Tam Tự Kinh: Đọc sách luận bút (22)

Tam Tự Kinh - tập 22: Tự Hy Nông, Chí Hoàng Đế
Tam Tự Kinh – tập 22: Tự Hy Nông, Chí Hoàng Đế

Bài 22

Nguyên văn

自(1)羲(2)農(3),至(4)黃帝(5),
號(6)三皇(7),居(8)上世(9)。
唐(10)有虞(11),號二帝(12),
相揖(13)遜(14),稱盛世(15)。

Bính âm

自(zì)                   羲(xī)                 農(nóng),                至(zhì)               黄(huáng)              帝(dì),
號(hào)               三(sān)              皇(huáng),              居(jū)                 上(shàng)              世(shì)。
唐(táng)              有(yǒu)              虞(yú),                 号(hào)              二(èr)                      帝(dì),
相(xiāng)             揖(yī)                 逊(xùn),               称(chēng)          盛(shèng)              世(shì)。

Chú âm

自(ㄗ`)                 羲(ㄒ一)              农(ㄋㄨㄥ),
至(ㄓ`)                 黄(ㄏㄨㄤ)          帝(ㄉ一`),
号(ㄏㄠ`)             三(ㄙㄢ)              皇(ㄏㄨㄤ),
居(ㄐㄩ)              上(ㄕㄤ`)             世(ㄕ`)。
唐(ㄊㄤ)              有(一ㄡˇ)             虞(ㄩ),
号(ㄏㄠ`)             二(ㄦ`)                 帝(ㄉ一`),
相(ㄒ一ㄤ)          揖(一)                   逊(ㄒㄩㄣ`),
称(ㄔㄥ)              盛(ㄕㄥ`)             世(ㄕ`)。

Âm Hán Việt

Tự Hy Nông, Chí Hoàng Đế,
Hiệu Tam Hoàng, Cư thượng thế.
Đường hữu Ngu, Hiệu Nhị Đế,
Tương ấp tốn, Xưng thịnh thế.

Tạm dịch

Phục Hy, Thần Nông, cho đến Hoàng Đế,
Gọi là “Tam Hoàng” ở thời thượng cổ.
Đường Nghiêu, Ngu Thuấn gọi là “Nhị Đế”,
Nhường ngôi người tài, gọi thời thịnh thế.

Từ vựng

(1)Tự (自): từ, do.
(2)Hy (羲): chỉ Phục Hy thị, là một vị hoàng trong truyền thuyết “Tam Hoàng”. Phục Hy dựa vào Hà Đồ vẽ ra hình 8 quẻ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn; hậu nhân gọi là Bát quái Phục Hy. Phục Hy dạy cho dân kết lưới, đánh cá săn bắt chăn nuôi, kết hôn, chế bát quái, tạo chữ viết, thắt nút dây để ghi nhớ.
(3)Nông (農/农): chỉ Thần Nông thị, tức Viêm Đế, là một vị hoàng trong truyền thuyết “Tam Hoàng”. Ông là Thần nông nghiệp, dạy dân làm ruộng, Trung Quốc từ đó tiến nhập vào xã hội canh nông. Ông còn là Thần y dược, tương truyền “Thần Nông thường bách thảo” (Thần Nông nếm trăm loại thảo mộc), lưu lại《 Thần Nông Bổn Thảo Kinh 》sáng lập nên y dược Trung Hoa.
(4)Chí (至): đến, tới.
(5)Hoàng Đế (黄帝): danh xưng của đế vương Hiên Viên thời thượng cổ. Họ Công Tôn, sinh ra ở gò Hiên Viên nên xưa gọi là “Hiên Viên thị”. Thời lập quốc có gấu, nên còn gọi là “Hữu hùng thị”. Lúc ấy Xi Vưu bạo ngược vô đạo, thôn tính chư hầu, Hoàng Đế cùng Xi Vưu đánh nhau ở Trác Lộc, sau đó Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, chư hầu tôn Hoàng Đế lên làm Thiên tử sau Thần Nông thị, làm chủ hết thảy thiên hạ. Thời gian Hoàng Đế tại vị rất lâu, quốc thế cường thịnh, chính trị an định, văn hóa tiến bộ, có rất nhiều phát minh và chế tác, như văn tự, âm nhạc, lịch số, cung điện, thuyền xe, quần áo và xe chỉ nam vv… Tương truyền Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang đều là hậu duệ của ông, do đó Hoàng Đế được tôn sùng là thủy tổ của các dân tộc Trung Hoa.
(6)Hiệu (號/号): gọi, kêu là.
(7)Tam Hoàng (三皇): ba vị hoàng trong truyền thuyết cổ đại, gồm Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế.
(8)Cư (居): ở, cư ngụ, chỗ, nằm ở.
(9)Thượng thế (上世): thời đại thượng cổ.
(10)Đường (唐): quốc hiệu của Nghiêu đế.
(11)Hữu Ngu (有虞): quốc hiệu của Thuấn đế.
(12)Nhị Đế (二帝): chỉ Nghiêu đế, Thuấn đế.
(13)Ấp (揖): chỉ “ấp nhượng”, đem đế vị của mình mà nhường cho người tài đức.
(14)Tốn (遜/逊): nhượng vị, ý là từ bỏ đế vị, thoái vị.
(15)Thịnh thế (盛世): thời đại thiên hạ thái bình.

