Khám phá không gian chiều cao của nhân thể, mạn đàm về Thần trong Đông Y

kinh lac minhchantuong

Đông y và y học phương Tây là hai hệ thống y học hoàn toàn khác nhau, và chúng điều trị bệnh ở các tầng diện hoàn toàn khác nhau của nhân thể. Y học phương Tây chỉ nhắm vào phần nhục thân vật chất trong thời không bề ngoài nhất, trong khi Đông y nhắm vào nhân thể ở tầng diện thâm sâu, nơi đó mới là nơi chứa đựng căn nguyên tật bệnh của người ta.

Trong loạt bài “Tìm chìa khóa thời không cao tầng”, chúng tôi đã thảo luận rằng việc điều trị bệnh trong Đông y là nhằm vào nhân thể ở không gian cao tầng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn về Đông y.

Nhân thể, thiên nhiên, vũ trụ

Thần thoại cổ đại Trung Quốc và các ghi chép lịch sử đều nói rằng, vào thời cổ đại, các Thần linh cảm ứng chuyển sinh thành các cổ Thánh tiên vương, hạ xuống thế gian, truyền thụ văn hóa, và khai sáng ra văn minh Trung Hoa. Vì vậy, văn hóa Trung Hoa là văn hóa do Thần truyền lại, hay còn gọi là văn hóa nửa Thần. Văn hóa Trung Hoa bắt nguồn từ Thần linh, nội hàm đằng sau là thông với Thần. Do đó, có một tư  tưởng hạch tâm xuyên suốt văn hóa Trung Hoa, được gọi là “Thiên nhân hợp nhất” (Trời và người là một thể), đây là điểm then chốt kết nối văn hóa Trung Hoa với Thần linh.

Nếu lấy tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” thăng hoa lên, có thể được hiểu là: nhân thể, thiên nhiên và vũ trụ là đồng dạng ở một tầng diện nào đó, chúng tương thông và hoàn toàn đối ứng với nhau. Nhân thể là một vi tự nhiên, một tiểu vũ trụ, mà thiên nhiên và vũ trụ có thể được xem là một nhân thể hồng quan .

Phần trước chúng ta đã nhiều lần giải mã Thần thoại thời viễn cổ, Thần tạo ra  người theo hình tượng của chính mình. Có nghĩa là, cơ thể người được phỏng theo Thần thể mà tạo ra, vậy nhân thể và Thần thể là đồng dạng ở một tầng diện nhất định, và có đối ứng liên thông. Khi lý giải Thần thoại Bàn Cổ khai thiên tịch địa, chúng ta cũng lý giải rằng: 

Ông Bàn Cổ đã tạo ra vũ trụ mà chúng ta đang sống, và vũ trụ chúng ta đang sống là cơ thể của Bàn Cổ. Hệ mặt trời, dải ngân hà và các thiên hà khác đều ở trong thân thể của Ông, là một phần cấu thành lên các tế bào của thân thể Ông. Bàn Cổ là một vị thần khổng lồ, cơ thể của Ông cũng có thể được gọi là Thần thể, nếu cơ thể của Ông là vũ trụ mà chúng ta đang ở, như vậy có thể coi nhân thể và vũ trụ có đối ứng toàn tức, là nhất thể ở một tầng diện nào đó? 

Từ những Thần thoại truyền thuyết cổ xưa này, có thể lý giải nội hàm của tư tưởng Thiên – nhân hợp nhất. Đây cũng là cơ sở lý luận của Đông y.

Ví dụ, lý thuyết Tý Ngọ lưu trú của Đông y đề cập đến sự tuần hoàn của năng lượng (khí) trong mười hai kinh mạch chính của nhân thể, đối ứng với sự tuần hoàn năng lượng của mười hai địa chi của Tự nhiên thể, đối ứng với mười hai thời thần (24 giờ) vận chuyển của địa cầu trong ngày. Có nghĩa là, tuần hoàn năng lượng của nhân thể đối ứng với tuần hoàn năng lượng của trái đất, và tự nhiên thể, tuân theo các quy luật tự nhiên mà điều hòa tuần hoàn kinh lạc cùng sự cân bằng của lục phủ ngũ tạng nhân thể.

