Trong “Tam quốc diễn nghĩa” hàm chứa rất nhiều thiên cơ của cổ nhân, chỉ là đôi khi chúng ta xem nhẹ những điều ấy và cho rằng chúng là mê tín. Con ngựa của Lưu Bị tên là “Đích Lư”, ai cũng cho rằng nó là con ngựa hại chủ, mang điềm xui xẻo. Nhưng sự thật nó giống như một con long mã, có thể bay lên không trung. Vào thời khắc then chốt nó đã cứu tính mệnh của Lưu Bị.
‘Đích Lư’ bị cho là hại chủ, không ai dám cưỡi
Ngày tiếp theo sau khi rời kinh thành, nhìn thấy con ngựa mà Huyền Đức cưỡi trông rất dũng mãnh, Lưu Biểu hỏi thăm thì mới biết đây là ngựa của Trương Vũ. Ông không khỏi cảm thán. Sau đó, Huyền Đức tặng ngựa cho Lưu Biểu. Lưu Biểu rất vui mừng, cưỡi ngựa quay lại trong thành. Khoái Việt nhìn thấy vậy liền hỏi, Lưu Biểu nói: “Con ngựa này là quà của Huyền Đức.” Khoái Việt đáp: “Anh trai đã mất của Khoái Việt lúc còn sống rất giỏi, giỏi nhất là xem ngựa, Khoái Việt cũng hiểu khá rõ. Con ngựa này có rãnh lệ dưới mắt, bên trán có đốm trắng, được gọi là Đích Lư, ai cưỡi nó sẽ gặp trắc trở. Trương Vũ vì con ngựa này mà mất mạng. Chúa công không thể cưỡi nó.” Lưu Biểu nghe xong những lời của Khoái Việt, ngày hôm sau liền mời Huyền Đức đến dự tiệc và nói: “Hôm qua nhận được con ngựa quý giá, ta cảm thấy biết ơn sâu sắc. Nhưng hiền đệ không biết lúc nào sẽ xuất chinh, có thể dùng nó. Ta kính gửi trả lại.” Huyền Đức đứng dậy cảm tạ. (Chương 34: Thái phu nhân nghe mật ngữ qua màn che, Lưu Hoàng Thúc cưỡi ngựa vượt suối Đàm Khê)
Mỗi người đều có số mệnh, Lưu Bị bình tĩnh chấp nhận
Vừa ra khỏi cổng thành, Lưu Bị nhìn thấy một người đàn ông cúi đầu lạy trước ngựa, nói rằng: “Chúa công không thể cưỡi con ngựa này.” Huyền Đức nhận ra đây là tân khách ở Kinh Châu, tên Y Tịch, tự là Cơ Bá, người Sơn Dương. Huyền Đức vội xuống ngựa và hỏi tại sao. Y Tịch nói: “Hôm qua tôi nghe thấy Khoái Dị Độ nói với Lưu Kinh Châu rằng: Con ngựa này tên là Đích Lư, ai cưỡi nó sẽ gặp rắc rối. Cho nên Lưu Biểu mới trả nó lại cho ngài, sao ngài lại còn cưỡi?” Huyền Đức đáp: “Ân tình của tiên sinh ta xin nhận. Nhưng người phàm sinh tử có mệnh, con ngựa sao có thể can thiệp được!” Y Tịch khâm phục cao kiến của Huyền Đức, từ đó trở đi hai người giữ liên lạc với nhau. (Chương 34: Thái phu nhân nghe mật ngữ qua màn che, Lưu Hoàng Thúc cưỡi ngựa vượt suối Đàm Khê)
Họa ở Đàm Khê, ‘Đích Lư’ bay lên không trung cứu chủ nhân
Lại nói về Huyền Đức, sau khi rời khỏi Tây Môn vô số dặm, phía trước có một dòng suối lớn chặn mất đường đi. Con suối Đàm Khê đó rộng vài trượng, nước chảy về sông Tương và chảy rất xiết. Huyền Đức đi đến bên suối, thấy không thể vượt qua được, liền ghìm ngựa quay trở lại, xa xa thấy Tây Thành khói bụi bốc lên, quân truy đuổi đang đến gần. Huyền Đức nói: “Phen này chắc nguy rồi!” Ông cưỡi ngựa quay lại bên suối Đàm Khê. Khi quay đầu nhìn, ông thấy truy binh đã đến. Huyền Đức hoảng loạn, phi ngựa xuống suối. Ngựa chẳng đi được mấy bước, móng trước của nó đột nhiên thụt xuống làm y phục ông ướt đẫm. Huyền Đức bèn quất roi, hô lớn: “Đích Lư, Đích Lư! Hôm nay ngươi hại ta rồi!” Vừa mới dứt câu, con ngựa đột nhiên từ trong nước nhảy vọt lên, nhảy đến ba trượng, bay sang phía bờ Tây. Huyền Đức như bay trong mây mù. (Chương 34: Thái phu nhân nghe mật ngữ qua màn che, Lưu Hoàng Thúc cưỡi ngựa vượt suối Đàm Khê)
Nhớ tới cây gậy Kim Cô (Như Ý Kim Cô Bổng) của Tôn Ngộ Không trong “Tây du ký”, người khác nhìn vào thì thấy nó thật vô dụng, vừa to vừa nặng. Nhưng trong mắt Tôn Ngộ Không, nó có thể to hoặc nhỏ, sử dụng tùy ý. Bảo bối cần có một người chủ xứng đáng mới là chân lý. Không chỉ việc cưỡi ngựa mà việc làm quan cũng giống như vậy. Người không có đức hạnh, làm quan cao nhất định sẽ mang đến tai họa, cũng giống như đạo lý này.
Lộ Viễn thực hiện
Lãnh Vọng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa Ngữ
Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Tấn Hiếu Vũ Đế uống rượu khinh nhờn Thần nên qua đời
- Tấm lòng nhân hậu đằng sau câu chuyện tình lãng mạn
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!