Dịch nghĩa tham khảo

Từ Phục Hy thị, Thần Nông thị đến Hoàng Đế, người đời sau tôn vinh họ là “Tam Hoàng”. Họ đều là ba vị đại đế vương của thời thượng cổ.
Đường Nghiêu và Ngu Thuấn được gọi là “Nhị Đế”, họ là hai người không có tư tâm, “truyền hiền bất truyền tử” đều lấy đế vị nhường cấp cho người hiền tài chứ không truyền cho con ruột, tạo nên thời thái bình thịnh thế.

Đọc sách luận bút

Từ bài học này trở đi bắt đầu bước vào tìm hiểu lịch sử, ngoài việc hiểu rõ lai lịch tổ tiên và cội nguồn văn hóa, chúng ta còn hiểu được quy luật hưng suy của lịch sử, từ đó rút ra bài học, trí tuệ và nhân đức đối nhân xử thế. Đây vốn là mục đích học tập lịch sử, tiếp thụ nền giáo dục của cổ nhân.

Trong lịch sử Trung Quốc có thuyết “Tam Hoàng Ngũ Đế”, nghiên cứu cổ tịch và nguyên nghĩa của chữ “Hoàng” chữ “Đế”, ta sẽ phát hiện ý nghĩa danh xưng của hai từ này là khác nhau, chỉ ra hai tiến trình văn hóa quan trọng.

Chữ ‘Hoàng’ Kim văn

Đây là một chữ tượng hình, là một người đang đứng có cái đầu đặc biệt lớn và trên đỉnh còn có dấu hiệu phát ra hào quang. Trong sách xưa đề cập đến chữ “Hoàng” cũng nhấn mạnh ý “quang mang” (hào quang). Chẳng hạn như: “Phong Tục Thông” ghi rằng: “Hoàng giả, trung dã, quang dã, hoằng dã” (Chữ Hoàng, là bên trong, là ánh sáng, là khuếch trương). Rõ ràng người được gọi là “Hoàng” có hình tượng tồn tại ánh sáng rực rỡ vĩ đại. Một người được xưng là “Hoàng” đại diện như hào quang chói sáng làm cho người ta khâm phục tôn kính. Hứa Thận thời Đông Hán trong “Thuyết văn giải tự” có viết: “Hoàng, đại dã. Tòng tự. Tự, thủy dã” (Hoàng 皇, là lớn. Từ chữ Tự 自. Tự 自là Thủy 始 bắt đầu, ban đầu). Chứng minh Hoàng là người khai sáng văn hóa nhân loại, là người có đủ năng lực sáng tạo.

“Tam Hoàng” là những ai, có nhiều ý kiến ​​khác nhau, song Phục Hy – Thần Nông – Hoàng Đế là từ sách “Thượng Thư. Tự” và “Đế Vương Thế Kỷ”.

Phục Hy và Thần Nông là 2 vị thường được chọn trong nhiều nhóm ý kiến ​​khác nhau, và hai ông đại diện cho thời kỳ khai sáng văn minh đánh bắt và canh nông. Vị Hoàng thứ ba trong “Tam Hoàng” có bốn ý kiến khác nhau gồm: Nữ Oa 女娲, Toại Nhân 燧人, Chúc Dung 祝融 và Hoàng Đế 黄帝; Hoàng Đế thường được xếp vào trong nhóm Ngũ Đế.

“Tam Hoàng” là những vị Thần tồn tại trong lòng người xưa. Thông thường có thêm chữ “Thị” 氏 phía sau, cùng đồng nghĩa chỉ Thần, biểu thị Thần. Ví dụ, Phục Hy thị, Thần Nông thị, các tài liệu cổ mô tả rằng Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông tướng mạo khác với người bình thường: Phục Hy và Nữ Oa là đầu người thân rồng, Thần Nông là đầu trâu thân người. Sự ra đời của họ cũng khác với người thường: Phục Hy thì do mẹ ông “ướm chân vào dấu chân khổng lồ bên cạnh đầm lầy” mà sinh ra, Thần Nông là “cảm nhận thần long mà sinh”, ở trong thần thoại, thậm chí Nữ Oa còn sáng tạo ra nhân loại, những điều này chứng minh người xưa tin rằng họ là Thần.

