Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp
Đệ Tử Quy (2) – Chu Bạt ngỗ nghịch với cha mẹ bị đọa thành con lừa
Nguyên văn:
父母呼(1), 應(2)勿(3)緩(4); 父母命(5), 行(6)勿懶(7);
父母教(8), 須(9)敬聽(10); 父母責(11), 須順承(12)。
Bính âm:
父(fù) 母(mǔ) 呼(hū), 應(yìng) 勿(wù) 緩(huǎn);
父(fù) 母(mǔ) 命(mìng), 行(xíng) 勿(wù) 懶(lǎn);
父(fù) 母(mǔ) 教(jiào), 須(xū) 敬(jìng) 聽(tīng);
父(fù) 母(mǔ) 責(zé), 須(xū) 順(shùn) 承(chéng)。
Chú âm:
父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 呼(ㄏㄨ), 應(ㄧㄥˋ) 勿(ㄨˋ) 緩(ㄏㄨㄢˇ);
父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 命(ㄇㄧㄥˋ), 行(ㄒㄧㄥˊ) 勿(ㄨˋ) 懶(ㄌㄢˇ);
父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 教(ㄐㄧㄠˋ), 須(ㄒㄩ) 敬(ㄐㄧㄥˋ) 聽(ㄊㄧㄥ);
父(ㄈㄨˋ) 母(ㄇㄨˇ) 責(ㄗㄜˊ), 須(ㄒㄩ) 順(ㄕㄨㄣˋ) 承(ㄔㄥˊ)。
Âm Hán Việt:
Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn; phụ mẫu mệnh, hành vật lãn;
Phụ mẫu giáo, tu kính thính; phụ mẫu trách, tu thuận thừa.
Lời dịch:
Cha mẹ gọi, chớ đáp chậm; cha mẹ bảo, chớ làm biếng;
Cha mẹ dạy, phải kính nghe; cha mẹ trách, phải thừa nhận.
Từ vựng:
(1) hô (呼): kêu gọi.
(2) ứng (應): đáp lại.
(3) vật (勿): chớ, không thể, không được phép.
(4) hoãn (緩): chậm chạp.
(5) mệnh (命): mệnh lệnh, ra lệnh, dặn dò.
(6) hành (行): hành động, tiến hành, thi hành, làm.
(7) lãn (懶): lười biếng, làm biếng, không cố gắng, không nỗ lực.
(8) giáo (教): giáo đạo, dạy bảo, giáo dục, dạy bảo, dạy dỗ.
(9) tu (須): cần phải, nhất định phải.
(10) kính thính (敬聽): cung kính lắng nghe.
(11) trách (責): quở trách, trách mắng, trách móc, trách cứ.
(12) thuận thừa (順承): chấp nhận thuận theo.
Lời giải thích:
Lúc cha mẹ có việc kêu to, chúng ta phải trả lời ngay, không thể trì hoãn; cha mẹ dặn dò làm việc, chúng ta lập tức thi hành, không thể lười biếng; cha mẹ dạy bảo chúng ta đạo lý làm việc, làm người, chúng ta nhất định phải cung kính lắng nghe, nhớ kỹ trong lòng; cha mẹ trách mắng cải chính lỗi lầm của chúng ta, chúng ta nhất định phải tiếp thu và thuận theo, thừa nhận sai lầm, không được mạnh miệng tranh cãi, che đậy lỗi lầm.
Câu chuyện tham khảo:
Chu Bạt ngỗ nghịch với cha mẹ bị đọa thành con lừa
Chu Bạt là người huyện Bình Dương tỉnh Chiết Giang thời nhà Minh, từ nhỏ đã là một tiểu thần đồng, có thể đọc sách qua một lần là không quên, 7 tuổi đã có thể ngâm thơ viết văn. Đến 16 tuổi, thơ văn của cậu ta nổi như cồn, cậu ta được gọi là “Bình Dương tài tử”. Cậu vì được mọi người ca ngợi, cha mẹ nuông chiều, càng ngày càng cuồng vọng tự đại, không coi ai ra gì. Cha mẹ, anh em và hàng xóm thường xuyên phải chịu đựng tính cách nóng nảy của cậu ta.
