Trong “Thần tăng truyện – Quyển 4” có ghi lại một câu chuyện nhà Phật có liên quan tới Thần tăng Huệ Tư. Thích Huệ Tư, tên thế tục là Lý Thị, người Vũ Tân. Thời trẻ là người khoan hậu có tiếng trong vùng. Ông thường mộng thấy có tăng nhân khuyên ông xuất gia, trong lòng chấn động, nên từ biệt gia đình nhập đường tu hành. Sau đó ông nhiều lần mộng gặp Thần tăng khuyên ông trai giới, tuân thủ giới luật.
Một ngày, cư xá của Huệ Tư bị cháy rụi, nhưng người phóng lửa đó lập tức bị mắc bệnh hủi, thế là phải vội vàng tìm Huệ Tư cầu cứu, hối lỗi, bệnh tật cùng theo đó mà khỏi. Huệ Tư còn mộng thấy mấy trăm vị Phạn tăng (tăng nhân nhà Phật) khoác y phục kỳ dị, một vị Thượng tọa trong đó nói với ông: “Ông tuy đã thụ giới, nhưng dáng vẻ và thái độ vẫn bất hảo, sao có thể nhập chính đạo được? Nếu gặp được tăng nhân có ngôn hạnh cao khiết thanh tịnh thì phải theo họ mà học tập.”
Huệ Tư từ đó về sau đã thỉnh cầu qua 42 vị tăng nhân làm thầy dạy, sau khi thụ giới cụ túc pháp Yết-ma, ông bỗng nhiên tỉnh ngộ, mới hiểu được an bài trong mộng.
Có lần Huệ Tư lại mộng thấy Phật Di Lặc thuyết Pháp, nên cho tạo hai bức tượng để cúng dường. Lần khác ông lại mơ thấy cùng quyến thuộc gặp Phật Di Lặc ở chùa Pháp Hoa. Huệ Tư tự nhủ: “Mình thọ trì Pháp Hoa vào thời mạt Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nay đã được Phật Di Lặc từ bi coi sóc rồi.”
Huệ Từ lại càng thêm tinh tấn, các hiện tượng linh ứng không ngừng xuất hiện, ví dụ, bình nước của ông lúc nào cũng đầy, đồ cúng dường lúc nào cũng đủ, cứ như có đồng tử nhà Trời đứng hai bên phục vụ.
Sau khi ông từ Đại Tô Sơn dẫn hơn 40 vị tăng nhân đến núi Nam Nhạc, ông nói với đệ tử rằng: “Ta muốn ở núi này tu luyện 10 năm, sau đó sẽ viễn du.”
Ông còn nói: “Kiếp trước ta đã từng dẫn dắt các cư sĩ cư trú tại nơi đây. Ta tìm thấy một nơi non xanh nước biếc ở Trắc Lĩnh, nơi ấy đã từng có một ngôi chùa cổ, ta ở trong chùa đó.”
Chúng nhân đào lên thì quả nhiên lộ ra đồ dùng của tăng nhân cùng dấu tích nền móng điện đài xưa. Huệ Tư chỉ hai tảng đá, bảo mọi người dựng một tòa tháp ở đây, gọi là “Tam sinh tháp” (Tháp ba đời). Huệ Tư lại cho tạo dựng một đài để thuyết pháp ở Linh Nham bờ đông núi Nam Nhạc, chính là vị trí của chùa Bát Nhã ngày nay.
Do có rất nhiều người từ bắc đến nam theo học, Huệ Tư lo không đủ nước dùng, bỗng thấy vùng ẩm ướt quanh tảng nham thạch, liền dùng tích trượng chọc xuống thì thấy nước suối tuôn trào. Sau đó có hai con hổ lớn đưa Huệ Tư lên trên núi, lại cào đất gầm lên tiếng lớn, nước nguồn lập tức phun lên, nơi ấy chính là suối “Hổ cào” ngày nay.
Không lâu sau, có một vị đạo sĩ do đố kỵ Huệ Tư mà manh nha sinh niệm mưu hại, ông ta mật cáo hoàng đế nước Trần, nói Huệ Tư là do nước Tề cử sang để phá hoại tăng đoàn phía bắc. Hoàng đế liền cử sứ giả đi xem xét, sứ giả tới cây cầu đá thì nhìn thấy hai hổ đang gầm, lại còn rắn lớn chặn đường. Sứ giả kính sợ mà phát thệ: “Con nhìn thiền sư (Huệ Tư) như nhìn thấy Phật, nếu khởi ác tâm thì tùy ngài trừng phạt.”
Sứ giả nói xong hổ, rắn nhường đường. Sau khi sứ giả gặp Huệ Tư, kể rõ sự tình. Kỳ thực, trước khi sứ giả đến, Huệ Tư từng thấy một con rắn nhỏ đến cắn vào mặt ông, nhưng ngay sau đó nó bị con rắn to nuốt chửng. Huệ Tư nhập định xem xét, thì thấy đó là do người có oán thù từ trước tới đòi nợ. Thế nên, ông nói với sứ giả: “Ngài cứ về trước, tôi sẽ đến sau.”
Bảy ngày sau, Huệ Tư cầm tích trượng tới đế đô yết kiến hoàng đế nước Trần, các quan viên vì việc này mà cùng nhau dâng tấu. Việc Huệ Tư vào thành làm hoàng đế vô cùng kinh ngạc, nên khi tiếp kiến Huệ Tư, hoàng đế đã bước xuống thềm ra đón. Hoàng đế hỏi văn võ bá quan đứng hai bên: “Các khanh xem vị tăng nhân này, vị ấy là người thế nào?”
Có vị trả lời: “Là tăng nhân bình thường thôi.”
Hoàng đế nói: “Trẫm nhìn thấy vị ấy bước trên hoa ngọc, đằng không mà đến.”
Hoàng đế mời Huệ Tư vào trong cung cúng dường. Khi hoàng đế muốn giết chết vị đạo sĩ cáo mật kia thì Huệ Tư ngăn lại và khẩn cầu: “Đây chỉ là oán duyên từ trước, xin bệ hạ tha cho ông ấy!”
Hoàng đế liền đáp ứng, cho đạo sĩ ấy làm người phục vụ cho Huệ Tư. Khi Huệ Tư xin hoàng đế cho trở về chốn cũ tu hành, hoàng đế đã cho bày lễ nghi long trọng đưa tiễn.
Huệ Tư còn có rất nhiều sự tích thần dị, ví như, khi gặp mưa thì thân không ướt, chân đạp bùn mà chẳng vấy dơ. Tháng sáu năm ấy, Huệ Tư chuẩn bị rời đi, nhưng ông vẫn nhẫn nại khổ công thuyết pháp cả ngày, người nghe đều cảm thấy thương tâm. Đến ngày 22 tháng 6, Huệ Tư thanh thản rời đi. Các nhà sư nhỏ tuổi khóc òa, khi ấy Huệ Tư mở mắt khẽ nói: “Tại sao lại làm ta kinh động? Hãy mau đi ra.” Dứt lời ông viên tịch.
Thái Bình
Theo Visiontimes
Nguồn: NTD Việt Nam
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Phần 2): Du ngoạn bốn cổng thành, bi nguyện ly thế tục [Radio]
- Tư liệu lịch sử về Từ Thứ – cao nhân Tam Quốc tu luyện đắc Đạo
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!