NHÂN VẬT ANH HÙNG THIÊN CỔ
CHÂN NHÂN CÁI THẾ TRƯƠNG TAM PHONG
TRƯƠNG TAM PHONG (5) – Đại Đạo Luận
Chương 2: (tiếp theo) – phần 2
3. Đại Đạo thống lĩnh Tam giáo
Cuốn “Đại Đạo Luận” của Trương Tam Phong dài khoảng 5.000 chữ, có ý nghĩa và cảnh giới cao sâu, sử dụng ngôn ngữ đơn giản để giải thích nguồn gốc của Đạo, mở ra vũ trụ quan cao hơn, vượt xa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo thời bấy giờ, luận thuật về nguyên nhân cơ bản của sự hình thành vật chất trong trời và đất, nguồn gốc của sinh mệnh, chỉ ra chỗ mê. Như Trương Tam Phong đã nói, “Mặc dù tôi luận thuật thông tục, nhưng nghĩa lý là đẹp nhất, có thể nói là chân thực không hư giả”.
Trong mở đầu “Đại Đạo luận – Thượng thiên”, Trương Tam Phong đã chỉ ra rõ rằng “Đạo” sinh Thiên địa vạn vật.
“Đạo sinh trời, sinh đất, sinh con người, sinh sự vật mà thành tên. Nó chứa đựng cơ chế động tĩnh âm dương, có nguyên lý huyền diệu của tạo hóa, thống soái vô cực, sinh thái cực. Vô cực là vô danh, vô danh là khởi thủy của Thiên địa; Thái cực là hữu danh, hữu danh là mẹ của vạn vật. Vì vô danh mà hữu danh, thì Thiên sinh, địa sinh, nhân sinh, vật sinh”.
Đại Đạo mà Trương Tam Tam Phong đã nói đến là cội nguồn chung của Nho, Phật và Đạo, và là một Đại Đạo, Đại Pháp cao hơn.
“Tôi cũng không có tài, trộm học và đọc các môn phái, tìm hiểu tam giáo, và biết tam giáo cũng cùng một Đạo này. Nho tách khỏi Đạo này thì không thành Nho, Phật tách khỏi Đạo này thì không thành Phật, Tiên tách khỏi Đạo này thì không thành Tiên. Tiên gia đặc biệt gọi là Đạo môn, là tự coi mình là Đạo vậy”.
Đương thời, Trương Tam Phong không truyền bá Đạo cao hơn này. Nhưng luận về Đại Đạo của ông đã mở ra chân trời cảnh giới cho con người, Đại Đạo đã là bước đệm tạo nền móng vững chắc, mở đường cho Sáng Thế Chủ truyền rộng Đại Pháp vũ trụ trong tương lai. Dưới Đại Đạo này, Nho, Phật và Đạo, mỗi phái chỉ thể hiện các điểm mạnh của mình.
“Nho dã giả, hành thông tế thời giả dã; Phật dã giả, ngộ Đạo giác thế giả dã; Tiên dã giả, tàng Đạo độ nhân giả dã” (Nho là hành động thông suốt theo Đạo giúp đời, Phật là giác ngộ Đạo thức tỉnh thế nhân, Tiên là ẩn tàng Đạo độ nhân”).
“Mỗi cái đều nói về chỗ tuyệt diệu của mình, cùng nói về chỗ tốt, hà tất tranh luận thị phi! Nói đến Đạo này, chẳng qua là cái lý tận cùng cho tới tận cùng sinh mệnh. Khổng Tử ẩn giấu những lời hiếm có, Tiên gia dùng lời nói rõ. Lời lẽ nhiều mà Đạo nghĩa nhỏ bé, do đó con người không biết được”.
Nhưng tam giáo Nho, Thích, Đạo cũng không vượt quá pháp lý âm dương Thái Cực.
“Một âm một dương gọi là Đạo, người tu Đạo là tu Đạo âm dương này, một âm một dương, một tính và một mệnh mà thôi”. Trong “Trung Dung” viết: “Tu Đạo gọi là giáo”. Các Thánh nhân của Tam giáo đều dựa trên Đạo này, để thiết lập giáo lý của mình. Đạo này có nguồn từ tính và có gốc từ mệnh”.
