Văn hóa Thần truyền: Đạo Trời trừng phạt ác báo đáp thiện

Văn hóa Thần truyền
Đạo Trời trừng phạt ác báo đáp thiện (Ảnh: Kknews)

Bài viết của Trí Chân

[MINH HUỆ 27-06-2008] Chính đạo làm quan làm người cần coi trung thành chính trực và thanh liêm là bổn sự của mình; nếu là lấy quyền thế mưu lợi cá nhân, thì tâm bất chính. Nhất cử nhất động của con người đều nằm trong sự giám sát của Thần linh, làm sao có thể không cẩn thận lời nói và hành vi? Hơn nữa, công danh lợi lộc trong cuộc đời mỗi người, là trong mệnh đã chú định, chỉ có làm nhiều việc thiện, nghiêm túc giữ bổn phận, thì mới có thể khiến phúc phận tăng thêm. Nếu như tham lam mưu đồ lợi ích, thì chỉ đánh mất bổn phận và phúc phận của mình một cách vô ích, tạo tội nghiệp cho bản thân, bị Thần linh khiển trách và trừng phạt.

Dưới đây là hai câu chuyện thời nhà Tống.

Khi Hầu Giám làm Huyện lệnh Giang Hạ, ông có người bạn cũ là một vị tăng nhân, mỗi khi nhàn hạ, ông liền đi thăm vị tăng nhân này. Mỗi khi ông đến thăm, vị tăng nhân đều đã chuẩn bị trước bộ đồ trà tiếp khách. Nhưng có một lần, Hầu Giám đi thăm tăng nhân, tăng nhân lại không bày sẵn bộ đồ trà, Hầu Giám ngạc nhiên hỏi tại sao. Tăng nhân nói: “Mỗi lần Hầu Công sắp đến, Thần Thổ Địa ắt sẽ thông báo trước cho tôi, do đó tôi mới chuẩn bị trước sẵn sàng. Nhưng lần này ngài đến, Thần Thổ Địa lại không thông báo trước, do đó tôi mới không kịp chuẩn bị, khiến cho việc tiếp đãi không được chu đáo”. Hầu Giám nghe xong thì rất kinh ngạc, liền nhờ tăng nhân hỏi Thần Thổ Địa giúp nguyên nhân. Tối hôm đó, tăng nhân mộng thấy Thần Thổ Địa nói với ông rằng: “Hầu Sinh vốn sẽ làm tể tướng, ta thuộc sự cai quản của ông ấy, do đó thường đến thông báo. Gần đây, ông ấy nhận hối lộ 60 lạng bạc của một người họ Hồ, vì vậy nên đã bị định đoạt, Thiên đình đã cắt bỏ chức tể tướng của ông ấy, quan chức của ông ấy chỉ làm đến chức giám tư thôi, không có quan hệ cai quản gì với ta, do đó, ta mới không thông báo”. Tăng nhân kể lại sự tình, Hầu Giám vô cùng xấu hổ, sau này, quả nhiên chức quan chỉ đến chức giám tư, và rất nhanh chóng bị cách chức.

Phạm Nghiễm là quan cùng triều, là người vùng Nhân Hòa, ở tuổi tráng niên thi đỗ tiến sĩ, đảm nhiệm chức quan địa phương quận huyện, sau này được thăng chức khanh tá. Ông làm quan mấy chục năm, ngày ngày ông đều nghĩ, phải làm thế nào thì mới có thể càng trung thành với quân vương hơn nữa, càng tạo phúc cho bách tính hơn nữa? Từng lời nói, hành vi của mình, ông không dám lơ là chút nào, cho dù là ở nơi không có người, ông vẫn giữ thái độ tự cảnh tỉnh và khích lệ bản thân. Ông kính tín Thần Phật, thích đọc kinh thư, làm việc gì cũng thuận theo tự nhiên. Ông thường nói với những người xung quanh rằng: “Con người sống trên đời, giống như một vở kịch vậy. Khi chiêng trống gióng lên, ai nấy thể hiện các vai sinh, đán, sửu, mạt trong vở kịch, sau đó, thời gian chớp mắt qua đi, giống như huyễn hóa, giống như giọt sương sớm mai, và nhanh như chớp điện vậy. Có gì mà tham cầu đây? Chỉ có Đạo Trời vĩnh hằng, và Phật lý mới là chân lý huyền diệu nhất. Mọi người đều nên gắng sức hành thiện”. Những năm cuối đời, Phạm Nghiễm càng nhất tâm hướng Đạo, sau này đắc được thiện quả. Con cháu ông đều có phẩm đức cao thượng, được tiến cử làm quan triều đình, tạo phúc cho cả một vùng.

Làm quan hơn 20 năm, Phạm Nghiễm ngày ngày nhất định suy nghĩ làm thế nào để dốc lòng trung với quân vương, các phương pháp tạo phúc bách tính. Đối với lời nói, hành động, cái nhìn, lắng nghe của bản thân, ông không dám tùy tiện dẫu chỉ một chút. Cho dù ở nơi không có người, ông vẫn giữ thái độ cẩn thận, cảnh tỉnh và khuyên răn bản thân. Sau khi con cái trưởng thành, ông bèn từ quan quy ẩn. Con trai ông không giỏi quản lý gia đình, ông cũng không vì thế mà lo lắng suy nghĩ, chỉ nói: “Con người sống trên đời, chẳng qua chỉ là lữ khách tạm trú mà thôi, trong hành trình nhân sinh ngắn ngủi này, ta còn có gì phải tham cầu nữa đây?”. Từ đó, ông không can dự vào thế sự nữa, thanh tâm quả dục tu luyện, ngày ngày niệm tụng kinh Phật. Lúc rảnh rỗi, ông đả tọa tu luyện. Phật Pháp là chân lý huyền diệu chân thực nhất cao nhất, [triển hiện huyền diệu] chỉ là ở chỗ thế nhân thành kính tinh tấn, dốc lòng liên tục, niệm niệm không gián đoạn mà thôi.

Thượng Thiên tạo ra sinh mệnh, và ban cho mỗi sinh mệnh bản tính lương tri, còn về việc có thể đạt đến lương tri hay không, thì đó là sự lựa chọn của mỗi sinh mệnh. Hành thiện thì có thể đắc phúc, hành ác thì sẽ gặp họa, nếu sửa chữa lỗi lầm hướng thiện, thì có thể chuyển họa thành phúc. Thượng Thiên là chúa tể thưởng thiện phạt ác, ban phúc giáng họa, lòng người là căn nguyên của thiện ác phúc họa. Nếu vì cầu phúc mới tu thiện, thế thì cái tâm ấy đã là vị tư rồi. Duy chỉ có với mỗi việc thì làm hết chức trách của mình, thuận theo Đạo Trời, mà không có một chút tâm cầu mong, kỳ vọng nào, thì mới là chính lý.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/6/27/181001.html

Đăng ngày 11-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.


Nguồn: Minh Huệ

Link bài viết: https://vn.minghui.org/news/232431-van-hoa-than-truyen-dao-troi-trung-phat-ac-bao-dap-thien.html

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x