NHÂN VẬT ANH HÙNG THIÊN CỔ
CHÂN NHÂN CÁI THẾ TRƯƠNG TAM PHONG
TRƯƠNG TAM PHONG (3) – Chung Nam ngộ Sư
Chương 1: (tiếp theo) – phần 3
Tự đặt hiệu là Tam Phong
Trương Tam Phong bộ hành trên đất nam mà vẫn chưa thu hoạch được gì, ông chuyển hướng đi về phía tây, qua núi Hoa Sơn đến Bảo Kê (Núi Hoa Sơn nằm tại phía tây thuộc một trong năm ngọn núi lớn Ngũ Nhạc Danh Sơn). Nhận thấy sông nước nơi đây thanh tĩnh, thông xanh tươi tốt, quả là nơi thích hợp cho việc tịnh tu, ông liền dựng “Lều tranh kết cỏ tạm dừng chân”, lại nhìn thấy ba chóp núi linh khí tốt lành thông thẳng lên đỉnh trời, vậy nên đặt hiệu là Tam Phong, tên gọi Toàn Nhất, ý nghĩa là: “Trong vùng đất rộng lớn có một miền hạo nhiên chi khí (Chính khí cương trực)”. Trương Tam Phong còn có thêm vài danh hiệu nữa, trong cuốn Trương Tam Phong Toàn Tập có chép lại như sau:
“(Trương Tam Phong) thường tự nói rằng: Danh hiệu của ta, cũng như các bậc cổ kim, biết rồi liền đổi, chỉ cần tâm an định, do đó mênh mông vô định. Một danh là Thông, giống như con của ông tổ chi Cao Công; Một danh là Kim, giống như ông tổ chi khác là Đại tư mã nhà Hán, đều thấy trong “Lưu Hầu Thế Gia”. Một danh Tư Liêm, như tên sinh thời của Nguyên Ngọc Tứ; Một danh Huyền Tố, như xưng quan thời Đường Đại Tông; Một danh Huyền Hoá, như đệ tử của Cát Huyền. Trong hai chữ này lấy một, gọi là Huyền Huyền Tử. Lại lấy hiệu giống như Thái Thượng Thánh, gọi là Sơn Phong. Lại lấy tự giống Phác Dương Tử, đổi là Tam Phong. Lại lấy giống như người gieo lúc lắc, nghe có thể thấy rất hài hước. Tuy nhiên tên Tam Phong đã dùng khá lâu, vậy nên không muốn tiếp tục sửa đổi. Quẻ càn có các hào liên kết (*), nhưng quẻ khôn các hào lại đứt đoạn, nên quẻ càn không hoàn toàn thuần. Tuy nhiên quẻ khôn là đất lại có trục thông thẳng đỉnh trời hạo nhiên chi khí, dùng nó để lấp vào những chỗ đứt kia để được toàn nhất. Từ nay về sau, đặt danh là Toàn Nhất, tự là Tam Phong, định ra danh hiệu xưng hô như vậy. Do tên nghe thô sơ, dân dã không chải chuốt, người đời gọi ta là Trương Lạp Tháp (Trương lếch thếch), cũng chính là đặc biệt từ trước tới nay, độc nhất vô nhị”.
Chung Nam ngộ Sư (gặp Thầy ở Chung Nam Sơn)
Năm 1314 niên hiệu Diên Hỗ, Trương Tam Phong 67 tuổi, sau hơn 30 năm tìm Chân vấn Đạo không thành, lại thấy thân thể dần dần già nua, trong càn khôn rộng lớn, nơi đâu có Đại Đạo? Hơn 30 năm lên núi cao vào chùa cổ, 10 vạn lượng vàng cũng đã tiêu hết, kinh qua bao nhiêu gian khổ, áo rách giày nát Sư khó tìm. Ông thắp một nén nhang, cầu Thần khai thị, khói hương bay về hướng nam, ngụ ý rằng Trương Tam Phong nên đến Chung Nam Sơn cầu Đạo. Ông nghe theo lời chỉ dẫn của Thần tiến đến Chung Nam Sơn, phát hiện thấy Hỏa Long Chân Nhân đang chờ ông nơi đây. Trương Tam Phong vui buồn lẫn lộn, tự trách gặp Thầy quá muộn màng.
