Bài 16
Nguyên văn
孝經(1)通(2),四書熟(3),
如(4)六經(5),始(6)可讀。
詩書易(7),禮春秋(8),
號(9)六經,當講求(10)。
Bính âm
孝(xiào) 經(jīng) 通(tōng), 四(sì) 書(shū) 熟(shóu),
如(rú) 六(liù) 經(jīng), 始(shǐ) 可(kě) 讀(dú)。
詩(shī) 書(shū) 易(yì), 禮(lǐ) 春(chūn) 秋(qiū),
號(hào) 六(liù) 經(jīng), 當(dāng) 講(jiǎng) 求(qiú)。
Chú âm
孝(ㄒ一ㄠˋ) 經(ㄐ一ㄥ) 通(ㄊㄨㄥ),
四(ㄙˋ) 書(ㄕㄨ) 熟(ㄕㄡˊ),
如(ㄖㄨˊ) 六(ㄌ一ㄡˋ) 經(ㄐ一ㄥ),
始(ㄕˇ) 可(ㄎㄜˇ) 讀(ㄉㄨˊ)。
詩(ㄕ) 書(ㄕㄨ) 易(一ˋ),
禮(ㄌ一ˇ) 春(ㄔㄨㄣ) 秋(ㄑ一ㄡ),
號(ㄏㄠˋ) 六(ㄌ一ㄡˋ) 經(ㄐ一ㄥ),
當(ㄉㄤ) 講(ㄐ一ㄤˇ) 求(ㄑ一ㄡˊ)。
Âm Hán Việt
Hiếu kinh thông, Tứ thư thục,
Như Lục Kinh, Thủy khả độc.
Thi Thư Dịch, Lễ Xuân Thu,
Hiệu Lục kinh, Đương giảng cầu.
Tạm dịch
Thông Hiếu kinh, thuộc Tứ thư,
Đến Lục kinh, bắt đầu đọc.
Thi Thư Dịch Lễ Xuân Thu,
Xưng Lục kinh, nên chú trọng.
Từ vựng
(1) Hiếu Kinh (孝經): tên sách, là cuốn sách ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và Tăng Tử về đạo hiếu, đồng thời nói rõ bậc Thánh Vương lấy đạo hiếu để trị vì thiên hạ.
(2) Thông (通): thông hiểu minh bạch, hiểu rõ.
(3) Thục (熟): quen, thuộc, hiểu rõ.
(4) Như (如): đến, tới.
(5) Lục kinh (六經): sáu cuốn kinh thư, kinh điển Nho gia, gồm có “Thi Kinh”, “Thư Kinh” (Thượng Thư), “Dịch Kinh” (Chu Dịch), “Lễ Kinh” (Lễ Ký), “Nhạc Kinh” và “Xuân Thu”. Nhưng về sau “Nhạc Kinh” bị vua Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong “Lễ Kinh” gọi là Nhạc ký, Lục kinh chỉ còn lại Ngũ kinh.
(6) Thủy (始): mới, bắt đầu.
(7) Thi Thư Dịch (詩書易): chỉ ba cuốn “Thi Kinh”, “Thư Kinh” (Thượng Thư), “Dịch Kinh” (Chu Dịch).
(8) Lễ Xuân Thu (禮春秋): chỉ cuốn “Lễ Kinh”(Lễ Ký) và “Xuân Thu”.
(9) Hiệu (號): danh xưng, được xưng, được gọi.
(10) Giảng cầu (講求): coi trọng, chú trọng tìm tòi.
Dịch nghĩa tham khảo
Đem bốn cuốn sách “Luận Ngữ”, “Mạnh Tử”, “Đại Học”, “Trung Dung” học thuộc, đạo lý của “Hiếu Kinh” cũng đọc hiểu cho rõ ràng triệt để, mới có thể bắt đầu đọc 6 cuốn: kinh “Thi”, kinh “Thư”, kinh “Dịch”, kinh “Lễ” (Lễ Ký), kinh “Xuân Thu”, kinh “Nhạc”.
