‘Tiếu đàm phong vân’ – Tập 18: Không tự lượng sức [P.3]

tieu dam phong van minh chan tuong 1 2
Giáo sư Chương Thiên Lượng trong tiết mục “Tiếu đàm phong vân”. (Ảnh: Tân Đường Nhân)

“Hỏa Ngưu hãm trận”

Quốc quân nước Lỗ đáp, “Chúng ta sẽ dùng tiêu chuẩn của mười Thái lao để tiếp đãi ngài ấy”. Thái lao là một lễ nghi rất long trọng dùng khi cúng tế, đó là dùng một con heo sống, một con dê sống và một con trâu sống. Dùng mười Thái lao có tiêu chuẩn như vậy để tiếp đãi Tề Vương, trên thực tế đây là lễ tiết tôn quý nhất để tiếp đãi nhau giữa các chư hầu.

Đại thần Di Duy lại nói, “Tề Mẫn Vương là bậc thiên tử, dùng mười Thái lao để đón tiếp bậc Thiên tử là chưa đủ, ngài phải làm sao? Ngài nên dùng lễ tiết tiếp đãi Thiên tử khi đi tuần thú”. Lễ tiết đó gồm: dời khỏi chính cung; nạp quản dược, nghĩa là giao nộp chìa khoá quốc gia; sau đó vén vạt áo đợi hầu, nghĩa là phải vén y phục dọn bàn ăn cho Quốc quân nước Tề; tiếp đến đứng đợi ở dưới sảnh, nghĩa là lúc Thiên tử ăn cơm, Quốc quân chỉ có thể ở phía ngoài, đứng tại bậc thang chờ, chờ đến khi Thiên tử dùng xong bữa, các ngươi mới có thể đi làm chuyện của mình.

Quốc quân nước Lỗ lúc ấy liền quăng chìa khóa đi, nói quốc gia chúng ta không tiếp đãi được Thiên tử, mời ngài đừng tới nữa.

Tề Mẫn Vương lại chạy tới nước Trâu, cũng là một nước phụ thuộc vào Tề. Quốc quân nước Trâu vừa mới băng hà, tân quân lên kế vị. Di Duy cũng lại đề nghị, Quốc quân của chúng ta là Thiên tử, sau khi Thiên tử đến, ngươi nên đổi vị trí của quan tài, lập một linh vị quay về hướng bắc, để Quốc quân chúng ta quay mặt về hướng nam biểu thị ai điếu; sau đó ngươi phải như thế này như thế này.

Lúc ấy Quốc Quân nước Trâu ý tứ từ chối, quốc gia chúng tôi quá nhỏ, hay là Thiên tử đừng đến nữa. Kết quả Tề Mẫn Vương đến ba nước phụ thuộc mà không một nước nào cho vào.

Lão Tử giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh”, nghĩa là nếu anh có thể hiểu người khác, đây là thông minh; anh có thể hiểu bản thân mình, đây mới là một người sáng suốt. Tề Mẫn Vương rõ ràng là người không tự biết mình.

Tôi cho rằng một người được người khác tôn trọng đại khái do hai nguyên nhân: nguyên nhân đầu tiên là người này có đạo đức cao thượng, hoặc là người rất có trí huệ, kiểu tôn trọng này là không thể tước đoạt được. Giống như Khổng Tử, khi ông hết lương thực ở nước Trần và nước Thái, cũng không có tiền, nhưng các đệ tử của ông không một ai bỏ đi? Đó là do ông có sức hút về đạo đức và trí tuệ.

Còn có một cách khác nhận được sự tôn trọng, chính là dựa vào quyền thế và địa vị của anh ta. Trong tình huống này sự tôn trọng mà người ta dành cho anh, kỳ thực không phải tôn trọng anh, mà là tôn trọng danh hiệu của anh, địa vị của anh, quyền thế của anh. Một khi quyền thế và địa vị không còn, người khác sẽ còn tôn trọng anh nữa không?

Tề Mẫn Vương không hiểu được chuyện này, ông ta sống lưu vong, đã không còn tông miếu xã tắc, quyền thế địa vị, vậy mà ông ta còn dùng cách làm nhục người khác để đối đãi người ta, ông ta làm sao có thể tiếp tục nhận được sự tôn trọng? Tề Mẫn Vương lúc này đã không còn đường đi, nước Tề lúc ấy còn hai thành chưa bị đánh hạ, là thành Tức Mặc và thành Cử. Tề Mẫn Vương liền chạy về thành Cử.