Một ví dụ khác là học thuyết vận khí trong Đông y, lấy nhân thể đối ứng với Thái dương hệ, mang lục phủ ngũ tạng nhân thể, năng lượng 12 chính kinh vận hành biến hóa, đối ứng với sự biến hóa năng lượng tuần hoàn của 10 Thiên can và 12 Địa chi, và đối ứng với tuần hoàn đại năng lượng của Đất Trời. Do đó, theo sự thay đổi của trường năng lượng của trái đất trong hệ mặt trời, có thể suy ra sự biến đổi khí hậu của tự nhiên và tác động đến cơ thể người, từ đó dự đoán và trị liệu bệnh tật.

Mạn đàm về Thần
Phương pháp trị liệu châm cứu tai: Các vị trí trên tai đối ứng với các bộ phận trên cơ thể. (Ảnh: wikipedia/ CC BY SA 3.0)

Ngoài ra còn có lý thuyết Tạng tượng của Đông y, cho rằng tất cả các bộ phận của cơ thể người đều có đối ứng toàn tức (mỗi bộ phận đều mang tín tức của toàn bộ thân thể). 

Ví dụ, phương pháp châm cứu tai phổ biến hiện nay, lấy tai đối ứng với các bộ phận trên cơ thể, điều trị các bệnh trên cơ thể con người thông qua châm cứu ở các vị trí khác nhau trên tai.

Một ví dụ khác là massage chân, cũng đối ứng với lòng bàn chân với các bộ phận khác nhau trên cơ thể con người, và đạt được mục đích điều hòa bệnh tật bằng cách xoa bóp các bộ vị khác nhau của lòng bàn chân. 

Đây là tất cả các ứng dụng hiện đại của lý thuyết Tạng tượng. Sinh học của khoa học hiện đại cũng nhận định rằng bất kỳ tế bào nào trong nhân thể đều chứa tất cả thông tin của cơ thể người, nghĩa là bất kỳ tế bào nào cũng có đối ứng toàn tức với toàn bộ cơ thể người.

huyet vi ban chan minhchantuong
Phương pháp trị liệu massage chân: Các vị trên trên chân đối ứng với các bộ phận khác nhau trên cơ thể. (Ảnh Epochtimes)

Tương tự như vậy, nếu vũ trụ chúng ta đang ở là cơ thể của Bàn Cổ, thì chúng ta đang ở trong cơ thể của vị Thần khổng lồ này, hệ Ngân Hà, Thái dương hệ, nhân loại v.v. đều là một phần của tế bào cơ thể của Ông. Rồi nhân thể với tự nhiên thể, nhân thể và địa cầu, Thái dương hệ, hệ Ngân Hà, vũ trụ v.v. đều là đối ứng toàn tức. Đây là cơ sở lý luận của Đông y, và cũng là nội hàm thông với Thần của Đông y.

Nhân thể là một tiểu vũ trụ, vũ trụ là một nhân thể hồng đại, nhân thể với tự nhiên thể, vũ trụ cho đến Thần thể là đối ứng. Nhân loại thông qua tu luyện, thông qua đề thăng năng lượng và tầng thứ của bản thân, mà có thể vượt ra khỏi tầng thứ của nhân loại, trở thành Thần, trở thành sinh mệnh cao tầng. Điều này thuộc về phạm trù văn hóa tu luyện của Trung Hoa. Vậy Đông y và tu luyện có điểm gì uyên thâm?

Đông y và tu luyện

Văn hóa Trung Hoa khởi nguồn từ văn hóa tu luyện của Đạo gia. Đông y là một phần của văn hóa truyền thống Trung Hoa, cũng bắt nguồn từ tu luyện Đạo gia. Theo truyền thuyết, lý luận Đông y được thành lập vào thời kỳ Hoàng đế. Hoàng đế cùng đại thần Kỳ Bá (bao gồm cả Quỷ Dũ Âu, Bá Cao, Thiếu Sư, Thiếu Du, Lôi Công, v.v.) đã đàm luận về cơ lý và cơ chế vận hành của sinh mệnh ở không gian chiều cao, cho đến các nội hàm tu luyện dưỡng sinh, và được ghi chép lại và chỉnh lý thành sách, đó là “Hoàng Đế nội kinh”. 