‘Lục kinh’ là tên gọi của 6 cuốn “Thi Kinh”, “Thư Kinh” (Thượng Thư), “Dịch Kinh”, “Lễ Ký”, “Xuân Thu”, và “Nhạc Kinh”, đây là những kinh điển quan trọng của Nho gia cổ đại, chúng ta nên nghiên cứu tìm hiểu, học tập tốt những đạo lý ở trong đó.
Đọc sách luận bút
Khổng Tử cho rằng, hiếu đạo là gốc của nhân nghĩa, cho nên, Tứ thư, Hiếu Kinh, sau khi học năm cuốn sách này mới có thể học tập Lục kinh. Tại sao lại quy định như vậy?
Kỳ thật Tứ thư là tôn chỉ cơ sở và điểm chính, nói chính xác hơn, là yếu lĩnh (nội dung chính, mấu chốt) để làm người, nhất là “Luận Ngữ” đứng đầu Tứ thư, bao hàm ý nghĩa của ba cuốn kia. Là cốt yếu trong cốt yếu. Mặt khác ba cuốn còn lại đều có sức nặng riêng, như “Đại học” đặt nặng đức trị quốc, trung dung, công bằng, chính là xử lý sự tình không sang cực đoan. Có cơ sở đạo đức nhân nghĩa và công bằng này rồi, lại học tập các điển tịch khác, mới có thể tiếp đến tìm hiểu các loại hình thức ngành nghề và kỹ nghệ (kỹ năng nghề nghiệp) căn bản. Nói một cách khác, Khổng Tử giáo dục học sinh, để đào tạo quân tử, sau đó lấy đức hạnh của người quân tử quản trị quốc gia, đức trị bách tính. Tạo phúc cho xã hội. Cho nên, Khổng Tử mới đem Tiên Tần thượng cổ, cũng chính là đích thân Khổng Tử đã lấy những văn hiến và điển tịch thượng cổ đã có trước đó chỉnh lý soạn ra, hình thành Lục kinh. Đây là kinh thư, vốn đã tồn tại, không phải do Khổng Tử viết, mà là Khổng Tử chỉnh lý. Kỳ thật, gia tộc bên mẹ của Khổng Tử là nhà nho, là giáo quan (thầy dạy quan viên) phụ trách tế lễ triều Chu và giáo dục con em nhà quý tộc. Sau khi Khổng Tử chỉnh lý văn thư thượng cổ, mới hình thành Nho gia. Cho nên trường phái Nho gia, kỳ thực chính là nhà giáo dục phụ trách truyền thừa học vấn làm người và trị quốc thời cổ đại.
Như vậy trước kia chỉnh lý những sách này để làm gì? Chính là để làm giáo tài (tài liệu giảng dạy) dạy bảo con em vương thất quý tộc. Thông qua giáo dục, hiểu được quản trị quốc gia, nhất định hiểu được các quy chế, lễ nghi, cách viết văn thư, ghi lại lịch sử, các loại cách thức chế định quốc sách, những thứ này thực ra là tu dưỡng cơ bản và kiến thức trách nhiệm của người làm quan. Cho nên cũng gọi là Lục nghệ. Chú trọng ghi chép lại hình thức và cách thức cụ thể. Ngày nay cũng có thể xem là kiến thức chuyên nghiệp.
Theo lời của Khổng Tử thì con em quý tộc trước đây học tập Lục nghệ, nhưng không hoàn toàn chỉ có vậy, khi đó chiến tranh liên miên, quý tộc làm quan, ngoại trừ phải biết Lễ, Nhạc, còn phải biết bắn cung (Xạ), cưỡi xe ngựa (Ngự), cách viết chính lệnh văn thư thời cổ đại (Thư) và toán học (Số), chính là sáu loại kỹ nghệ chuyên nghiệp Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số. Thông thường, bạn không biết cách viết chữ và văn thư thì không cách nào khởi thảo chiếu lệnh, xử lý chính sự, ghi chép lịch sử, ghi chép các hoạt động tế tự của quốc gia; bạn không biết Lễ nhạc, liền không biết lễ tiết tiếp đãi khách nước ngoài, lễ tiết của quân thần, tế tự và các loại lễ nghi, chương nhạc (các bài nhạc). Không cách nào xử lý các loại chính vụ. Ngoài ra còn phải tập võ, có thể nói văn võ toàn tài. Đến thời Khổng Tử, Khổng Tử càng thêm chú trọng hình thức bên ngoài và nội hàm bên trong, cho nên có chỗ điều chỉnh và biến hóa.
