‘Tiếu đàm phong vân’: Tập 4 – Kinh văn vĩ vũ (Phần 3)

‘Tiếu đàm phong vân’: Tập 5 – Binh gia Tôn Vũ (Phần 2)
Tiết mục kể chuyện lịch sử “Tiếu đàm phong vân” của đài truyền hình Tân Đường Nhân, do Giáo sư Chương Thiên Lượng thuyết giảng. (Ảnh: Tân Đường Nhân)

Ngũ Tử Tư an bang định quốc, Yêu Ly độc kế thích sát Khánh Kỵ

Kỳ trước: ‘Tiếu đàm phong vân’: Tập 4 – Kinh văn vĩ vũ (Phần 2)

Khi đó, Ngô Vương Hạp Lư đã giết được Vương Liêu, ông ta vô cùng lo lắng việc Khánh Kỵ trở về, liền phái binh đến bên sông đợi Khánh Kỵ. Xe Khánh Kỵ vừa tới, Vương Ngô dùng cung tiễn bắn Khánh Kỵ, Khánh Kỵ lúc đó dùng tay bắt những mũi tên bắn đến tới tấp như châu chấu, Khánh Kỵ cứ bắt bằng tay như vậy. Động tác của anh ta phải nói là cực nhanh, sau đó anh ta xuống xe chạy. Vương Ngô liền dẫn binh đuổi theo phía sau, nhưng không đuổi kịp. Trong “Đông Chu liệt quốc chí” nói Khánh Kỵ “tẩu như ngựa chạy”, “tẩu” là từ được dùng thời Trung Quốc cổ đại, có nghĩa là chạy. Khánh Kỵ cứ thế chạy mất.

Hạp Lư quay lại đô thành. Lúc đó nước Sở lại phát sinh một sự việc lớn, chính là Phí Vô Kỵ của nước Sở tạo gian kế, khiến cho đại tướng nước Sở tên là Bá Khích Uyển bị diệt môn. Con trai của Bá Khích Uyển khi đó đã chạy thoát, từ nước Sở chạy đến nước Ngô, người này tên là Bá Bỉ. Khi Bá Bỉ đến nước Ngô gặp Ngũ Tử Tư, đó không chỉ là đồng hương gặp đồng hương, nước mắt lưng tròng, bọn họ còn có chung một kẻ thù là Phí Vô Kỵ. Cho nên Ngũ Tử Tư đối với Bá Bỉ rất thông cảm, ông cũng bẩm báo với Ngô Vương Hạp Lư, phong Bá Bỉ làm đại phu.

Lúc đó Bị Ly là người tinh thông bói tướng, ông ta nói với Ngũ Tử Tư, ông làm sao có thể lưu giữ Bá Bỉ? Ngũ Tử Tư nói, tục ngữ có câu “đồng ưu tương cứu, đồng bệnh tương lân”, tôi và ông ta có chung kẻ thù, ông ta cũng giống tôi đều bị diệt môn, sau đó chạy đến đây, tôi làm sao có thể không giúp ông ta?

Bị Ly nói ông chỉ nhìn thấy bề ngoài mà không nhìn thấy bản chất sự việc. Bá Bỉ là người “ưng thị hổ bộ”, chính là ông ta nhìn người khác bằng ánh nhìn như diều hâu, đi giống tướng con hổ, tướng mặt như thế sẽ “chuyên công mà thiện sát”, chính là đố kỵ công lao của người khác, hơn nữa giết người không chớp mắt. Nếu như ông cùng làm chung với ông ta, tương lai ông nhất định bị ông ta hại chết. Kết quả Ngũ Tử Tư không nghe.

Chúng ta xem Phí Vô Kỵ, ông ta hại chết cha của Ngũ Tử Tư, hại chết anh của Ngũ Tử Tư, sau đó thông qua việc giết Bá Khích Uyển làm cho Bá Bỉ phải đến nước Ngô, về sau Ngũ Tử Tư chết trong tay của Bá Bỉ. Chẳng khác gì Phí Vô Kỵ không chỉ trực tiếp giết cha và anh của Ngũ Tử Tư mà còn gián tiếp giết Ngũ Tử Tư. Vậy là Bá Bỉ ở lại nước Ngô, cũng làm đại phu, làm tướng quân.

Hạp Lư hỏi Ngũ Tử Tư về chính sự, nói nước chúng ta nằm ven biển đông nam, đường đi hiểm trở, địa thế vừa thấp vừa ẩm ướt, cộng thêm cái lo về thủy triều lên xuống, kho bãi không có, đất đai không có khai khẩn được, quốc gia lại không có thành quách phòng ngự, bách tính không có chí hướng kiên định, làm sao có thể chống lại các cường quốc.

