‘Tiếu đàm phong vân’: Tập 5 – Binh gia Tôn Vũ (Phần 1)

‘Tiếu đàm phong vân’: Tập 5 – Binh gia Tôn Vũ (Phần 2)
Tiết mục kể chuyện lịch sử “Tiếu đàm phong vân” của đài truyền hình Tân Đường Nhân, do Giáo sư Chương Thiên Lượng thuyết giảng. (Ảnh: Tân Đường Nhân)

Kỳ trước: ‘Tiếu đàm phong vân’: Tập 4 – Kinh văn vĩ vũ (Phần 3)

Nước Ngô đạt đến nước giàu binh mạnh, Ngũ Tử Tư đề cử Tôn Vũ

Xin chào mọi người. Tập trước chúng ta nói đến, Ngũ Tử Tư tiến cử Chuyên Chư ám sát Vương Liêu, tiến cử Yêu Ly ám sát Khánh Kỵ, lại quy hoạch và xây dựng thành Tô Châu, trợ giúp nước Ngô thực hiện được nước giàu binh mạnh. Đến lúc này, Ngũ Tử Tư đã có đầy đủ điều kiện để thỉnh cầu Ngô Vương Hạp Lư xuất binh báo thù cho mình.

Thế nhưng Hạp Lư có một điều kiêng dè, chính là nước Sở là một quốc gia vô cùng rộng lớn, đất rộng của giàu, binh nhiều tướng mạnh. Nếu như một khi khai chiến, lại không thể đánh thắng, thì đối với bản thân nước Ngô đều sẽ tồn tại những nguy cơ rất lớn. Cho nên Hạp Lư nhất định phải tìm được một tướng quân bách chiến bách thắng. Ngũ Tử Tư đã tiến cử Tôn Vũ cho Hạp Lư, một người sau này được tôn xưng là Thủy tổ của Binh gia. Tôn Vũ đã lưu lại cho hậu thế một bộ sách nổi tiếng, lưu truyền thiên cổ – “Binh pháp Tôn Tử”.

Chúng ta biết, văn hóa Trung Quốc là lấy văn hóa Đạo gia làm khởi đầu. Rất nhiều người Trung Quốc đều nói, văn hóa Đạo gia là “Hoàng Lão chi học”. Vì sao gọi là Hoàng Lão chi học? Có một hướng giải thích, nói rằng “Hoàng” chính là chỉ Hiên Viên Hoàng Đế, “Lão” chính là Lão Tử.

Hiên Viên Hoàng Đế được xưng là “Nhân văn sơ tổ”, cũng chính là nói văn hóa Trung Quốc ngay từ những ngày đầu tiên đi vào văn minh chính là văn minh Đạo gia. Vậy văn hóa Phật gia khi nào thì được truyền vào Trung Quốc? Là sau công nguyên, cũng chính là vào những năm đầu tiên của thời Hán Minh Đế triều Đông Hán, văn hóa Phật gia mới chính thức được truyền nhập vào Trung Quốc. Về sau, vào thời Nam Bắc triều và Tùy Đường, văn hóa Phật gia đạt đến thời kỳ hưng thịnh. Nhưng trước đó, thời Bách gia Chư tử, tôi cho rằng nhiều người đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạo gia, như thuyết Nho gia, Binh gia và Pháp gia.

Trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có một câu nói như thế này, “Dĩ chính trị quốc, dĩ kỳ dụng binh”. Khi quản lý quốc gia, nhất định phải đi con đường chính; khi đánh trận, nhất định phải vận dụng kỳ mưu, xuất kỳ binh.

Có một gia ảnh hưởng vô cùng lớn đối với Trung Quốc, chính là Pháp gia. Trên thực tế là đem Đạo gia phản đảo lại rồi dùng, cho nên nói Pháp gia còn có thể coi là ngược lại với Đạo gia. Ta thường xuyên nói kỳ kế của Binh gia, quỷ mưu của Pháp gia, khi đánh trận thì vận dụng kỳ mưu, xuất kỳ binh, binh bất yếm trá, xuất kỳ chế thắng (dùng bất ngờ để giành chiến thắng), đều có thể lý giải được. Nhưng khi một quốc gia đang trong thời kỳ thái bình, thì không thể lại dùng kỳ kế nữa, cho nên tôi đem một bộ những thứ của Pháp gia gọi là quỷ mưu, mưu lược quỷ trá.