Lý giải đơn giản, Tứ thư chính là đạo nhân nghĩa, Lục kinh là để giúp người ta nắm vững và vận dụng, tương đương với cái mà người hiện đại gọi là kỹ năng chuyên nghiệp, thuộc về phần tài năng. Sở dĩ ban đầu đọc Tứ thư và Hiếu Kinh, chính là muốn lấy đức chỉ huy tài năng. Hoàn thành lý tưởng của Khổng Tử lấy đạo quân tử quản trị quốc gia.
Kỳ thật, sách “Kinh Thi” chính là tập hợp thi ca sớm nhất của Trung Quốc gồm 300 bài thơ, vốn là ca từ của những nhạc khúc của các quốc gia triều Chu. Chia làm ba phần Phong Nhã Tụng, Phong tức là những bài ca dao của từng vùng, Nhã Tụng là các bài tế của vương tộc và các bài thơ ca tụng.
Sách “Thượng thư”, tức văn hiến thượng cổ (tài liệu lịch sử thời thượng cổ). Là văn kiện chính trị trước thời nhà Chu được lưu trữ. Xét trên nội dung của “Thượng thư” có thể chia làm 2 loại: tế tự và chiến tranh, xét trên hình thức thể văn cũng có thể chia thành hai loại lớn: tấu chương dâng lên và chiếu lệnh ban xuống.
Sách “Lễ”, còn gọi là “Chu Lễ”, là quy chế pháp luật của triều đình nhà Chu. Chu công tại Lạc Ấp chế Lễ soạn Nhạc, đặt định cơ sở của Chu Lễ. Cái được gọi là Lễ, là những điều mà thiên tử, chư hầu, đại phu nhất định phải tuân theo, mỗi thành phần lại có chế độ lễ riêng, nội dung chủ yếu của nó có phong chư hầu, định ngũ phục (năm loại tang phục), phong tước vị, quan chức và các lễ cát hung.
Sách “Dịch Kinh” giảng bói toán âm dương, có thể thông quy luật Thiên Địa Nhân, là người lấy trí tuệ thiên đạo để trị quốc.
Sách “Xuân Thu” là sử của nước Lỗ, Tiên Tần (giai đoạn lịch sử của Trung Quốc trước khi nhà Tần thống nhất) đem sách sử gọi là Xuân Thu.
Sách “Nhạc” thì đã thất truyền.
Câu chuyện: Đức hiếu động lòng người
Đây là câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo, được liệt vào Nhị thập tứ hiếu (24 câu chuyện về lòng hiếu thảo). Văn hóa truyền thống giảng “Bách thiện hiếu vi tiên” (trăm thiện, hiếu đứng đầu), tâm hiếu thảo thành tâm thành ý của Vương Tường đã đem lại phúc phận sau này cho ông. Câu chuyện đã nói lên quan niệm truyền thống “Tích thiện chi nhân, tất hữu dư khánh” (làm người tích thiện, tất có thừa phúc), “Thiện hữu thiện báo” (làm việc tốt sẽ nhận được quả báo tốt).
Vương Tường là người Lâm Nghi (nay là huyện Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông), tự là Hưu Trưng, là hậu nhân của Gián nghị đại phu Vương Cát thời nhà Hán.
Thiên tính Vương Tường thuần hiếu. Mẹ đẻ sớm qua đời khi ông còn nhỏ, người mẹ kế họ Chu mang tâm thiên vị, chán ghét căm hận Vương Tường nên thường mượn cớ nhỏ nhặt để đánh đập ông, lại thường xuyên đặt điều thị phi vu cáo hãm hại Vương Tường trước mặt cha ông, do đó mà cha ông dần dần cũng không ưa ông nữa, bắt ông hàng ngày phải dọn sạch chuồng bò, làm các việc nặng nhọc. Tuy nhiên Vương Tường không oán trách chút nào, lại càng thêm cẩn thận hiếu thuận.
