Trương Tam Phong – Chương 2: Chân cơ Đại Đạo ẩn hiện tại thế gian

Trương Tam Phong (ảnh Epoch Times)
Trương Tam Phong (ảnh Epoch Times)

NHÂN VẬT ANH HÙNG THIÊN CỔ

CHÂN NHÂN CÁI THẾ TRƯƠNG TAM PHONG

TRƯƠNG TAM PHONG (4) – Đại Đạo chân cơ

Chương 2: Chân cơ Đại Đạo ẩn hiện tại thế gian

1. Nguồn gốc Đại Đạo

Từ ngàn xưa đến nay, trên mảnh đất Thần Châu đã lưu truyền những truyền thuyết lâu đời nhất như “Bàn Cổ khai thiên địa”, “Nữ Oa dùng đất bùn tạo người”, “Nữ Oa vá trời”; Có đến nhiều không kể xiết những câu chuyện thần thoại như Hoàng Đế cưỡi rồng phi thiên, Hậu Nghệ bắn hạ chín mặt trời, Hằng Nga bay lên cung trăng, cho đến những văn vật văn hoá lâu đời luôn được người dân trên thế giới kính ngưỡng như thái cực, lạc thư, chu dịch, bát quái… Những tinh hoa văn minh thượng cổ ấy đã khải thị cho thế nhân rằng, thế giới này là do Thần tạo nên, con người cũng là do Thần tạo thành, hoàn cảnh sinh sống của con người cũng chính là do Thần khai sáng.

Thời kỳ bắt đầu nền văn minh lần này của nhân loại, Thượng Đế đã giao cho Ngũ Đế sứ mệnh lần lượt hạ thế gian, giáo hoá dân chúng. Thanh Đế Thái Hạo Phục Hy là người đầu tiên nhập trần, quan sát quy luật vận động của thiên thể, xem xét thiên văn. Thời đó trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con long mã trên mình có đồ hình (một tấm hình), vậy nên ông gọi là “hà đồ”, trên sông Lạc Hà xuất hiện thần quy, trên lưng có thư tịch nên gọi là Lạc thư, vẽ nên Bát Quái, công đức ân huệ với con người của Phục Hy quả là to lớn; tiếp sau ông là đến Xích Đế (hay Viêm Đế) và Thần Nông đồng thời giáng trần, trồng trọt ngũ cốc cây cối, nhờ vậy dân chúng có lương thực; do đặc tính nước và lửa tương khắc, vậy nên Huyền Đế tiếp tục hạ phàm, sau khi Đại Đạo tu thành nơi núi Võ Đang ông liền bay đi, diệt yêu trừ ma, tẩy sạch những tà khí trôi nổi; Hoàng Đế làm chủ tại trung tâm, bất khả chiến bại. Lịch sử có ghi chép lại về Hoàng đế rằng: “Thân tu đức, đức tròn đầy”, ông thiết kế hoàng cung, nhà cửa, chế tạo tàu thuyền, chữ viết, tạo can chi, chế nhạc cụ, sáng tạo ra y học, đã tích vô lượng công đức để lại cho hậu thế. Thời đó phẩm hạnh đạo đức người dân được duy trì ở một mức cao, “Nông phu không lấn đất, ngư phủ không tranh bờ, đi chợ không nói thách, chợ không đóng cửa, người buôn bán nhường nhau tài sản, nhà không đóng cửa”. Con người thời đó thuần phác lại hạnh phúc, quả thực Đạo trị thiên hạ.

Hoàng Đế trong “Đế Vương Đạo Thống Vạn Niên Đồ” của Cừu Anh thời nhà Minh (Phạm vi công cộng)
Hoàng Đế trong “Đế Vương Đạo Thống Vạn Niên Đồ” của Cừu Anh thời nhà Minh (Phạm vi công cộng)

Tiếp sau Hoàng Đế, các Thánh nhân Nghiêu, Thuấn, Vũ hạ thế vào thời đại hồng thủy, họ quan sát Đạo của trời, hành sự thuận theo trời, sau khi hoàn thành sứ mệnh ở thế gian cũng tu Đạo viên mãn hồi thiên.

Con người có quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử”, vũ trụ có “Thành, trụ, hoại, diệt”, vật chất trong tam giới đều có hai chủng đặc tính âm dương, thế gian có thiện ác đồng tồn, chính tà xen lẫn. Hai nghìn năm lịch sử phát triển, thời Xuân Thu xuất hiện học thuyết Bách gia chư tử, khuấy động thế gian, khiến nhân tâm hỗn tạp, khi đó Sáng Thế Chủ phái Lão Tử xuống trần gian truyền Đạo, Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Phật Pháp, dạy con người biết trọng đức hành thiện, bảo tồn được tiêu chuẩn đạo đức ổn định.