“Hoàng” không chỉ là cách gọi khác của quyền lực và địa vị, trong thần thoại và lịch sử, nó kể về thời kỳ nhân thần đồng tại, trong thời gian này, Thần đã tự mình hạ thế truyền lại văn hóa. Giai đoạn này kéo dài đến thời Hoàng đế, Xi Vưu làm loạn, thời Đế Chuyên Húc thông thiên tuyệt địa mới thôi.

Chữ “Đế” trong giáp cốt văn là một chữ “Thiên” 天 hoặc “Đại” 大 với một con mắt lớn ở giữa. “Thuyết Văn Giải Tự” ghi: “Đế, đế dã” (Đế là đạo lý). Mà chữ “Đế” trong “Thuyết Văn” thì giải thích là “Thẩm dã” (Tường tận). Ý là “Thị” 视 (coi xét), “Quan” 观 (xem), “Tường thẩm” 详审 (xem xét kỹ càng).

Bài thơ “Hoàng Hĩ” trong “Kinh Thi” miêu tả dân tộc Chu trở thành nước được Thần chọn, trong đó viết: “Hoàng hĩ thượng đế, lâm hạ hữu hách. Giam quan tứ phương, cầu dân chi mạc. Ý tứ là “Vị kia phát ra ánh sáng của Thượng Đế, là vị vua uy nghiêm vô biên xuống trần gian. Xem xét kỹ tứ phương. Tìm ra khốn khổ khó khăn của dân gian”. Đã chứng minh nghĩa “Quang mang” (Hào quang) của chữ “Hoàng”, còn nói rõ nội hàm “Đỗng triệt” (thấu suốt) của chữ “Đế”.

“Đế” có ý là “Đỗng triệt” (thấu suốt), “Tường thẩm” (xem xét kỹ càng), lại là từ ánh mắt của Trời mà đến; được gọi là “Đế”, đại biểu cho người này có năng lực thấu suốt chân tướng của thiên địa.

Tuy nhiên “Hoàng” và “Đế” đều không phải là người thường, năng lực và độ cao hiển nhiên có khác. “Hoàng” giống như Trời, là trực tiếp lấy hình tượng của Thần tu hành đắc Đạo hào quang vô biên lãnh đạo và khai sáng văn minh nhân loại, và “Đế” thì là người tiếp nhận năng lực từ thiên thượng mà nhìn thấu suốt bốn phương, là người có năng lực đặc thù.

Sau thời đại của “Tam Hoàng”, gọi là “Đế” chứ không gọi là “Hoàng” nữa, điều này biểu thị ra nền văn hóa do Thần trị dần dần bắt đầu chuyển sang nhân trị, sau khi Thần ở trong con người khai sáng văn minh, rất nhanh rời khỏi vũ đài nhân loại, sau đó Ngũ Đế đã để cho nhân loại tiến vào lịch sử chân chính của con người.

‘Ngũ Đế” cũng có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng 2 bậc đế vương có ảnh ảnh hưởng lớn nhất đến đời sau là Nghiêu Đế và Thuấn Đế, cách nhượng ngôi vị của họ là tấm gương đạo đức cho bậc đế vương các triều đại sau này quy chính lại bản thân, khiến cho quan niệm ‘hoàng quyền vô tư’ (không cầu vương quyền) được truyền thừa. Và hơn nữa Thuấn Đế đã lưu lại truyền thống ‘Hiếu đạo trị quốc’. Cho nên, trong “Ngũ Đế” đặc biệt nhắc đến 2 vị ấy. Sau đó, thì lịch sử thực sự chuyển sang giai đoạn thay đổi các triều đại của con người.

Câu chuyện Hoàng Đế mộng du Hoa Tư quốc

Sau khi Hoàng đế lên ngôi 15 năm, vì được thiên hạ ủng hộ nên rất hoan hỉ bắt đầu dưỡng thân, dùng ca vũ để tai mắt tiêu khiển vui vẻ, dùng món ăn ngon để thỏa mãn mũi miệng, kết quả là thấy sắc diện bản thân khô héo đen đúa dần, đầu não trống rỗng, tâm tư mê loạn.
Qua 15 năm kế tiếp, vì lo lắng không thể trị lý thiên hạ, Hoàng Đế dốc hết thông minh tài trí, để trị lý bách tính, sắc diện khô héo đen đúa vẫn vậy, đầu não trống rỗng, tâm tư vẫn mê loạn.