Ngũ Tử Tư thưa, thần nghe nói đạo an dân, chính là phải để cho họ an cư lạc nghiệp. Người muốn xưng bá tất phải lập thành quách, sắp đặt phòng thủ, mua sắm lương thực, quản lý việc binh, làm tốt công việc chuẩn bị quân sự và kinh tế, lúc đó tiến có thể đánh, lui cũng có thể phòng thủ.

Hạp Lư nói ta đem những việc này ủy thác cho khanh. Ngũ Tử Tư căn cứ vào địa hình cao thấp, chọn vùng đất trù phú có phong thủy tốt, bắt đầu quy tạo thành mới. Thành có tám cửa trên mặt đất, tám thủy môn (van ống nước), mỗi một cửa ở trên một phương vị, phía trên của nó đều bày đồ trang trí rất cầu kỳ. Trong thành, chỗ nào sắp đặt tông miếu của triều đình, chỗ nào để thượng triều, chỗ nào họp chợ, chỗ nào bố trí xã đàn thờ cúng thần thổ địa, v.v, đều là do Ngũ Tử Tư quy hoạch.

Ngũ Tử Tư. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Ngũ Tử Tư. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Sau đó Ngũ Tử Tư bắt đầu dạy dân chúng chiến đấu như thế nào, bắn tên như thế nào, phòng thủ như thế nào. Đây chính là thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô ngày nay. Ngũ Tử Tư thật đúng là tài hoa trong việc kinh luân tế thế và có năng lực an bang trị quốc.

Lúc đó Hạp Lư lên ngôi, lòng dân cũng quy phục, nhưng ông ta còn có một tâm bệnh rất lớn, chính là công tử Khánh Kỵ hãy còn sống. Ông bàn bạc với Ngũ Tử Tư. Ngũ Tử Tư nói nếu như muốn giải quyết công tử Khánh Kỵ, thần lại tiến cử cho ông một người. Công tử Quang nói lẽ nào còn có dũng sĩ giống như Chuyên Chư sao? Ngũ Tử Tư đáp người này không phải là người có thân hình cao lớn khôi ngô, võ công cao cường, đây chỉ là một người bình thường, tên là Yêu Ly. Người này, tuy võ công không phải cao lắm, nhưng đầu não của ông ta thì vô cùng linh hoạt. Hạp Lư nói khanh đem đến để ta xem xem. Thế là Ngũ Tử Tư liền đưa Yêu Ly đến gặp Vương Ngô.

Ngô Vương vừa nhìn thấy Yêu Ly, cảm thấy rất thất vọng. Ông ta cao không tới năm thước, chỉ cao bằng một nửa Ngũ Tử Tư, chỗ thắt lưng túm lại, eo bé tí tẹo, hoàn toàn không phải là hình tượng lưng hùm vai gấu, hơn nữa trông rất xấu xí. Lúc đó Hạp Lư liền hỏi Ngũ Tử Tư, khanh làm sao lại có thể tiến cử một người như vậy? Khánh Kỵ gân cốt như thép, vạn phu không địch được, một người thấp bé thế này, làm sao có thể đi làm thích khách?

Ngũ Tử Tư nói để thần kể cho bệ hạ một câu chuyện, Đông Hải có một dũng sĩ gọi là Tiêu Khâu Hân. Tiêu Khâu Hân khi đó cho ngựa uống nước bên bờ sông. Người khác nói với anh ta, dưới sông có Thủy Thần, một khi cho ngựa uống nước ở đây, Thủy Thần sẽ đến ăn ngựa đấy. Tiêu Khâu Hân nói, tôi là một dũng sĩ, chưa có ai dám mạo phạm tôi. Anh ta không nghe khuyến cáo của người khác, kết quả con ngựa bị vật gì ở dưới sông kéo đi mất. Tiêu Khâu Hân liền cầm bảo kiếm nhảy xuống nước, cùng với Thần sông ở dưới sông quyết chiến. Trải qua thời gian ba ngày ba đêm, anh ta từ dưới sông nhảy lên. Lúc đó một con mắt của anh ta đã bị mù, con ngựa cũng không thấy đưa về. Nhưng anh ta ỷ vào việc bản thân đã trải qua giao đấu với Thần sông, trong một buổi yến tiệc đã ngạo mạn với tất cả mọi người.

Yêu Ly liền tỏ vẻ bất bình nói, xem người như anh mất ba ngày ba đêm mà không cứu được con ngựa của mình, còn mù mất một con mắt. Tôi cảm thấy anh đúng là người vô dụng nhất trên thế gian này, anh làm sao còn dám coi thường người khác? Khi đó Tiêu Khâu Hân không nói được câu nào, đứng dậy ngượng ngùng rồi rời khỏi đám tiệc.

