Trí huệ cổ nhân: có được 5 ‘cần’ trên đời không việc gì khó

Trí huệ cổ nhân: có được 5 'cần' trên đời không việc gì khó
Dù “năm cần” mà Tăng Quốc Phiên đề cập tới là đạo làm quan, nhưng đồng thời đó cũng là đạo làm người (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Như người xưa thường nói: “Nhất cần thiên hạ vô nan sự”. Cho dù đó là trong học tập, công tác hay cuộc sống sinh hoạt, đều cần có siêng năng, bỏ ra công sức mới đạt được thành công.

Danh thần Tăng Quốc Phiên cuối thời nhà Thanh cũng nói rằng làm quan cần phải có “năm cần”: “Thứ nhất là ‘thân cần’: đường dài hiểm trở, tự mình trải nghiệm; hoàn cảnh khó khăn, tự mình nếm trải. Thứ hai là ‘nhãn cần’: gặp người thì phải xem xét cặn kẽ; khi nhận một văn bản thì phải xem đi xem lại. Thứ ba là ‘thủ cần’: dễ vứt đồ đi thì thuận tay nên dọn, dễ hay quên việc thì lấy bút ghi lại. Thứ tư là ‘khẩu cần’: với đồng nghiệp, khuyên nhủ lẫn nhau, với cấp dưới thì luôn dạy bảo. Thứ năm là ‘tâm cần’: tấm lòng chân thành sắt đá cũng tan chảy; suy nghĩ kỹ càng, quỷ thần cũng hiểu thông”.

Mặc dù “ngũ cần” mà Tăng Quốc Phiên đề cập tới là đạo làm quan, nhưng đó cũng chính là đạo làm người trong thiên hạ.

“Thân cần” là gì?

“Thân cần” mà Tăng Quốc Phiên nói đến là sự cố gắng dốc sức làm và lấy bản thân làm gương. Bởi vì việc dạy bảo bằng lời nói không bằng giáo dục con người qua hành động gương mẫu của bản thân.

Trong quân đội, Tăng Quốc Phiên tự yêu cầu bản thân phải dậy sớm. Bất kể hoàn cảnh thời tiết như thế nào, ông đều nhất định bật dậy khi nghe tiếng gà gáy, đốc thúc và huấn luyện binh lính, xử lý các công việc. Tăng Quốc Phiên nói với các tướng sĩ trong quân đội rằng: “Cách huấn luyện binh lính phải là các quan huấn luyện ngày đêm, để có thể dần dần thành thục. Nó giống như gà ấp trứng, và giống như lò luyện đan, không thể lơi là”.

“Luận ngữ” của Khổng Tử” có câu: “Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành; kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng”. Ý nghĩa là muốn sửa người khác thì phải sửa bản thân trước. Hành động của bản thân chính là mệnh lệnh mà không cần phát ra lời nói. Khi bản thân đoan chính, mọi người sẽ tự động tuân theo mà không cần ra lệnh. Ngược lại, nếu bản thân không chính, thì dù có ra lệnh, cũng chỉ có thể là lệnh đưa ra mà không chấp hành, cấm cũng không ngăn được.

Cho dù đó là sự tu hành cá nhân hay quản lý một nhóm, điều này rất quan trọng. Bản thân cần làm gương tốt cho những người xung quanh và cấp dưới.

“Nhãn cần” là gì?

“Nhãn cần” mà Tăng Quốc Phiên nói tới là nhận biết con người từ những điều tinh tế. Khi Tăng Quốc Phiên giao cho Lý Hồng Chương huấn luyện quân, Lý Hồng Chương đã đưa ba người đến gặp và hỏi ý kiến Tăng Quốc Phiên phân công nhiệm vụ cho họ. Nhưng lúc đó Tăng Quốc Phiên lại vừa ra ngoài đi tản bộ sau bữa tối. Lý đã ra lệnh cho ba người họ đợi bên ngoài, còn bản thân ông đi vào trong phòng. Khi Tăng đi tản bộ về, Lý đề nghị Tăng gặp mặt ba người lính.

Tăng Quốc Phiên nói rằng không cần phải triệu tập họ nữa, và nói với Lý: “Người đứng bên phải là người trung thành và đáng tin cậy, có thể giao phó cho công việc hậu cần và tiếp viện; người ở giữa bề ngoài trông thì phục tùng nhưng bên trong hiểm ác, chỉ có thể giao cho những việc nhỏ không đáng kể. Người bên trái là tài năng xuất chúng, cần phải trọng dụng”.

Lý Hồng Chương ngạc nhiên hỏi: “Làm sao đại nhân có thể nhìn ra được?”