“Hoàng Đế nội kinh” là kinh điển cốt lõi, là cơ sở lý luận của Đông y. Hoàng Đế, Kỳ Bá … đều là những người tu Đạo, theo truyền thuyết, họ đều tu thành và cưỡi Rồng bay đi. Những điều này chứng minh rằng lý luận Đông y có nguồn gốc từ tu luyện Đạo gia.

Nói chung, công pháp tính mệnh song tu bắt đầu từ việc điều chỉnh và tịnh hóa nhân thể, chữa khỏi bệnh tật, làm thân thể khỏe mạnh, để thân thể phàm nhân có thể chuyển hóa và thăng hoa lên tầng cao hơn, đạt đến tiêu chuẩn tu luyện ở tầng cao hơn. 

Có thể nói, trong công pháp tính mệnh song tu của Đạo gia, ở tầng thấp thì là trừ bệnh khỏe thân, điều hòa dưỡng sinh, tách phần này ra mà phát triển thành hệ thống lý luận, đó là Trung y, đây là Đông y thời sơ khai. Các luận thuật đều dựa trên nguyên lý tu hành của Đạo gia, cho đến các phương pháp dưỡng sinh, trường thọ đều là một phần trong văn hóa tu luyện của Đạo gia.

Vì Đông y là một phần trong văn hóa tu luyện của Đạo gia, nên khẳng định phải cao hơn tầng thứ phàm nhân, cho nên tầng diện trị bệnh mà Đông y nhắm đến, khẳng định phải cao hơn tầng diện nhục thể phàm nhân.

Đông y và Tây y

Khoa học phương Tây hiện đại cũng đã nhận ra rằng vũ trụ không chỉ tồn tại trong một thời không, mà được cấu tạo bởi nhiều thời không, và chiều không gian khác nhau. Tự nhiên và vũ trụ chúng ta đang ở là được tổ thành từ vô số thời không, là tồn tại không gian chiều cao. 

Nhân thể và vũ trụ tự nhiên là đối ứng tương thông, vì vậy cơ thể người chúng ta cũng là tồn tại đa chiều. Chỉ là con người chúng ta bị giam cầm trong thời không bề mặt của vũ trụ, ở chiều không gian thấp nhất, nên chúng ta không thể nhìn thấy các thời không khác và bị phong bế trong mê. Vì vậy, phàm nhân bị trói buộc trong thời không ba chiều bề mặt nhất, chỉ có thể nhận thức được phần cơ thể bề mặt nhất nằm trong thời không đó, và nhục thân chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong chỉnh thể của nhân thể.

Đông y và y học phương Tây là hai hệ thống y học hoàn toàn khác nhau, và chúng điều trị bệnh ở các tầng diện hoàn toàn khác nhau của nhân thể. Y học phương Tây chỉ nhắm vào phần nhục thân vật chất trong thời không bề ngoài nhất, trong khi Đông y nhắm vào nhân thể ở tầng diện thâm sâu, nơi đó mới là nơi chứa đựng căn nguyên tật bệnh của người ta.

Đông y trị bệnh nhắm vào các cơ chế mạch lạc, huyệt vị, ngũ tạng lục phủ của nhân thể, đều là các cơ chế tồn tại ở thời không khác, các cơ chế này là nhất thể với các cơ chế trên bề mặt nhục thể của chúng ta, nhưng vi quan hơn, nằm ở chiều thời không khác, nên chúng ta ở thời không này nhìn không ra, mò không thấy.

Tật bệnh của người ta nói chung là do bộ phận nhân thể ở không gian khác phát sinh bệnh biến, ở đó mới là nơi gốc bệnh tồn tại, sau đó truyền dẫn và ảnh hưởng ra thân thể bề mặt nhục thân, sinh ra bệnh tật. Vì vậy, Tây y điều trị theo triệu chứng, còn Đông y điều trị tận gốc căn nguyên. 