Yêu Ly về đến nhà nói với vợ, tối hôm nay có người sẽ đến giết tôi, bởi vì tôi ở trước mặt đông người khiến cho anh ta mất mặt. Thế là Yêu Ly mở toàn bộ cửa nhà và phòng ngủ, nằm trên giường. Nửa đêm quả thực Tiêu Khâu Hân đến, vừa đến là đi thắng đến chỗ trước giường của Yêu Ly, rút kiếm, kề vào cổ của Yêu Ly.

Tiêu Khâu Hân nói ngươi đã làm ba việc đáng phải chết, ngươi có biết không? Yêu Ly nói không biết, xin mời nói. Tiêu Khâu Hân nói, việc thứ nhất, trước mặt bàn dân thiên hạ làm nhục ta; việc thứ hai là về nhà không đóng cửa; việc thứ ba là nhìn thấy ta đến mà không chạy trốn.

Tôi không có ba việc đáng phải chết, nhưng tôi thấy anh có ba việc thật không ra làm sao. Khi tôi nói anh là đồ vô dụng, nếu như anh có đạo lý thì nói ra, nhưng anh không nói một câu nào, hiển nhiên là đuối lý, anh mới bỏ đi, đây là việc thứ nhất; việc thứ hai, vào nhà không đánh tiếng, có ý định tập kích. Vào nhà tôi không chịu gõ cửa, cửa mở là bước vào rồi, như thế là không lịch sự; việc thứ ba, nếu anh coi mình là dũng sĩ, có thể gọi tôi dậy quyết đấu, nhưng anh không làm như thế, mà sau khi kề kiếm vào cổ tôi rồi, mới dám nói chuyện với tôi, hiên nhiên là trong lòng anh rất sợ hãi, đây là ba việc làm rất mất mặt của anh.

Tiêu Khâu Hân than, ai cha, tôi vẫn luôn cho mình là dũng sĩ, không ngờ rằng thế gian còn có người dũng cảm hơn tôi. Tiêu Khâu Hân nói tôi quả thực không còn mặt mũi nào mà sống nữa, anh ta liền đập đầu vào cây cột mà chết. Ngũ Tử Tư đã tiến cử với Hạp Lư một Yêu Ly như vậy.

Lời bạch: Sau khi giết chết Vương Liêu, Hạp Lư phong cho con trai của Chuyên Chư làm Thượng khanh, bái Ngũ Tử Tư làm đại phu, thu giữ người cùng chịu họa diệt môn Bá Bỉ. Ngũ Tử Tư giúp Hạp Lư hoạch định kiến tạo đô thành, huấn luyện binh sĩ, làm cho nước Ngô trở nên giàu có và hùng mạnh. Nhưng Hạp Lư vẫn còn mang một tâm bệnh, chính là con trai của Vương Liêu, Khánh Kỵ. Khánh Kỵ là người võ công cao cường, mà người Ngũ Tử Tư tiến cử Yêu Ly lại là một người thấp bé trói gà không chặt, Vậy thì Yêu Ly lại dùng cách gì để giết chết Khánh Kỵ?

Yêu Ly nói với Hạp Lư, nếu như muốn đâm Khánh Kỵ, chúng ta tất phải nghĩ một biện pháp để có thể tiếp cận ông ta. Đương nhiên lần này không thể dùng cá nướng. Yêu Ly nói, tôi có một chủ ý cho ông, ông hãy chặt tay phải của tôi, đem thê tử của tôi giết hết đi, giả vờ như tôi đắc tội với ông. Sau đó tôi sẽ chạy đến chỗ công tử Khánh Kỵ.

Đây là khổ nhục kế, rất thảm độc. Yêu Ly nói như vậy thì công tử Khánh Kỵ sẽ tin tôi. Yêu Ly cũng đã dựa vào kế sách đó tiếp cận công tử Khánh Kỵ. Khánh Kỵ khi mới bắt đầu còn không tin Yêu Ly, lại phái người đi điều tra, quả nhiên là có chuyện thật như vậy, liền giữ Yêu Ly lại bên mình. Một người thấp bé như thế, ông ta cảm giác không thể làm nên chuyện gì.

Khi đó công tử Khánh Kỵ ở nước Vệ, đô thành của nước Vệ ở Triều Ca, chính là huyện Hoạt tỉnh Hà Nam ngày nay. Khánh Kỵ dẫn quân của nước Vệ bắt đầu xuất phát hướng về Ngô, chuẩn bị báo thù, Yêu Ly đứng cạnh ông ta. Khi đó đang ở trên sông lớn, Yêu Ly liền nói với Khánh Kỵ, Công tử nên ngồi ở đầu thuyền để nhắc nhở người lái thuyền. Thế là Khánh Kỵ ngồi ngay chỗ đầu thuyền chỉ huy. Yêu Ly cầm cây thương, chính là cây giáo, đứng ngay sau lưng Khánh Kỵ.