“Chân núi Trần Thương dựng căn nhà
Nương dâu chẳng có chẳng trồng hoa
Mai danh ẩn tích nơi hoang vắng
Tự cung tự cấp độc thân già
Như hổ chắn che hòn đá lớn
Tựa sên lều nhỏ ấy là nhà
Tráng niên nay đã tuổi già
Càn khôn rộng lớn đâu là Đan sa!”
(Trương Tam Phong – Tiểu Lư Đề Bích)
Thân tâm hoảng hốt thật đáng thương
Gió mưa vùi dập tuổi hoa vương
Không thoát cõi trần thành ma quỷ
Mây núi nơi nào gặp được Tiên
Chín kiếp thường giữ lực tìm Đạo
Ba đời chuyển sinh sợ trần duyên
Khói hương dẫn lối Chung Nam tiến
Chắc có Chân Nhân tọa thạch thiền
(Trương Tam Phong – Thư hoài)
Mây trắng khói xanh cảnh hư vô
Tiên nhân chốn ấy Bích Ngọc Hồ
Giày cỏ quăng đi tìm Địa Phế
Ngước trông Đại Đạo ở Thiên Đô
Càn khôn nhất khí che đan thất
Nhật nguyệt hai vầng sáng hồng lô
Tương kiến tiên sinh cơ duyên muộn
Xin rủ từ bi độ bần Nho
(Trương Tam Phong – Gặp Hoả Long Chân Nhân ở Chung Nam)
Hỏa Long Chân Nhân ẩn thân trong núi Chung Nam, ngay cả tên họ cũng giữ kín, không ai biết được thân thế lai lịch của ông. Trong cuốn “Thần Tiên Giám” cũng chỉ ghi lại tên hiệu, và viết rằng ông có phong thái xuất phàm thoát tục, thế nhân chỉ biết gọi ông là Cổ Tiên Nhĩ. Hỏa Long Chân Nhân lưu lại một bài tuyệt cú cho hay việc ông đến thế gian chỉ vì độ Tam Phong:
“Đạo hiệu giống với Trịnh Hỏa Long
Danh tính ẩn tại cõi hư không
Từ khi độ được Tam Phong ấy
Về chốn Bồng Lai Nhược Thủy Đông”
(Trương Tam Phong – “Thi Đàm” – nhớ Hoả Long tiên sinh – “Ngẫu Ngâm”)
5. Cưỡi hạc trên trời xanh
Người mà Hỏa Long Chân Nhân muốn gặp cuối cùng cũng đã đến, ông hết lòng dẫn dắt, vô cùng cẩn thận truyền thụ chân cơ mật quyết tu Đạo cho Trương Tam Phong: “Là cái gọi là ‘Khẩu truyền tâm thụ“ (Trương Tam Phong – Huyền Yếu Biên – Lời tựa)
Bốn năm trôi qua, Hỏa Long Chân Nhân lại truyền thụ cho Trương Tam Phong quyết Đan Sa Điểm Hoá rồi bảo ông xuất sơn tu luyện. Trương Tam Phong rơi lệ tạ ân Sư “Rời núi tìm đồng đạo giúp luyện công”, nhập vào thế tục hồng trần hỗn tạp.
Mùa xuân năm Giáp Tý niên hiệu Thái Định (năm 1324), Trương Tam Phong du nam đến núi Võ Đang, tu luyện chín năm thành Đại Đạo, khi này ông đã gần 90 tuổi. Trương Tam Phong ẩn hiện ngao du phong vũ nơi Tương Vân. Tựa như “Cưỡi hạc mây xanh như đường lớn, mặc cho bãi bể biến nương dâu”, “Mới hay có Pháp xuất thế này” (Huyền Yếu Biên – Lời tựa).