Có một năm, Chu Bạt muốn vào kinh dự thi, cha mẹ đã vay mượn mọi nơi để gom đủ tiền lộ phí cho cậu ta, còn mời thợ may cho cậu ta một bộ đồ mới. Nhưng Chu Bạt không biết đủ, chê rằng lộ phí quá ít, chê quần áo quá rộng, quần quá dài, kiểu mũ cũ kỹ, màu giày quá đậm. Khổ tâm của cha mẹ ngược lại chỉ nhận được oán trách đầy bụng của cậu ta, cha mẹ nhịn không được mới giáo huấn rằng: “Con à! Con không được chê cái này chê cái kia, phải biết là cha mẹ vì cuộc thi lần này mà chuẩn bị lộ phí cho con, may bộ đồ mới, đã nhức cả đầu, bạc cả tóc, con còn không biết thỏa mãn sao, ta cũng hết cách rồi!” Chu Bạt không bị lời nói của cha làm cảm động, ngược lại lớn tiếng gào thét: “Tôi là sao Văn Xương trên trời hạ phàm, là một đại quý tử, ông là một lão nhà quê vô dụng, ông có tư cách làm cha của tôi sao? Tôi không phải ông đẻ ra, ông không có tư cách làm cha tôi.” Cha cậu nghe vậy bị tức té xỉu tại chỗ.
Đêm hôm ấy, Chu Bạt bị bắt đến Địa phủ (âm phủ), Diêm La Vương nói với cậu ta: “Ngươi bình thường ngỗ nghịch với cha mẹ, tuy có thân xác con người, nhưng tâm địa súc sinh, do hạt giống súc sinh ở trong lòng gây ra, ngươi phải mất đi thân người, đọa lạc (rơi xuống) thành súc sinh.”
Chu Bạt biện bạch: “Tôi đối cha mẹ chỉ là theo lý mà nói thẳng, sao lại tính là ngỗ nghịch bất hiếu? Hơn nữa tôi là tài tử thông minh tuyệt đỉnh, sao có thể biến thành súc sinh ngu xuẩn được? Lời của ông không thể khiến tôi tín phục.”
Diêm Vương hiền hòa giải thích: “Ngươi đời này thông minh, là bởi vì kiếp trước có hành thiện. Nhưng kiếp này ngươi buông thả cuồng vọng, kiêu căng vô lễ, nóng nảy, ngỗ nghịch, làm các việc ác, dưỡng thành hạt giống súc sinh, hạt giống thiện lương đời trước đã bị phá hủy không còn gì. Ngươi cuồng vọng coi trời bằng vung, báo ứng của ngươi sẽ đọa lạc làm con lừa, bị người ta che hai mắt (*), chịu roi vọt mà đẩy cối xay.”
Chu Bạt nghe thấy rất có đạo lý, tự biết ác báo khó thoát, kinh hoàng mà tỉnh. Ngày đó liền bị bệnh, mở miệng khó khăn, ngậm chặt hàm răng, yết hầu phát ra tiếng kêu của con lừa, danh y cũng không có cách chẩn đoán được là bệnh gì, không đến hai ngày, Chu Bạt trong lúc kêu tiếng lừa mà chết. (Trích từ sách “Ám Thất Đăng” đời nhà Thanh)
(*) Chú thích: Lúc con lừa đẩy cối xay, nếu như nhìn thấy thức ăn ở bên trên, sẽ khiến cho nó muốn ăn mà dừng lại, không chịu đẩy nữa, cho nên phải che lại hai mắt của nó.
Nguồn:
- Xem thêm:
- Đệ Tử Quy (32) – Cuộc đối thoại giữa chim ngói và cú mèo
- Đệ Tử Quy (31) – Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!