Câu chuyện của Khổng Tử và Mạnh Tử: “Mắt thấy chưa hẳn là sự thật!”

ntdvn untitled 3 recovered recovered recovered 4
Khổng Tử và các đệ tử của ông tuyệt thực tại Tần Thái Quốc (ảnh: từ một phần của ‘Khổng Tử Thánh tích’)

Hai câu chuyện ngắn về Khổng Tử và Mạnh Tử nói với mọi người một đạo lý rằng dù có tận mắt chứng kiến ​​cũng chưa chắc đã là sự thật. Nếu muốn nhìn thấy bản chất của sự vật, thì không thể đưa ra kết luận tùy tiện chỉ bằng những phỏng đoán chủ quan của mình.

Khổng Tử trách đồ đệ

Khổng Tử dẫn các đệ tử trèo non lội suối chu du liệt quốc, một hôm họ đến khu vực giữa nước Trần và nước Thái. Vì nơi đây đang phải chịu thiên tai nên thiếu lương thực, thầy trò Khổng Tử thậm chí không thể uống được canh rau rừng, suốt bảy ngày, họ không có một hạt gạo nào vào bụng. Để bảo tồn thể lực, họ đành phải ngủ vào ban ngày để giảm tiêu hao năng lượng.

Đệ tử Nhan Hồi ra ngoài xin ăn, cuối cùng khó khăn lắm mới kiếm được một ít gạo. Sau khi trở về, Nhan Hồi liền nhanh chóng lấy nồi, nhặt một ít củi khô nấu cơm. Một lúc sau, Khổng Tử đến và muốn xem Nhan Hồi nấu ăn như thế nào.

Lúc này, một cảnh tượng trước mắt hiện ra khiến Khổng Tử sững sờ, thấy Nhan Hồi cho tay vào trong nồi, lấy một chút cơm từ trong nồi, nhìn nhìn rồi cho vào miệng ăn hết. Khổng Tử không làm kinh động đến Nhan Hồi và cảm thấy đệ tử rất vất vả, ăn chút cơm cũng phải, không muốn làm phiền mà lặng lẽ xoay người rời đi.

Khổng Tử, Mạnh tử,
Ngay cả Khổng Thánh nhân cũng có lúc nghi ngờ người đệ tử tin tưởng nhất của mình. (Ảnh minh họa)

Một lúc sau, cơm chín, Nhan Hồi xới một bát cơm đầy mời Khổng Tử ăn. Khổng Tử như chưa thấy việc Nhan Hồi ăn vụng cơm, đứng dậy nói với Nhan Hồi: “Ta vừa mơ thấy người cha quá cố. Nồi cơm này chưa đụng đến, trước tiên hãy dâng lên tổ tiên rồi chúng ta ăn nó sau”.

Nhan Hồi vội vàng ngăn cản Khổng Tử và nói: “Không thể thưa thầy, khi trò đang nấu cơm, có tro bụi bay vào trong nồi, trò lấy ra muốn vứt nó đi, nhưng cảm thấy thật không dễ có được chỗ gạo này, lãng phí đồ ăn thì thật xấu hổ. Vậy là trò lấy ra và ăn chỗ cơm bẩn đó”.

Nghe Nhan Hồi kể lại, Khổng Tử cảm thấy rất thẹn với đệ tử, và thở dài nói: “Như người ta nói, mắt thấy thì tin, nhưng mắt thấy chưa chắc đã là sự thực; Mọi người đều nói là làm theo tâm của mình, nhưng thường nội tâm cũng có thể lừa bản thân. Các đệ tử hãy nhớ rằng để thực sự hiểu một người là không dễ đâu”.

Vì vậy, không khó để hiểu được chân tướng của vấn đề, nhưng Khổng Tử cho rằng muốn hiểu được bản chất của nhân tính mới là điều khó khăn. Ngay cả Khổng Thánh nhân cũng có lúc nghi ngờ người đệ tử tin tưởng nhất của mình.

Mạnh Tử bỏ vợ

Thật trùng hợp, không chỉ Khổng Tử từng bị như vậy, Mạnh Tử, người được hậu thế tôn là Á Thánh, cũng từng gặp sự việc sai lầm.

Sau khi Mạnh Tử từ bên ngoài trở về nhà, ông thấy vợ mình đang ngồi một mình trong phòng (khi ngồi chân và mông chạm đất, hai đầu gối dựng cao. Ở đây có nghĩa là dáng ngồi xấu). Mạnh Tử vào nhà, thấy vợ như vậy thì vô cùng tức giận, quay đầu bỏ đi.

Mạnh Tử nói với mẹ: “Người phụ nữ này không tự trọng, không coi trọng lễ nghi, xin phép mẹ cho con bỏ cô ấy”. Mẹ Mạnh Tử nghe xong sửng sốt, nghĩ cô con dâu này thường ngày rất tốt, đột nhiên có chuyện gì mà con trai lại muốn bỏ, nên bà vội hỏi: “Lý do là gì?”. Mạnh Tử nói, “Cô ấy ngồi xổm trên mặt đất, rất không đứng đắn, như vậy không có lễ nghi, con có nên bỏ hay không?” Mẹ Mạnh Tử nghe vậy liền hỏi : “Làm sao con biết?” Mạnh Tử vẫn tức giận nói: “Con tận mắt nhìn thấy.”

Mẹ Mạnh Tử nghiêm túc nói với ông: “Đây là con đã sai, rõ ràng là con không có lễ nghi, chứ không phải con dâu không có lễ nghi”. “Lễ Kinh” nói: Khi chuẩn bị vào cửa, trước tiên phải hỏi xem ai ở trong nhà; khi sắp vào đại sảnh, trước tiên phải nói to cho người bên trong nghe thấy; khi chuẩn bị vào phòng, mắt phải nhìn xuống.

Mục đích của việc này là để mọi người chuẩn bị. Và khi con tới phòng vợ đang nghỉ ngơi, vào phòng mà không cất tiếng, mọi người không biết con đang đến và không chuẩn bị trước, vì vậy con mới thấy vợ ngồi như thế. Đây là bởi vì con đã không tuân theo nguyên tắc lễ nghi chứ đâu phải do vợ con”.

Sau khi nghe những lời dạy của mẹ, Mạnh Tử nhận ra rằng mình thực sự đã sai, vì vậy ông thành thật xin lỗi vợ và không bao giờ dám nói đến chuyện bỏ vợ.

Hai câu chuyện ngắn về Khổng Tử và Mạnh Tử nói với mọi người một đạo lý rằng dù có tận mắt chứng kiến ​​cũng chưa chắc đã là sự thật. Không thể chỉ nhìn bề ngoài của sự vật mà quan trọng hơn là phải nhìn được bản chất bên trong của sự vật. Nếu muốn nhìn thấy bản chất của sự vật, thì không thể đưa ra kết luận tùy tiện chỉ bằng những phỏng đoán chủ quan của mình.


Theo SOH

Minh An biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x