Tề Mẫn Vương biết trong thiên hạ chỉ có nước Sở là chưa có xảy ra giao chiến với Tề quốc nên hướng đến nước Sở cầu cứu. Nước Sở phái tướng quân Náo Xỉ đến thành Cử, Tề Vương phong Náo Xỉ làm tướng quốc. Kết quả không biết vì nguyên nhân gì, sau khi Náo Xỉ đến nước Tề, ông ta lập tức giết chết Tề Mẫn Vương.

Trong “Sử ký-Phạm Thư Thái trạch liệt truyện” ghi chép: Lúc ấy Náo Xỉ đem Tề Vương rút gân lột da, treo lên xà nhà, treo cả thảy ba ngày, chấm dứt cuộc đời Tề Vương.

Kết cục của Náo Xỉ cũng không hay ho gì. Thành Cử có một người gọi là Vương Tôn Giả, lúc ấy chỉ mới 15 tuổi. Sau khi từ biệt Tề Vương, Tôn Giả về đến nhà, mẹ hắn hỏi Tề Vương đâu rồi? Vương Tôn Giả đáp Tề Vương đi rồi.

Mẹ hắn nói, ngươi là nhi tử của ta, nếu như ngươi buổi sáng ra ngoài, ban đêm vẫn chưa trở lại, ta tất sẽ đứng ở cửa nhìn quanh, chờ ngươi trở về; nếu như ngươi ban đêm ra ngoài, đến sáng ngày hôm sau vẫn chưa về, ta sẽ đến đầu đường chờ đợi ngươi. Mẫu thân mong ngóng nhi tử như vậy, Quốc quân trông ngóng trung thần cũng nhất định có tâm tình này, mẫu thân hy vọng con hãy quay lại tìm Quốc quân.

Lời bạch: Dưới sự khuyên bảo của mẫu thân, Vương Tôn Giả quay lại tìm kiếm Tề Vương. Sau khi Tôn Giả nghe được tin tức Tề Vương bị Náo Xỉ sát hại, bèn đứng trên đường cái la lên kêu gọi bách tính nước Tề báo thù cho Quốc quân. Khi ấy, có bốn trăm người đi theo Tôn Giả vào hoàng cung, chém chết Náo Xỉ đang say rượu. Sau đó, đoàn người Tôn Giả tìm được Thái tử Pháp Chương đang tránh nạn trong nhà Thái sử Kiểu, nên đã lập ông ta làm Vương, đây chính là Tề Tương Vương.

Hai tòa cô thành Tức Mạch và Cử của nước Tề hiện bị đại quân Nhạc Nghị của nước Yên bao vây. Tổ tiên của Nhạc Nghị là Nhạc Dương, người năm xưa đánh hạ nước Trung Sơn. Nhạc Nghị áp dụng cách làm giống Nhạc Dương khi xưa: vây mà không đánh.

Nước Tề trong lúc bức thiết này rất cần có một vị tướng quân có thể cầm quân từ trong hai tòa thành này đánh ra ngoài, khôi phục lại giang sơn, có người đã tiến cử Điền Đan.

Điền Đan làm một số việc: Một là thu phục dân tâm, ông ta đem toàn bộ thê thiếp, con cháu của mình đưa vào trong quân ngũ, mỗi ngày cũng giống như người dân trăm họ xây dựng thành trì, xây dựng công sự, chuẩn bị binh khí chiến đấu. Hai là, tìm cơ hội thực hiện kế phản gián, bởi vì hai thành này của nước Tề là cô thành, mà hiện tại Nhạc Nghị chỉ vây chứ không đánh.

Tiếu đàm phong vân
Chân dung Điền Đan vẽ màu thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)

Lúc ấy quan hệ của Thái tử nước Yên là Nhạc Tư với Nhạc Nghị không tốt lắm. Ông ta thấy Nhạc Nghị vây thành mấy năm không tiến đánh, nên đã tâu lên phụ thân, “Nhi tử nghe nói Nhạc Nghị ở nước Tề thu phục lòng dân, sở dĩ vây thành không đánh, là bởi vì hắn muốn làm Tề Vương”. Yên Chiêu Vương liền phạt đánh Thái tử một trận, ông nói: “Quả nhân ôm hận 28 năm, chính là muốn khôi phục tông miếu tổ tiên, và san phẳng tông miếu xã tắc nước Tề.