Tăng Quốc Phiên vừa cười và nói: “Vừa rồi ta đi dạo về, đi ngang qua trước mặt ba người bọn họ, người bên phải cúi đầu không dám ngẩng lên, có thể thấy được anh ta cung kính và nghiêm túc, nên có thể giao cho anh ta công việc tiếp tế. Người đứng ở giữa bề ngoài rất cung kính, nhưng khi ta vừa đi ngang qua, lập tức nhìn trái nhìn phải, có thể thấy anh ta là kẻ bằng mặt nhưng không bằng lòng. Còn người đứng bên trái luôn đứng thẳng, hai mắt hướng nhìn thẳng, không kiêu ngạo cũng không hèn mọn, chính là bậc đại tướng kỳ tài”.

“Bậc đại tướng kỳ tài” mà Tăng Quốc Phiên nói tới, chính là người đảm nhiệm chức thống đốc Đài Loan sau này.

“Thủ cần” là gì?

Tăng Quốc Phiên nói về “thủ cần” thực ra chính là sự tu dưỡng nên thói quen tốt. Trong cuộc đời của mình, Tăng Quốc Phiên đã nuôi dưỡng ba thói quen tốt: xem xét nội tâm, đọc sách và viết gia thư.

trí huệ cổ nhân
Tăng Quốc Phiên đã phát triển ba thói quen tốt trong suốt cuộc đời mình: xem xét nội tâm, đọc sách và viết gia thư (Nguồn ảnh: Pikist)

Hàng ngày, Tăng Quốc Phiên đều viết nhật ký. Bằng cách viết nhật ký, ông đã tu luyện bản thân, suy ngẫm về những thiếu sót của bản thân, và không ngừng rèn luyện bản thân thông qua việc nhìn vào bên trong.

Tăng Quốc Phiên nói: “Khí chất là từ khi sinh ra nên rất khó cải biến. Chỉ có đọc sách mới có thể thay đổi khí chất của một người. Những người giỏi xem tướng thời cổ đại nói rằng đọc sách có thể thay đổi cốt tướng”.

Tăng Quốc Phiên tự đặt ra quy định cho bản thân mỗi ngày phải kiên trì đọc lịch sử không dưới 10 trang, và viết chữ sau bữa ăn không dưới nửa giờ.

Thông qua việc kiên trì đọc sách, Tăng Quốc phiên không chỉ thay đổi khí chất của mình mà còn rèn giũa tính kiên trì, đồng thời nâng cao tài năng của mình. Ngoài ra, ông cũng thường viết gia thư. Tương truyền, ông đã viết không dưới 253 bức gia thư chỉ riêng trong năm 1861. Thông qua việc viết gia thư, ông không ngừng giáo dục, rèn luyện các em trai và con cái của mình.

“Khẩu cần” là gì?

“Khẩu cần” của Tăng Quốc Phiên ở đây chính là cách ông hòa hợp với những người khác. Ông cho rằng trong mối quan hệ với đồng sự “hai con hổ đánh nhau, thì kẻ chiến thắng cũng bi thương”.

Khổng Tử đã từng nói: “phù nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân (ý nghĩa là: người nhân nghĩa thì khi mình muốn tạo dựng thì mình cũng khao khát cho người khác được như thế; mình muốn thành đạt thì cũng cầu mong sao cho người khác được thành đạt; và ngược lại, điều gì mình không muốn, không thích thì cũng là điều mà mình cần tránh gây ra cho người ta)

“Khẩu cần” của Tăng Quốc Phiên không chỉ đối với đồng sự và thượng cấp, mà còn là sự nhẫn nại dạy bảo đối với cấp dưới. Tăng Quốc Phiên kiên trì với đạo làm người xử thế như vậy, không chỉ giúp ông thành tựu bản thân, mà còn thành tựu nên những danh thần như Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường, Trương Chi Động Dực… làm phục hưng đất nước trong thời gian ngắn vào cuối triều đại nhà Thanh.

Tâm cần” là gì?

“Tâm cần” mà Tăng Quốc Phiên nói đến, thực ra là phẩm chất và ý chí kiên định. Đối với ông, cho dù “khi bại khi thắng” từ việc thi cử cho đến việc bình định quân Thái Bình, ông luôn có một niềm tin chân thành vô cùng tạo nên sức mạnh cho bản thân. Ông đặt tâm công phu hết mực trên mọi phương diện, và ‘có công mài sắt có ngày nên kim”.

Tăng Quốc Phiên nói: “Từ xưa tới nay, tất cả những người tầm thường đều bị đánh bại bởi một chữ lười”.

Dùng sự chuyên cần để loại bỏ sự lười biếng, dùng sự chăm chỉ nỗ lực để loại bỏ sự tầm thường. Bất kể là tu thân, rèn luyện bản thân hay trong làm người, đối nhân xử thế, làm được ‘cần’ thì trên đời không có việc gì khó.

Trí huệ cổ nhân quả là đáng để suy ngẫm.

Theo Xu Huệ – Secretchina

Minh An biên dịch

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x