Lão Tử lưu lại “Đạo Đức Kinh” (hay còn gọi là Ngũ Thiên Ngôn), lý giải minh tỏ việc dùng “Đạo” và “Đức” để tu thân trị quốc của các bậc Thánh nhân. Thánh nhân nâng đỡ vạn vật nhưng không cho rằng bản thân vĩ đại, nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm riêng cho mình, làm mà không cậy tài năng, thành công mà không màng công lao. Vì không màng công lao nên mới ở chỗ vĩnh hằng bất diệt. Những vị Thánh nhân dưới ngòi bút của Lão Tử chính là: Hoàng Đế, vua Nghiêu, Thuấn, Vũ. Lão Tử giảng “Thất Đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân. Thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ, phù lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ” (Đạo mất rồi mới có đức, đức mất rồi mới có nhân, nhân mất rồi mới có nghĩa, nghĩa mất rồi mới có lễ. Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn), sau đó Lão Tử lưu lại Ngũ Thiên Ngôn đi qua Hàm Cốc Quan về phía Tây, vội vã ẩn mình.

(Ảnh của Minh Trương Lộ/Lão Tử cưỡi lừa/Ảnh trong phạm vi công cộng)
(Ảnh của Minh Trương Lộ/Lão Tử cưỡi lừa/Ảnh trong phạm vi công cộng)

2. Phật Đạo tương tranh (tranh luận giữa Phật và Đạo)

Sau khi Phật giáo truyền nhập vào Trung thổ, lấy từ bi phổ độ thế nhân, khiến bách tính được giáo hóa. Phật giáo được Hoàng đế ở Trung Nguyên chứng nhận, nhanh chóng hồng truyền tại Trung thổ.

Thời cổ đại mọi người đều tin rằng tương lai sẽ có vị Sáng Thế Chủ cuối cùng đến thế gian độ nhân đưa con người hồi thiên, vì cạnh tranh hình thức mà vị Sáng Thế Chủ này truyền Pháp truyền Đạo độ nhân mà một số vị Đạo sĩ đã sửa đổi truyền thống đơn truyền trước giờ của Đạo gia, bắt đầu mở rộng cửa chiêu nạp đồ môn. Mãi cho đến thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều, xuất hiện việc bái Nguyên Thuỷ Thiên Tôn là vị Thần tối cao, suy tôn Lão Tử là Khai Sơn Tị Tổ (Ông thuỷ tổ mở núi), lấy Đạo Đức Kinh làm hình mẫu cho Đạo giáo, xuất hiện cạnh tranh hàng mấy trăm năm giữa Phật và Đạo.

Bắt đầu từ thời Nam-Bắc triều, đã xuất hiện rất nhiều lần các vị tăng nhân và đạo sĩ tranh luận về việc Phật giáo có trước hay Đạo giáo có trước. Cuộc tranh luận đó đã bộc lộ rất nhiều vấn đề cực đoan thời đó và cuối cùng kết luận lại là Phật và Đạo giáo đều không hoàn toàn thanh tịnh. Ví như thời kỳ diệt Phật nhà Bắc Chu, trong cuốn “Đường Lệnh Hồ đức Phân – Chu Thư” có viết: “Đoạn tuyệt khỏi hai giáo Đạo, Phật, huỷ kinh sách, bãi sa môn, đạo sĩ, lệnh dân hoàn tục”. Theo như văn hiến thời đó ghi chép lại rằng: “Chúng tri y (chỉ Tăng ni), hơn một nửa là dân phàm tục xuất gia ; tín đồ hoàng phục (chỉ Đạo sĩ), con số ấy lại càng nhiều hơn nữa. Vì vậy nguồn cung cấp quốc gia mới không đủ”. Trong hai cuốn “Bắc Tề Văn Tuyên Đế – Nghị Sa Thái Thích Lý Chiếu Bình Khởi” và cuốn thứ 24 trong “Quảng Hồng Minh Tập” cũng có ghi: “Một nửa dân số là tăng, đạo, đều không thanh tịnh, đạo quán, chùa chiền yêu khí đầy khắp nơi”.

Thời kỳ quá độ giữa hai nhà Tuỳ Đường (581-907), tăng nhân và đạo sĩ vẫn tranh luận không dứt. Vì vậy Đường Thái Tông đã đặc biệt ban bố chiếu thư quy định về việc Phật hay Đạo có trước như sau:

“Lão Quân ban cho khuôn mẫu, nghĩa tại thanh hư; Thích Ca lưu lại di văn, lý là nhân quả. Tường tận chỉ dạy theo những cách khác nhau; các tông giáo khác cũng lại như vậy, lợi ích quảng đại như gió thổi khắp mọi nơi. Tuy nhiên đại Đạo chi hành, cội nguồn xa xưa uyên thâm, không biết tên gọi ban đầu là gì, hình thức cao nhất ra sao… huống hồ chính trẫm đây, cũng bắt nguồn từ Trụ Hạ (ý nhắc Lão Tử). Quốc vận hưng thịnh, là dựa vào phúc đức; thiên hạ đại định, cũng lại là dựa vào công của vô vi. Nên có đổi thay, nói rõ giúp cho việc giáo hóa Đạo. Từ nay về sau, việc cúng chay đi đứng, cho đến cách xưng hô, đạo sĩ nữ quan (nữ đạo sĩ) có thể được xếp trước tăng ni. Gần với tục ban đầu, thông đạt tam giới, phong tục tôn thờ tổ tiên, truyền lại muôn đời”. (Theo Đạo Sĩ Nữ Quan Tại Tăng Ni Chi Thượng Chiếu).