Từ đó cho thấy rằng cái gọi là tranh biện thị phi giữa Phật giáo và Đạo giáo chẳng qua là tranh chấp lời nói, và nó không cần thiết. Tất cả các phương pháp tu luyện đều cùng bắt nguồn từ Đại Đạo cao hơn mà đi thành các con đường tu luyện trong pháp môn của mình.
4. Nhân thân đích sinh thành (Sự hình thành của cơ thể con người)
Sinh mệnh của con người được sinh ra trong không gian vũ trụ. Đạo gia giảng tính mệnh song tu.
Tính mệnh là gì?
Trương Tam Phong nói: “Trước khi cha mẹ sinh ra là một khoảng Thái hư, mang theo tất cả sự thành kính, đó chính là lúc Vô cực. Vô cực là âm tĩnh. Âm tĩnh dương cũng tĩnh. Ban đầu được cha mẹ sinh, là một đám linh khí tiến vào bào thai, đó chính là lúc Thái cực. Thái cực là dương động, dương động âm cũng động. Từ đó âm dương đẩy nhau, cương nhu tiếp xúc với nhau, bát quái xáo trộn lẫn nhau, thì càn Đạo thành nam, khôn Đạo thành nữ. Vì vậy, khi ban đầu nam nữ giao hợp, nam tinh nữ huyết hòa vào thành một vật, đó là cái gốc của cơ thể con người. Sau đó, tinh của cha tàng chứa trong thận, và huyết của mẹ tàng chứa trong tim. Tim và thận nối với nhau, cùng hít thở theo mẹ, 10 tháng hình thành trọn vẹn, rồi rời khỏi bụng mẹ. Lúc đó, tính mơ hồ chưa rõ, lại lấy Vô cực ẩn ở trong nguyên thần, giúp sinh ra mệnh, lại lấy Thái cực để nuôi dưỡng khí của nó. Khí mạch tĩnh và bên trong có nguyên thần, gọi là chân tính. Thần tư tĩnh mà sinh nguyên khí, gọi là chân mệnh. Hỗn hỗn độn độn, thân thể trẻ sơ sinh, chính là cái gọi là Thiên tính Thiên mệnh”. (“Đại Đạo Luận”)
5. Tu thân trị quốc, thánh nhân chi đạo (Tu thân, trị quốc, Đạo của Thánh nhân)
Bắt đầu từ Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ giúp con dân Trung Hoa khai sáng một kỷ nguyên mới, luôn lấy văn hóa Đạo gia làm trục chính. Hai nghìn năm sau, Lão Tử để lại Đạo Đức Ngũ Thiên Ngôn, còn Khổng Tử thì đúc kết những tinh hoa của bậc Tiên hiền cai quản thiên hạ và được người đời sau gọi là Nho gia. Mọi người lầm tưởng rằng tu Đạo dựa trên sự thanh tịnh vô vi làm cơ bản, xuất thế ẩn dật, và Nho gia nhập thế gian quản lý chính trị và dân sinh. Vậy là xuất hiện một số học giả Nho gia không hiểu và bôi nhọ việc tu luyện Phật Đạo.
Học thuyết của Hàn Dũ thời Đường và Chu Hi thời Tống, có ảnh hưởng rất lớn đến thiên hạ. Trương Tam Phong thấy rõ được những hiểu lầm của thế nhân và nhân từ khuyến thiện.
“Từ đời Đường, Tống đã có Hàn và Chu – hai bậc hiền triết, nỗ lực bài xích 2 phái Phật Đạo. Các nhà Nho lớn phụ họa theo, đám tiểu Nho ăn theo nói leo, theo đuôi phụ họa, rốt cục bài xích chỗ nào? Trái lại, khiến Thế Tôn (Phật Thích Ca) mỉm cười và Thái Thượng (Lão Tử) thở dài” (Đại Đạo Luận).