Nhiều người có trạng thái bất thường như mất ngủ, táo bón, mệt mỏi, rụng tóc… Nếu đến bệnh viện xét nghiệm bằng các thiết bị hiện đại sẽ thấy các chỉ số đều bình thường, không tìm ra bệnh; nhưng Đông y chỉ cần bắt mạch, là có thể thấy cơ thể có vấn đề nghiêm trọng, cần phải nhanh chóng điều trị phục hồi, phù chính khu tà (Bồi bổ chính khí, trục xuất tà khí), khôi phục cân bằng nhân thể. 

Đây là do nguyên nhân gây bệnh đã xảy ra ở nhân thể trong không gian khác, có vấn đề ở đó, nhưng lại chưa truyền đến nhục thân ở không gian của chúng ta, cho nên Tây y cũng không thể phát hiện được. Nếu không tiến hành trị liệu, theo thời gian lâu dần, gốc bệnh sẽ dần dần truyền dẫn đến thân thể bề mặt, đến khi thiết bị Tây y phát hiện ra được, thì thời gian để trị bệnh tốt nhất đã bị bỏ lỡ, khi ấy bệnh đã trở lên nghiêm trọng khó chữa rồi, hoặc là quá muộn rồi.

Ví dụ như trẻ khóc về đêm (khóc dạ đề), náo động không yên, ban ngày ngủ, đêm đến khóc, âm dương đảo lộn. Đối với hiện tượng này, Tây y không có cách nào chữa khỏi, vì không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể. Nhưng Đông y có thể chữa khỏi,  có một phương thức đơn giản được gọi là “Kim thủy trấn phách” (nước vàng trấn định hồn phách). 

Cho miếng vàng vào nước đun sôi lên, lấy nước ấy để ấm cho trẻ uống, sẽ hết khóc dạ đề. Khi vàng được đun sôi với nước, năng lượng của vàng được giải phóng trong nước. Vì phổi thuộc kim, và là nơi ẩn tàng hồn phách, nếu thiếu kim khí ở phổi thì bảy phách sẽ không an cư trong phổi, hồn phách sẽ không yên, trẻ hay quấy khóc về đêm. Đun sôi nước với vàng, bổ sung vàng có tác dụng làm dịu phổi và an định phách, trẻ quấy khóc về đêm được chữa khỏi. 

Tuy nhiên, theo lý thuyết của y học phương Tây hiện đại, vàng không tan trong nước, nếu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thì hoàn toàn không tìm thấy phân tử vàng trong nước. 

Vàng và nước không hòa tan nhau trong chiều thời không bề mặt này, nhưng chúng lại thẩm thấu vào nhau ở không gian khác, vì vậy nước đã đun sôi  với vàng khác với nước thường, nhưng trong thời không của chúng ta, nhìn không ra sự khác biệt. Đây là sự khác biệt về nhận thức do Đông y và Tây y nhằm vào các chiều thời không khác nhau của cơ chế nhân thể.

Một ví dụ khác được ghi lại trong “Bản thảo cương mục”, các loại nước khác nhau có thể chữa các bệnh khác nhau: nước mưa vào Lập Xuân có thể dùng để nấu thuốc chữa vô sinh; nước mưa vào tiết Mai Vũ (đầu mùa Hạ) có thể dùng để rửa vết loét, ghẻ lở và tẩy sẹo; nước mưa từ Lập Đông đến Tiểu Tuyết có thể dùng nấu thuốc để diệt các loại sâu bọ; nước trong mộ cổ có thể rửa mụn độc; nước trong vết bánh xe  hoặc dấu chân bò có thể chữa được lở loét phong hủi; lấy nước vừa múc từ giếng lên, và nước đun sôi kỹ, trộn đều, gọi là “Âm Dương thủy”, có thể chữa được bệnh tả (vừa nôn mửa vừa đi ngoài)… 

Theo quan điểm của y học phương Tây hiện đại, hầu như không có sự khác biệt giữa các loại nước này, và chúng không thể dùng điều trị bệnh. Nhưng nhìn từ góc độ Đông y, chúng là những vật chất hoàn toàn khác nhau, ở không gian khác, chúng mang theo các tín tức và nhân tố hoàn toàn khác, và chúng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau.

kinh mach huyet vi minhchantuong
Kinh mạch huyệt vị trong Đông y (Hình qua Epoch Times)

Mạn đàm về Thần trong Đông Y với bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khác đi về người xưa.

Theo Thái Bình NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x