Hoàng Đế thở dài nói: “Sai lầm của ta quá sâu rồi. Kết quả ra thế này chỉ do chăm chút cho bản thân, kết quả trị lý mọi việc cũng kém như thế!”. Thế là ông gác lại công việc nặng nề thường ngày, loại bớt người hầu, loại bỏ nhạc tiệc, giảm bớt đầu bếp và ăn uống, rời khỏi cung điện, nhàn cư ở căn nhà bên ngoài cung. Ông gạt trừ dục vọng trong tâm, ba tháng không để ý đến chính sự.

Một ngày nọ, khi đang ngủ trưa ông nằm mơ du ngoạn vào cõi Hoa Tư quốc. Hoa Tư quốc ở phía tây Yểm Châu, phía bắc Đài Châu, cách Trung Quốc mấy ngàn vạn dặm, ở đây không cần đi thuyền, ngồi xe hay đi bộ để tới nơi nào đó. Hoa Tư quốc không có người dạy học và quan chức, hết thảy đều để tự nhiên. Người ở đây không có ham mê và dục vọng, hết thảy thuận theo tự nhiên.

Họ không biết sống vui, cũng không biết sợ chết, cho nên không cảm thấy buồn khi người chết, họ không biết yêu thương bản thân, không biết xa lánh ngoại vật, vì vậy đối với nhân sự không có yêu ghét khác nhau; họ không biết phản đối và phản bội, cũng không biết tán thành và thuận theo, cho nên không có xung đột lợi hại.

Họ không có gì sở thích hay hối tiếc, cũng như không có gì e ngại và kiêng kỵ. Họ không chìm khi rơi xuống nước, và họ không thấy nóng khi đi vào lửa. Đao chặt roi quất sẽ không thấy đau, móng tay cào gãi cũng sẽ không thấy ngứa. Đi trên không trung như đi trên mặt đất, nằm ngủ trên không giống như ngủ giường. Mây mù không thể ngăn cản thị giác của họ, sấm sét không ảnh hưởng thính giác của họ, đẹp xấu không làm nhiễu loạn tâm trí của họ, non cao nước thẳm không thể ngăn bước họ, hết thảy đều là những việc thần kỳ.

Sau khi Hoàng Đế tỉnh dậy, ông rất hài lòng nên đã triệu tập ba vị đại thần Thiên Lão, Lực Mục và Thái Sơn Kê và nói với họ rằng: “Ta đã nhàn cư ba tháng, gạt bỏ dục vọng trong tâm, suy nghĩ về đạo dưỡng thân trị vật, lại không đắc được yếu lĩnh. Sau đó ta rã rời mà ngủ và có một giấc mơ, mới hiểu được đạo lý là không thể dùng truy cầu dục vọng. Ta đã minh bạch! Ta đã hiểu rồi! Nhưng lại không thể dùng ngôn ngữ để nói cho các ngươi hiểu.”

Hai mươi tám năm sau, thiên hạ đạt được đại trị (lập lại được an ninh trật tự), cơ hồ cũng giống như Hoa Tư quốc, và Hoàng Đế lại đắc đạo thăng thiên. Dân chúng đau buồn khóc thương, hơn hai trăm năm sau vẫn chưa dứt.

Người Trung Quốc chúng ta từ xưa đã cho rằng mình là con cháu Viêm Hoàng, chính là hậu nhân của Thần Nông và Hoàng Đế, Thần Nông là Thần, đã lưu lại câu chuyện ‘Thần Nông thường bách thảo’ (Thần Nông nếm trăm loại thảo dược) và cuốn “Thần Nông Bản Thảo Kinh”, Hoàng Đế là bán Thần, câu chuyện này nói với mọi người rằng Hoàng Đế là người tu Đạo, ngộ tính cực cao, có thể tiếp thu rất nhanh gợi mở của thiên ý, mấu chốt trị quốc chính là ở tu Đạo, cuối cùng đắc Đạo thăng thiên mà rời đi, cho nên Trung Quốc được gọi là Thần Châu, văn hóa được gọi là văn hóa Thần truyền. Mà Nho gia chỉ là chỉnh lý và kế thừa một bộ phận trong văn hóa tu Đạo cổ xưa thể hiện tại tầng thứ con người này.

Tác giả: Lưu Như

Nguồn ChanhKien.Org

Xem Tam Tự Kinh – Tập 23: Đại Vũ trị thủy

Video tham khảo: Hoàng Đế mộng du Hoa Tư quốc

Tam Tự Kinh - Tập 23 - Hoàng Đế mộng du Hoa Tư quốc

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x