Theo lời của Trương Tam Phong, cháu trai của Hàn Dũ là Hàn Tương Tử đã trở thành Tiên, “Tuyết bủa Lam Quan, biết kẻ từ xa tới là người phi phàm”. Thuở thiếu niên, Chu Hi đã thích đọc sách về Phật và Đạo, nhưng lại không gặp được Chân Đạo, bị những tiểu đạo, yêu tăng giơ cờ hiệu của Phật Đạo làm mê hoặc. Trong những năm cuối đời của mình, Chu Hi đã có một kiến thức uyên thâm và sau khi đọc “Chu Dịch Tham Đồng Khế” thể hội rất sâu, lúc đó mới hứng thú cho rằng “Tiên Đạo có ý vị”. Và đám tiểu Nho đó chẳng qua chỉ có chân tài thực học, không có những hiểu biết thực sự.
“Hai người họ Hàn, Chu bài xích hai phái, là bài xích những người phi Phật phi Đạo, chứ không phải bài xích những người chân chính học Phật, học Đạo… Và gia tộc của Hàn Dũ lại sinh ra Hàn Tương Tiên Bá, tuyết phủ Lam Quan, thế nên biết kẻ đến từ phương xa là người phi phàm. Thời thiếu niên Chu Tử cũng từng ra vào hai phái, bởi vì không đắc được để vào, bị những kẻ thổ phỉ trong hai phái mê hoặc, cho nên nghi ngờ nó hư vô, hoang đường, xa vời mù mịt, và quay đầu chống lại. Tới những năm cuối khi có học vấn uyên bác, ông lại thích đọc “Tham Đồng Khế” và nói: “Cuốn ‘Tham Đồng Khế’ vốn không phải để làm rõ “Dịch”, mà mượn đó để ngụ ý cho việc duy trì tiến lui mà thôi”. Ông còn viết thư cho người nói rằng: “Kẻ gần Đạo không cầm sách khác, mới bắt đầu tìm hiểu sâu “Tham Đồng”. Là càng say sưa tán đồng Tiên Đạo có ý vị” (Đại Đạo Luận).
“Hoàng Lão truyền cũng là cái lý chính tâm tu thân, trị quốc, và bình thiên hạ, sao lại ngạc nhiên cho là dị đoan chứ! Con người có thể tu chính thân tâm, thì chân tinh chân thần tụ hợp trong đó, đại tài đại đức xuất ra trong đó”. (Đại Đạo Luận)
Trương Tam Phong nói rằng lý “Hoàng Lão Tiên Đạo” và “Tu Tề Trị Bình” giống nhau, nhưng chúng thực sự là những gì các bậc Tiên Thánh làm ra trước khi Phật giáo phương đông đến Đông Thổ. Cái gọi là “Tu Đạo lấy tu thân làm chính”, về vấn đề cơ bản “Tu thân”, Nho gia đến tầng cao thì quy về Đạo gia.
Trương Tam Phong đã lấy Gia Cát Lượng, người được người người ngưỡng mộ, làm ví dụ, ”Gia Cát Lượng ẩn cư ở Nam Dương, Đạo thành trụ thế, phò tá Thục chinh phạt Ngụy, xuất thế làm quan an dân, tâm nhân nghĩa quân phụ của ông chiếu sáng muôn đời!”. Và, ngược lại, được Nho gia luôn sùng bái là “Đại trượng phu” với nhân cách lý tưởng, Trương Tam Phong nói: ”Cùng thiên địa lâu dài, cùng nhật nguyệt sáng tỏ, đó chính là bổn phận của chính đại trượng phu”. “Hình dáng và thần thái tuyệt vời, hợp với Chân với Đạo. Đó chính là khi đại trượng phu công thành danh toại”. Ông đã tiết lộ cảnh giới của sinh mệnh “Đại trượng phu” chân chính của Nho gia nên có, và chỉ ra một Đại Đạo quang minh tu thân cho các học giả Nho gia vào thời nhà Minh và các thế hệ sau này.
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch từ: NTD Việt Nam
Xem tiếp: Trương Tam Phong – Chương 2: Minh biện chính tà (Phân rõ chính tà) (phần 3)
- Xem thêm:
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.33): Hội nghị Trùng Khánh
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.32): Bảo toàn Nhật Bản
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!