Một niệm tham và không tham, quả báo hoàn toàn khác biệt

Trên đời này, những thứ không phải của mình thì chớ nên động niệm tham lam . (Ảnh: Miền công cộng)
Trên đời này, những thứ không phải của mình thì chớ nên động niệm tham lam . (Ảnh: Miền công cộng)

Con người sống trên đời có quá nhiều ham muốn, dục vọng, có những người luôn không biết đủ, lòng tham vô đáy. Ý nghĩ tham lam – một trong những dục vọng, chính là thèm muốn tài vật vốn dĩ không thuộc về mình. Đối diện với tiền tài, vật chất của người khác, với chức vị vốn không thuộc về mình, người ta nên lựa chọn như thế nào? 

Không tham của cải bạn được thiện báo

Vào thời nhà Minh, Vương Sĩ Lương – người Trung Đô, có một người bạn thân thiết. Người bạn bị bệnh hiểm nghèo và sắp qua đời, trong khi đó, con trai của ông ấy đang sống tha hương, vẫn chưa quay trở về. Trước khi chết, ông đã giao tất cả tiền của trong gia đình cho Vương Sĩ Lương và nói: “Số tiền này giao cho con trai tôi sẽ chẳng có gì tốt, thậm chí rất có thể mang đến tai họa”.

Nói xong người bạn nhắm mắt ra đi. Vương Sĩ Lương khóc thương và lo liệu tang sự cho bạn. Việc người bạn mang hết tiền giao phó lại cho ông Vương thì không một ai biết.

Sau một vài năm, cuối cùng người con trai của người bạn cũng trở về quê nhà, Vương Sĩ Lương đã mang tất cả số tiền của mà bạn đã trao cho ông, đưa lại cho anh con trai. Con trai của người bạn nhanh chóng tiêu hết số tiền đó. Sau khi nghe chuyện, Vương Sĩ Lương đã vài lần chu cấp cho anh ta mà chưa bao giờ tỏ thái độ chán ghét.

Tuy nhiên, Vương Sĩ Lương không giỏi quản lý tiền bạc, cuộc sống vẫn cứ túng thiếu. Trong lúc ông đang mặt mày ủ dột thì cậu con trai của ông vốn đầu óc dốt nát, không hiểu sao bỗng nhiên thông minh sáng láng, học hành rất tiến bộ, sau đó vào học ở Thái học viện, rồi được tuyển chọn và trở thành huyện thừa.

Quan huyện giao việc, con trai của Vương Sĩ Lương hoàn thành rất tốt, và được thưởng một ngàn lạng bạc. Lúc này, Vương Sĩ Lương vẫn còn khoẻ mạnh, và con trai của ông đã đưa tiền cho cha, hỗ trợ gia đình.

Bỗng một hôm, có một vị Đạo sĩ đến nhà Vương Sĩ Lương và nói với ông rằng: “Tôi được người ta uỷ thác tới gửi lời cảm ơn tới ông, ông đã được thiện báo”. 

Và người uỷ thác là người bạn quá cố năm nào của ông. Quả đúng là không tham tài sản của người khác, cuối cùng phúc báo tới.

Ngoài ra, còn có một người họ Triệu ở Thuận Thiên, làm nghề bán cháo, và mọi người gọi ông là Tương Dương. Trong năm Thiên Thuận thứ nhất, Hoàng đế Minh Anh Tông lên ngôi hoàng đế, con em nhiều gia đình thế gia quan võ nhân cơ hội đút lót làm quan, mạo danh lĩnh thưởng, số người lên đến hàng trăm. 

Có người nói với Triệu rằng, anh cũng có thể làm như vậy, nhưng anh xua tay từ chối: “Tôi chỉ là một người thô lỗ, không có số làm quan. Của cải và nhung lụa không phải là không muốn, nhưng tôi lo lắng rằng nó sẽ dẫn đến hậu họa”. 

một niệm tham và không tham, quả báo hoàn toàn khác biệt
“Tôi chỉ là một người thô lỗ, không có số làm quan. Của cải và nhung lụa không phải là không muốn, nhưng tôi lo lắng rằng nó sẽ dẫn đến hậu họa”. (Ảnh: Miền công cộng)

Quả nhiên, chưa đầy một năm sau, sự việc bại lộ, những kẻ mạo danh bị cách chức, một số thậm chí còn bị lưu đày. Sau đó, người ta mới thở dài rằng, việc ông Triệu không tham lam là một hành động sáng suốt.

Tham tài sản của người khác, cuối cùng tay trắng

Trái ngược với câu chuyện Vương Sĩ Lương không lấy tài sản của bạn cuối cùng được phúc báo, còn có một trường hợp khác. Ở Trường Hưng, có một người đàn ông họ Thẩm, người này có hàng ngàn tài sản, và là một người giàu có trong vùng. Ông làm thủ kho của huyện nha.

Khi con trai ông Thẩm chuẩn bị kết hôn, ông đã nhờ một người em trong gia tộc đảm nhiệm chức trách giúp mình, vì ông muốn lo liệu hôn sự cho con. Không ngờ, người em kia nhân cơ hội mở kho lấy trộm 800 lượng bạc. Đến khi quan phủ phát hiện ra, thì không biết người em kia đã trốn đi đâu, ông Thẩm phải dùng tài sản riêng của mình để bồi hoàn.

Người em kia chạy trốn tới nơi khác, đợi một hai năm không còn ai để ý đến chuyện mở kho trộm tiền khi xưa nữa, mới lấy số bạc trộm được mua hơn 100 mẫu ruộng. Những năm về sau này, ông này có một đứa con trai, và rất yêu thương con. Vì mong cho con lớn lên có cuộc sống tốt hơn, và cũng vì ông ta cũng đã lớn tuổi, nên ông ta đã gửi con cho một gia đình giàu có ở quận lỵ nuôi, tài sản của ông ta cũng chuyển cho gia đình chăm sóc nuôi dưỡng đứa con trai.

Sau đó, đáng lẽ con trai ông sẽ kết hôn với con gái của gia đình giàu có đó, nhưng con trai ông lại tìm đến một cô gái khác, cả hai bí mật bỏ trốn, tài sản của họ cuối cùng lại thuộc về nhà của gia đình giàu có kia. Vậy là người em ăn trộm tiền năm xưa vẫn là công dã tràng, cuối cùng vẫn trắng tay, đây chẳng phải là ác báo sao?

Nói cho cùng, trên đời này, những thứ không phải của mình thì chớ nên động niệm tham lam.

Minh An

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x