Lời bạch: Văn hóa Trung Quốc bắt đầu từ thời Hiên Viên Hoàng Đế, Hoàng Đế cũng là người sáng lập học thuyết Đạo gia. Văn hóa Phật gia chính thức được truyền nhập vào Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Giáo sư Chương Thiên Lượng cho rằng học thuyết Bách gia Chư tử đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạo gia. Nho gia phù hợp với tư tưởng “Dĩ chính trị quốc” của Đạo gia; Binh gia phù hợp với tư tưởng “Dĩ kỳ dụng binh” của Đạo gia; Pháp gia vận dụng quỷ trá và quyền mưu vào ngoại giao và xử lý chính vụ, là tư tưởng phản đảo lại đạo đức. Cổ nhân nhìn nhận, làm tướng quân là có đạo đức ước thúc. Tại phần “Thái Sử Công tự tự” Tư Mã Thiên có viết: “Không tín, liêm, nhân, dũng, không thể truyền binh luận kiếm”, nghĩa là, nếu như một người không hiểu được cái gì gọi là tín nghĩa, liêm khiết, nhân từ và dũng cảm, thì không thể đàm luận binh pháp và kiếm thuật cùng ông.

Rất nhiều người hiện đại chúng ta, cảm thấy nhà quân sự hẳn là vô cùng máu lạnh, hơn nữa còn rất uy phong, ra lệnh một tiếng như núi đổ, vẫy tay một cái ngàn thuyền xuất phát, lấy việc khiến quân địch thất bại đầu hàng, và cảnh đầu rơi máu chảy để thỏa mãn cảm giác thành công của mình. Cho nên rất nhiều người cho rằng khi đánh trận, là không cần đếm xỉa gì (ví như đạo đức, quy tắc, liêm xỉ …).

Thời gian trước ở Trung Quốc đại lục có một cuốn sách mang tên “Siêu hạn chiến”, chính là nói đánh trận có thể không cần có bất cứ giới hạn nào, bất chấp tất cả. Thế nhưng nếu bạn đọc Binh pháp Tôn Tử, ít nhất tôi đã đọc cuốn Binh pháp Tôn Tử mấy lần rồi, tôi cảm thấy Tôn Tử là một nhà quân sự chuyên nghiệp. Ông muốn cố gắng hết mức ngăn ngừa chiến tranh, mà trong chiến tranh, cũng là muốn cố gắng hết mức tránh việc giết chóc. Điều này rất phù hợp với một câu nói của Lão Tử được giảng trong “Đạo Đức Kinh”. Lão Tử nói, “binh giả, bất tường chi khí, phi quân tử chi khí, bất đắc dĩ nhi dụng chi” (tạm dịch: Việc nhà binh là việc chẳng lành, không phải là của người quân tử, bất đắc dĩ mới dùng đến nó).

Thiên thứ nhất của Binh pháp Tôn Tử được gọi là “Thủy kế thiên”, cũng chính là nói Tôn Tử đang giảng dùng kế như thế nào, thông qua phương thức dùng kế để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, giảm bớt chém giết. Trong “Thủy kế thiên”, vừa mở đầu Tôn Tử đã đề cập rằng “Binh giả, quốc chi đại sự, tử sinh chi đạo, bất khả bất sát dã”. Cũng chính là nói, chiến tranh với ngoại địch là sự việc lớn nhất liên quan đến một quốc gia, cũng liên quan đến sự sống chết của rất nhiều người, là việc nhất định phải cẩn trọng vô cùng.

Tranh màu chân dung Tôn Vũ được vẽ vào thời Minh (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Tranh màu chân dung Tôn Vũ được vẽ vào thời Minh (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Trong “Hỏa công thiên”, Tôn Vũ còn nói một câu như thế này, “Vua không thể vì tức giận mà khởi binh, tướng không thể vì hờn giận mà công chiến, giận có thể mừng trở lại, hờn có thể vui trở lại, nhưng nước mất không thể khôi phục trở lại, người chết không thể sống trở lại, cho nên minh quân phải cẩn trọng, lương tướng phải cảnh giác, ấy là đạo an quốc bảo toàn quân vậy.”

Cũng chính là nói một vị Quân chủ không thể bởi vì bản thân tức giận liền xuất binh, một vị tướng quân không thể bởi vì phẫn nộ liền chỉ huy tác chiến. Người tức giận rồi, còn có thể vui vẻ trở lại, có thể vui sướng trở lại, nhưng là một quốc gia bị tiêu diệt, thì không thể khôi phục lại, một người sau khi chết rồi, cũng không thể sống lại. Cho nên nói một vị Quân chủ hiền minh, hoặc là một vị tướng quân giỏi, đối với chuyện chiến tranh như thế, phải vô cùng cẩn thận, đây mới là phương pháp làm cho quốc gia an toàn và bảo toàn được quân đội.

Tôn Tử phản đối việc chém giết không cần thiết trong chiến tranh, gọi là “bất chiến nhi khuất nhân chi binh” (đề cao việc không đánh mà có thể khuất phục được quân địch). Đương nhiên Binh pháp Tôn Tử có liên quan đến chiến tranh, trong đó ông cũng không thể không đề cập đến rất nhiều quy luật về chiến tranh. Thế nhưng, nếu như chúng ta cẩn thận khảo sát một chút những quy luật này, thì thấy có một vấn đề. Thời tôi đi học ở Mỹ quốc, phát hiện một số trường đại học, cao đẳng đã lấy hai từ khác nhau để dịch tên cho cuốn sách, một từ gọi là ‘Art’ chính là nghệ thuật, còn một từ khác gọi là ‘Science’ chính là khoa học. Như vậy đối với chúng ta mà nói, chiến tranh rốt cuộc là một môn nghệ thuật hay là một môn khoa học đây?