Hiện tại Nhạc tướng quân giúp ta hoàn thành tâm nguyện này, đừng nói hắn muốn làm Tề Vương, mà ngay cả nước Yên đây ta cũng muốn chia sẻ, cùng hưởng quốc thổ và quyền lực nước Yên với ông ấy”. 

Yên Chiêu Vương phái một trăm chiếc xe binh, chở thê tử Nhạc Nghị đến cung của Hoàng hậu, cho mặc y lụa vương hậu, cho nhi tử của Nhạc Nghị mặc y phục vương tử. Một trăm chiếc xe binh đưa đến tiền tuyến báo cho Nhạc Nghị, ta bây giờ chính thức phong ngươi làm Tề Vương. Nhạc Nghị thấy Yên Chiêu Vương tín nhiệm mình như thế, quỳ trên mặt đất thưa, thần chết cũng không thể tiếp nhận phong thưởng như thế này.

Sứ giả trở về bẩm báo Yên Chiêu Vương, Yên Chiêu Vương nói, “ta biết con người Nhạc Nghị này hoàn toàn không phải là người ham danh lợi, ông ấy nhất định có cách nghĩ của mình”. Nhưng Yên Chiêu Vương một thời gian ngắn sau đó bị bệnh mà băng hà. Thái tử Nhạc Tư kế vị, đó là Yên Huệ Vương.

Yên Huệ Vương sớm đã không kiên nhẫn được với Nhạc Nghị, Nhạc Nghị đã vây thành 5 năm. Yên Huệ Vương phái một tướng quân khác, gọi là Kỵ Kiếp ra tiền tuyến, lệnh cho Nhạc Nghị đem binh quyền giao cho Kỵ Kiếp. Nhạc Nghị cảm thấy trước đây Thái tử từng vì chuyện của mình mà bị phụ thân phạt đánh, nếu như ông ta về nước Yên, khẳng định không có kết quả tốt đẹp gì, ông ta liền chạy mất.

Tướng quân Kỵ Kiếp đến tiền tuyến, đem tất cả quân lệnh của Nhạc Nghị đều cho sửa lại, ra lệnh công thành. Thành Tức Mặc và thành Cử liều mạng chống cự, qua một thời gian, vẫn không đánh hạ được thành nào.

Lúc này Điền Đan cảm thấy thời cơ phản công đã đến. Ông tạo tin đồn ra bên ngoài, rằng ông mộng thấy có thần tiên muốn đến trợ giúp Tề quốc. Ông truyền cho quân lính lập lễ bái Thần sư. Trong số binh lính Tề quốc, ông chọn một người có cấp bậc thấp nhất trong quân, bái hắn làm Thần sư. Mỗi khi cần làm việc gì, ông ta đều hướng vị Thần sư này xin chỉ giáo. Vị Thần sư này là một bù nhìn, xin chỉ giáo điều gì, hắn đều trả lời: Được.

Mỗi khi dùng bữa, Điền Đan đều mở vung nồi cơm, treo nồi cơm lên cao, lên rất cao. Đàn chim đang bay ở trên trời nhìn thấy trong nồi có cơm, tới tấp sà xuống, bay vào trong nồi ăn cơm. Người ở ngoài thành phát hiện đàn chim ở bốn phương tám hướng đều bay vào trong thành, một lúc lại bay ra, không biết trong thành xảy ra chuyện gì, lại nghe nói bên trong có Thần sư, đám thuộc hạ bên dưới liền bắt đầu nghi hoặc.

Điền Đan lại phát tán tin đồn đến Yên quân: chúng ta quá khứ sở dĩ dám tiến đánh nước Yên, là do tù binh của chúng ta ở trong quân Yên được đối xử rất tốt. Nếu như nước Yên mỗi lần bắt được tù binh nước Tề, liền cắt mất mũi của bọn họ, lính Tề chúng ta sẽ sợ hãi, không dám tiến đánh Yên quốc. Kết quả là Kỵ Kiếp cho cắt mũi của tất cả binh lính Tề bị bắt, cứ vậy binh lính Tề sợ quá không dám đầu hàng, liều mạng chống cự.