Chân núi Trần Thương dựng căn nhà
Nương dâu chẳng có chẳng trồng hoa
Mai danh ẩn tích nơi hoang vắng
Tự cung tự cấp độc thân già
Như hổ chắn che hòn đá lớn
Tựa sên lều nhỏ ấy là nhà
Tráng niên nay đã tuổi già
Càn khôn rộng lớn đâu là Đan sa
(Trương Tam Phong – Tiểu Lư Đề Bích)
Thân tâm hoảng hốt thật đáng thương
Gió mưa vùi dập tuổi hoa vương
Không thoát cõi trần thành ma quỷ
Mây núi nơi nào gặp được Tiên
Chín kiếp thường giữ lực tìm Đạo
Ba đời chuyển sinh sợ trần duyên
Khói hương dẫn lối Chung Nam tiến
Chắc có Chân Nhân tọa thạch thiền
(Trương Tam Phong – Thư hoài)
Mây trắng khói xanh cảnh hư vô
Tiên nhân chốn ấy Bích Ngọc Hồ
Giày cỏ quăng đi tìm Địa Phế
Ngước trông Đại Đạo ở Thiên Đô
Càn khôn nhất khí che đan thất
Nhật nguyệt hai vầng sáng hồng lô
Tương kiến tiên sinh cơ duyên muộn
Xin rủ từ bi độ bần Nho
(Trương Tam Phong – Gặp Hoả Long Chân Nhân ở Chung Nam)
“Huyền Tố than thở, đời người hữu hạn, phú quý vô thường, chớp nhoáng như gió thổi bay giọt sương đầu ngọn cỏ, từ cổ chí kim đều như vậy, khiến thâm tâm ta cũng phải thốt lên kinh ngạc. Vậy nên ngày đêm tầm mong Đại Đạo, vứt bỏ công danh, rũ bỏ lợi lộc, vân du hồ hải, đi tìm danh sư, tuy đã gặp được nhiều, nhưng cũng chỉ là bàng môn tiểu Pháp, đối với tự thân cũng không ích gì. Tham khảo đan kinh, cũng không thích hợp, đối với Đạo ta lại chính là tương phản. Hao thân tổn sức, tâm tình kiệt quệ, không được một lần gặp Thánh nhân, để thoả mãn ước nguyện cả đời. Những năm Diên Hựu ấy trời xanh thương hại ta, vừa nhập Chung Nam, liền gặp được Hỏa Long tiên sinh, thường biết đến là cao đồ của Đồ Nam, dung mạo trẻ khỏe phi thường, cốt cách Tiên nhân xuất phàm thoát tục, đời người hỏi có thể được gặp mấy lần. Huyền Tố khác người thường, lễ bái Sư thầy, quỳ gối vấn Đại Đạo. Người thầy vỡ lòng của ta, dẫn dắt từ bi, ta chân tâm học tập, thời đầu luyện công phu, rồi được truyền khẩu quyết luyện đan dược, rồi lại chỉ những thứ tinh vi, kết hợp cùng công phu ôn dưỡng tiết độ, thoát thai thần hoá, như nhập vào hư không, không gì là ngoại lệ – không gì là không biết, khẩu khẩu tương truyền, tâm tâm tương thụ, được nghe Đại Đạo, còn gì hạnh phúc hơn vậy… Tháng mười công luyện thành, như Thánh thai hiện tướng, chín năm quay mặt vào tường, hợp Đạo cùng với Chân, cưỡi hạc thông thiên bay trời rộng, chiêm nghiệm cảnh bãi bể nương dâu, cũng là lúc đại trượng phu công thành danh toại. Ta đã tin có Pháp xuất thế như vậy, tuy là “Trước dâng vòm bích sau dâng tứ mã”, cũng không bằng cho họ biết đến “Đạo”, đều nhờ tích đức đời trước dày, vậy nên vân du khổ hành cũng thuận tiện, càng dễ gặp được người đồng Đạo”. (Huyền Yếu Biên – Lời tựa)
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch: NTD Việt Nam
Xem tiếp: Trương Tam Phong – Chương 2: Chân cơ Đại Đạo ẩn hiện tại thế gian
Chú thích:
(*) Các triết gia Trung Quốc trong vòng hơn 2000 năm không ngừng tìm hiểu sự khởi nguyên của trời đất, họ đã đề xuất ra quan niệm vạn vật nhất thể và mọi biến hóa của trời đất đều do hai khí “Âm” và “Dương” kết hợp, họ cho rằng thiên biến vạn hóa do hai quẻ “Càn” và “Khôn” mà ra. Trương Tam Phong kế thừa quan điểm ấy, ngay đến tên “Tam Phong” của ông theo tự hình cùng liên quan tới “Càn” và “Khôn”.
- Xem thêm:
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.33): Hội nghị Trùng Khánh
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.32): Bảo toàn Nhật Bản
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!