Cha mẹ bị ốm, ông không dám lười nhác, khi sắc thuốc nhất định phải tự mình thử trước, cung kính hầu hạ cha mẹ. Một hôm mẹ kế muốn ăn cá chép tươi, khi đó trời lạnh tuyết rơi, nước sông đều đã đóng băng, Vương Tường vì mẹ kế, không ngại trời lạnh, ông ra sông cởi quần áo nằm xuống băng với hy vọng làm tan băng để bắt cá. Trời xanh không phụ lòng người chịu khổ, lớp băng vỡ ra, hai con cá chép nhảy lên, Vương Tường bắt cá mang về nhà. Người trong thôn biết chuyện đều kinh ngạc, cho rằng đó là do lòng hiếu thảo mà được. Từ đó về sau câu chuyện về lòng hiếu thuận của Vương Tường được lưu truyền khắp nơi.
Những năm cuối thời Thục Hán, cha Vương Tường qua đời, gặp thời loạn lạc, Vương Tường bảo hộ mẹ kế và dìu dắt em nhỏ Vương Lãm, chạy nạn trốn ở Lư Giang, ẩn cư 30 năm, châu quận triệu tập ông làm quan, Vương Tường từ chối vì mẹ già em thơ. Đến khi mẹ kế qua đời, sau khi để tang mẹ xong, thứ sử Từ Châu là Lã Kiền ngưỡng mộ đức hiếu của ông, lần nữa triệu tập ông ra làm thứ sử tá lại (chức quan phụ tá cho thứ sử), ông vẫn một mực từ chối không nhận. Em trai Vương Lãm bèn khuyên ông, đồng thời chuẩn bị xe bò cho ông đi, Vương Tường mới chịu nhậm chức. Khi ấy trộm cướp hoành hành, Vương Tường dẫn binh đi dẹp yên, từ đó người dân Từ Châu có được cuộc sống an định, mọi người an cư lạc nghiệp. Khi đó mọi người khen ngợi rằng: “Sông Nghi sung túc, thực nhờ Vương Tường. Đất nước mênh mông, đừng quên công sức.”
Sau này Vương Tường làm đến chức Thái Bảo (một trong Tam công, ba chức quan cao cấp nhất trong triều đình gồm Thái Sư, Thái Phó và Thái Bảo), tước phong làm Huy Lăng Công, hưởng thọ 85 tuổi. Vương Tường sinh được 5 người con trai, họ đều là những người phú quý sống thọ, phúc lộc đầy nhà. Mọi người đều cho rằng vì có đức hiếu nên mới được như vậy.
Văn hóa Trung Quốc cực kỳ coi trọng đạo Hiếu, cho nên có chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu, mọi người dù không đọc sách, cũng đều biết những câu chuyện này. Cho nên trước thời cải cách văn hóa, người Trung Quốc nho nhã lễ độ, con trẻ rất hiểu lễ nghi, đối đãi với người lớn, cha mẹ đều cung kính hòa thuận, quy quy củ củ (có phép tắc), biết cảm ân khiêm nhường, được khen là ‘lễ nghi chi bang’.
Đệ tử của Khổng Tử có con thì liền lấy phần mở đầu của cuốn “Luận Ngữ” mà giảng: “Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dữ!” (Quân tử chuyên tâm lo cái gốc, thì đạo lập thân tự nhiên mà sinh. Hiếu đễ cũng vậy, là cái gốc rễ làm người!) Cho nên Nho gia, rất xem nặng đạo Hiếu, cho rằng có thể hiếu kính cha mẹ ở nhà là có tu vi cơ bản để thành người quân tử. Là căn bản của đức Nhân (仁). Làm được điều này, mới có thể quản trị quốc gia. Kỳ thực đây vốn là truyền thống của dân tộc Trung Hoa do vua Thuấn thời thượng cổ lưu lại, được Nho gia kế thừa và phát triển.
Tác giả: Lưu Như
Nguồn ChanhKien.Org
Xem Tam Tự Kinh – Tập 17: Hai giấc mơ của tú tài
Video tham khảo: Đức hiếu cảm động trời cao
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!