Chúng ta biết khoa học (Science) là vô cùng chặt chẽ nghiêm ngặt, có thể dùng một số công thức để diễn tả. Đồng thời, nếu như anh dựa theo quy luật của nó để làm việc, anh sẽ đạt được một kết quả như anh dự đoán được. Nhưng là nghệ thuật (Art) mà nói, mặc dù cũng có quy luật của nó, nhưng ở mức độ lớn hơn chính là dựa vào trực giác và linh cảm hoặc là sáng tạo của con người. Nghĩa là anh rất khó dùng một phương trình để diễn tả, ví dụ nói người này đẹp cỡ nào, hoặc là bức tranh này đẹp ra sao. Thế nên trong rất nhiều tình huống, nghệ thuật không thể dùng ngôn ngữ để truyền đạt cũng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả. 

Nếu như anh xem chiến tranh như một môn khoa học, anh sẽ nghĩ Tôn Tử đã nói rằng, khi gặp loại tình huống này thì ông chính là muốn làm như vậy như vậy, nhưng nếu như anh nghiêm khắc dựa theo quy luật được nói đến trong Binh pháp Tôn Tử mà làm, trái lại anh có thể sẽ đạt được một kết quả mà anh không tưởng tượng được, đây chính là vì sao có người đã đọc rất nhiều binh thư nhưng lại không biết dụng binh, chỉ là lý luận suông. Vậy nhưng có người, anh ta khả năng không đọc nhiều binh thư như thế, nhưng là anh ta lại suy ngẫm và vận dụng nó một cách khéo léo, giống như là một môn nghệ thuật, cần có rất nhiều linh cảm dẫn dắt, hoặc là cần có rất nhiều trực giác. Như thế anh ta cũng có thể chỉ huy cuộc chiến vô cùng tốt.

Khi Nhạc Phi dẫn binh đánh trận, có một danh tướng tên là Tông Trạch khuyên Nhạc Phi đọc nhiều binh thư một chút, Nhạc Phi liền nói một câu, “Dàn trận rồi sau đó đánh nhau, là lẽ thường của binh pháp, vận dụng thần diệu là ở việc giỏi suy ngẫm cân nhắc”. Trong chiến tranh, quả thực có rất nhiều chỗ là dựa vào suy ngẫm phán đoán. Nếu như vận dụng tốt những điểm này, mới có thể thực sự làm một vị tướng quân tài giỏi.

Chúng ta thấy được bản dịch tiếng Anh của cuốn sách “Binh pháp Tôn Tử” rất có ý tứ, nó được dịch thành “The Art of War” (Nghệ thuật chiến tranh), mà không nói là “The Science of War,” không nói là khoa học chiến tranh. Cho nên tôi nghĩ, khi họ dịch sang tiếng Anh, cũng rất phù hợp với nguyên ý của Binh pháp Tôn Tử.

Trong “Thực hư thiên” của Binh pháp Tôn Tử có một đoạn thế này, “Dùng binh giống như dòng nước, nước chảy tránh chỗ cao mà hướng đến nơi thấp, dùng binh tránh chỗ mạnh mà đánh nơi yếu, nước theo địa hình mà chảy, binh theo tình hình địch mà tác chiến, cho nên binh không theo hình thức cố định, nước không có hình dáng cố định, người có thể dựa theo tình thế của địch để biến hóa mà giành chiến thắng, được coi dụng binh như Thần”.

Ông nói dùng binh đánh trận giống như nước vậy, nước là tránh nơi cao hướng về nơi thấp mà chảy, binh là tránh nơi quân địch có thực lực, mà công kích nơi quân địch yếu, nước dựa theo địa thế để quyết định hướng chảy, binh dựa theo tình hình chiến trường lúc đó để đưa ra sách lược tác chiến, giống như nước không có một hình dáng cố định, dùng binh đánh trận cũng không có một hình thức cố định, cho nên nói ở trên chiến trường, căn cứ vào tình huống lúc đó, để quyết định dùng binh như thế nào, mới gọi là dụng binh như Thần, chính là “người có thể dựa theo tình thế của địch để biến hóa mà giành chiến thắng, thì là dùng binh như Thần”.

Tôn Tử là một nhà quân sự chuyên nghiệp, ông đã nắm giữ được toàn bộ quy luật của chiến tranh, và ông lại có một tấm lòng nhân từ. Ngũ Tử Tư đã tiến cử cho Ngô Vương Hạp Lư một nhà quân sự như thế.

(Còn tiếp)

Do Bi Hui thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x