Sau khi pháp môn Mật Tông của Phật giáo truyền nhập vào Hán địa, bởi vì nó có bộ phận tu luyện nam nữ song tu nên không được người Hán tiếp thụ, vậy nên trong những năm “Hội Xương Diệt Phật” thời Đường Võ Tông thì Mật Tông trên đất người Hán đã bị tiêu diệt. Trong “Cựu Đường Thư” có chép: “Sau thời nhà Ngụy, Phật giáo dần thâm nhập và phát triển. Thời kỳ đầu truyền dị tục này nhân duyên lâu dần thành tập tục, lan truyền rộng khắp. Như mọt dần già gặm nhấm quốc gia mà không tự biết. Mê hoặc lòng người, mà chúng sinh vẫn trầm đắm. Chìm trong nơi Cửu châu Sơn nguyên, giữa hai kinh đô Lạc Dương và Tây Hán, tăng đồ khắp nơi, chùa chiền khắp lối. Hao tổn dân lực xây đắp chùa chiền, chiếm đoạt kim tiền bảo vật lợi lộc của dân, làm sư trái đạo vua tôi, giới luật ngược luân thường đôi lứa. Hoại Pháp hại người, không gì hại hơn Đạo này đã mất hết Đạo”.

 Năm Nguyên Hiến Tông thứ 8 (năm 1258) cuộc tranh luận giữa Phật và Đạo diễn ra với quy mô lớn nhất trong lịch sử, một hội trường biện luận với quy cách cao nhất, Hốt Tất Liệt đã đích thân chủ trì, những cao tăng và đạo chúng tham gia tranh luận có tổng cộng hơn 500 người, năm ấy Đạo giáo tranh luận đại bại. Kết quả 17 đạo sĩ bị lệnh xuống tóc làm tăng, trừ cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử ra thì tất cả các sách kinh khác của Đạo gia như Lão Tử Hoá Hồ Kinh đều bị thiêu huỷ, quy chính làm trong sạch cội nguồn.

Người Mông Cổ thời nhà Nguyên tin vào Tạng Mật (Lạt Ma giáo). Tranh luận giữa Phật và Đạo cũng ảnh hưởng đến chính tín tu luyện thành Thần và việc phản bổn quy chân của con người. Trên mảnh đất Trung Nguyên rộng lớn, con người bắt đầu bối rối và hoài nghi đối với các khái niệm, các mối quan hệ về công năng và Thần thông của Thần cũng như phương thức tu luyện của Đạo gia được lưu truyền hàng ngàn năm trên mảnh đất Trung Hoa. Nhà Tống Nho trứ danh là Trình Di thời nhà Tống đã ký thuật, miêu tả về tình trạng mất “Đạo” của người thời đó rằng: “Vấn: ‘Nghe nói có Thần Tiên? ‘Viết: ‘Không rõ tại nơi nào. Nếu như nói về “Bạch nhật phi thăng” thì không có, nếu như nói ẩn cư tại núi sâu luyện khí trường sinh ích thọ thì có” (trích “Trình Thị Di Thư”). Đến một nhà Tống Nho nổi tiếng lỗi lạc như Trình Di còn cho rằng phương pháp trừ bệnh tăng thọ thì có, còn chuyện “Bạch nhật phi thăng” (bay lên trời) thì không, có thể thấy rõ rằng việc hậu nhân lý giải đối với Đạo đều đã bị lẫn lộn mơ hồ.

Trong những năm cuối thời nhà Nguyên đầu thời nhà Minh, Trương Tam Phong đại Đạo thành Chân, siêu phàm nhập Thánh. Sau đó Minh Thành Tổ Chu Đệ đại tu Võ Đang và lần nữa đỉnh cao văn hoá Đạo gia hưng thịnh trở lại trong lịch sử triều đại nhà Minh, Huyền Thiên Thượng Đế trở thành chủ Thần, Trương Tam Phong được phong làm tổ sư Võ Đang Đạo gia pháp môn, dẫn đến một nửa lượng lớn người Trung Quốc kính ngưỡng Thần Phật, bái lạy hương hỏa, đỉnh điểm có thể thấy nhà nhà an đỉnh, hộ hộ luyện đan.

Minh Thành Tổ Chu Đệ đại tu Võ Đang, một lần nữa dấy hưng đỉnh cao văn hoá Đạo gia vốn được quý trọng ưa chuộng trong lịch sử.

(Ảnh cung điện núi Võ Đang/Seth Kramer/Flickr)
(Ảnh cung điện núi Võ Đang/Seth Kramer/Flickr)

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Xem tiếp: Trương Tam Phong – Chương 2: Đại Đạo thống lĩnh Tam giáo (phần 2)

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x