Cuối cùng Điền Đan còn cống nộp riêng cho Kỵ Kiếp. Ông ta cũng đem tiền của những người giàu có trong thành dâng lên Kỵ Kiếp và nói, “chúng tôi sẽ đầu hàng ngay lập tức, những người giàu trong thành của chúng tôi muốn dâng tiền này để úy lạo đến các tướng lĩnh và quân sĩ nước Yên, nhưng chúng tôi có một yêu cầu: Sau khi chúng tôi mở thành đầu hàng, xin ngài cho chúng tôi một số lá cờ nhỏ, treo trên cửa những nhà giàu của chúng tôi.

Phàm là nhìn thấy các gia đình treo cờ này, binh lính không được quấy rối”. Tướng quân nước Yên cầm được tiền rồi liền nghĩ, bọn họ ngay cả tiền cũng đã giao, là thật lòng muốn đầu hàng, cho nên phòng bị lơ là.

Điền Đan chọn năm ngàn con trâu, trên sừng trâu đều buộc một con dao nhọn, đuôi trâu buộc vải gai và cây sậy, chính là vải bố cùng cỏ lau, sau đó thấm dầu, thân trâu được khoác thêm một miếng vải lớn. Trên mặt binh lính được vẽ như mang mặt nạ. Đến nửa đêm tướng quân Điền Đan lệnh mở cửa thành.

Kỵ Kiếp lúc này chỉ chờ nước Tề đầu hàng, căn bản không có bất kỳ đề phòng nào, đột nhiên nghe được tiếng trống động trời. Phụ nữ và trẻ em trong thành đua nhau gõ chiêng, gõ trống. Quân Tề đem trâu thả ra, dùng lửa châm vào đuôi trâu.

Đàn trâu đau đớn liều mạng xông về phía trước, xông vào đại bản doanh nước Yên. Trên sừng trâu lại buộc dao nhọn, gặp người húc người, rất nhanh chóng làm loạn doanh trại của quân Yên. Quân Yên nhìn thấy những binh lính vẽ mặt đằng sau đàn trâu, những binh lính này gặp người chém người, họ còn tưởng rằng Thần nhân hạ xuống. Lúc ấy quân Yên đại loạn, Kỵ Kiếp đại bại phải rút lui. Đây là trận đánh rất nổi tiếng được gọi là “Hỏa Ngưu hãm trận”.

Kỵ Kiếp bại trận phải rút lui, đại quân nước Tề đuổi sát đằng sau, vừa truy đuổi vừa ban bố hịch văn muốn khôi phục nước Tề. Toàn bộ thành trì nước Tề trước đầu hàng nước Yên nay đều quay về Tề. Quân Yên phải rút về nước.

Nếu như chúng ta quay đầu nhìn một chút, nước Yên đã từng bị nước Tề tiêu diệt, nước Tống cũng bị tiêu diệt, nước Tề lại bị nước Yên báo thù mà mất nước. Chúng ta sẽ thấy, Quốc quân của ba nước này đều phạm sai lầm giống nhau, đó là không biết tự lượng sức mình.

Quốc quân nước Yên – Yên Vương Khoái là một người đã không có trí huệ lại còn lười biếng, nhất định muốn như Nghiêu đế, Thuấn đế, cuối cùng tự sát; Tống Vương Yển gây thù hằn tứ phía, bị liên quân của ba nước Tề-Sở-Ngụy cùng tiêu diệt; Tề Mẫn Vương cũng là tứ phía gây thù, cuối cùng tự mình chết thảm ở thành Cử.

Nước Tề và nước Yên đều từng một lần mất nước, nguyên khí bị thương tổn nặng; Nước Sở bị Trương Nghi lừa, quốc lực suy yếu đi từng ngày; nước Ngụy cũng đang dần suy sụp, nước Hàn là một nước rất nhỏ, căn bản không đủ sức chống lại nước Tần. Trong mắt của nước Tần đã không có ai là đối thủ. Nhưng ngay tại khi nước Tề diệt vong, nước Triệu lại nhanh chóng quật khởi, trở thành quốc gia duy nhất có thể chống lại nước Tần thời kỳ hậu Chiến Quốc. Vậy nước Triệu đã lớn mạnh như thế nào, sau khi lớn mạnh, sẽ phát sinh chuyện gì?

Xin mời xem tập sau “Hoàn bích quy Triệu”. 

(Còn tiếp)

Xem thêm loạt bài “Tiếu đàm phong vân

Bi Hui thực hiện
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ
 Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x