Đột nhiên trên sông nổi lên một trận gió lạ, thổi tới mức làm cho Khánh Kỵ mở mắt không được. Khánh Kỵ khi đó vừa mới nhắm mắt, đột nhiên Yêu Ly từ sau lưng lập tức đâm mũi giáo vào tim Khánh Kỵ, từ đằng trước đâm xuyên ra đằng sau, khi Khánh Kỵ mở to mắt, ông biết là mình không thể sống được, ông ta liền bắt Yêu Ly lại, từ đầu thuyền nhấn xuống nước, tổng cộng nhấn xuống ba lần, sau đó ông ta ôm Yêu Ly đặt lên đầu gối.

Khánh Kỵ liền cười, nói một người dũng cảm giống như ta, ngươi còn dám đến giết, dưới trời này còn có người dũng cảm hơn ta sao? Nói xong ông ta liền nói với mọi người xung quanh, hôm nay ta nhất định phải chết, trong một ngày không thể chết hai dũng sĩ.

Ông ta nói Yêu Ly là một người dũng cảm, khi ta chết rồi, các người hãy thả Yêu Ly ra, nói dứt lời liền rút cây giáo trước ngực, máu tuôn ra như suối, lập tức chết ngay. Sau khi chết xong, những người đi theo chuẩn bị phóng thích Yêu Ly theo lời dặn của Khánh Kỵ.

Yêu Ly nói, ta đã làm ba việc đại bất nghĩa. Việc thứ nhất, đầu quân cho Khánh Kỵ nhưng lại đi thích sát ông ấy, là bất trung. Việc thứ hai,  thê tử của ta vô tội, mà vì ta làm việc này mà phải chết, đây là việc bất nghĩa thứ hai. Việc thứ ba, vì để làm việc này, ta đã để Ngô Vương chặt đứt một cánh tay, đây cũng là việc bất nghĩa và bất trí, cho nên ta cũng không muốn sống ở thế gian nữa. Sau đó anh ta nhảy xuống nước, cũng chết luôn.

Việc Yêu Ly đâm Khánh Kỵ không thấy ghi chép trong “Sử ký”, nhưng trong “Ngụy sách” của “Chiến quốc sách” có ghi chép. Chư tử thời Tiên Tần cũng nhắc đến Yêu Ly giết vợ con, đâm Khánh Kỵ, nhưng không có kể chi tiết như vậy. Đối với những việc đã xảy ra như trên thì “Đông Chu liệt quốc chí” viết rất chi tiết. Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, có một chương riêng gọi là “Thích khách liệt truyện”. Chuyên Chư là xếp thứ hai trong “thích khách liệt truyện”. Nhưng sự tích Yêu Ly đâm Khánh Kỵ không có trong “Thích khách liệt truyện”. Tôi nghĩ có khả năng liên quan đến việc kế sách của Yêu Ly quá thảm độc.

Như vậy chúng ta quay trở về nước Ngô, Ngô Vương Hạp Lư bây giờ đã giải quyết xong vấn đề Khánh Kỵ, thành trì cũng đã tu bổ xong, như vậy ông ta cũng thông qua cứu tế bách tính vỗ về lòng dân, ngôi quyền của ông ta cũng tương đối ổn định, không có ai ở trong nước dám khiêu chiến với ông ta. Ngũ Tử Tư cũng nhờ đó lập được công lao to lớn, lúc này Ngũ Tử Tư nhận định đây chính là lúc thỉnh cầu Hạp Lư phái quân Ngô giúp ông ta báo thù rồi.

Hạp Lư nói, ta cũng muốn giúp khanh báo thù, nhưng ta cảm thấy nếu như chúng ta muốn đi đánh nước Sở, đây là việc vô cùng nguy hiểm. Chúng ta cần có một tướng quân, người đó có lòng tin, tài hoa, và chiến lược có thể đảm bảo trăm trận trăm thắng, đến lúc đó, chúng ta mới có thể xuất binh tiêu diệt nước Sở.

Đối với năng lực cầm quân của Ngũ Tử Tư và Bá Bỉ, Ngô Vương Hạp Lư hiển nhiên trong lòng còn chưa hoàn toàn tin tưởng. Ngũ Tử Tư liền nói với Ngô Vương Hạp Lư, tôi biết một người, trong bụng người này chứa toàn diệu kế của trời đất, chứa những tính toán mà quỷ thần cũng không lường được, chỉ cần người này cầm quân đánh trận, thì việc đánh Sở có thể đảm bảo chắc thắng. Vậy người mà Ngũ Tử Tư tiến cử là ai? Xin xem tập sau “Binh gia Tôn Vũ”. Cảm ơn 

(Còn tiếp)

Do Bi Hui thực hiện
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x