại Đạo trường sinh, chính là công phu bề ngoài, cũng tuyệt đối không thể thành tựu. Cần cả công quyền cùng luyện, công thuộc về nhu và quyền thuộc về cương, quyền thuộc về động và công thuộc về tĩnh, cương nhu hỗ trợ nhau, động tĩnh dựa vào nhau. Tương trợ mà vận hành, hướng đi đủ thì dùng. Nên người luyện Thái Cực Quyền đầu tiên cần biết chỗ kỳ diệu của đường đi của công, người đi công vì thế đầu tiên cần rõ
Đạo diệu của Thái Cực” (Thái Cực hành công thuyết).
“Mong cầu tâm an định tính, liễm Thần tụ khí, thì việc đả tọa là không thể thiếu, pháp đi của công không thể hủy bỏ”, “tâm tính Thần khí, tương tùy tác dụng, nên tâm an tính định, Thần liễm khí tụ, Thái Cực hình thành trong thân, âm dương tương hỗ, động và tĩnh dung hợp, tứ thể bách mạch lưu thông thông suốt, không dính không đọng, thì có thể truyền Pháp của ta” (Học Thái Cực Quyền phải liễm Thần tụ khí).
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch: NTD Việt Nam
Xem tiếp:
- Xem thêm:
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.33): Hội nghị Trùng Khánh
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.32): Bảo toàn Nhật Bản
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!