Thần tích trong trận hồng thủy khiến người ta phải suy nghĩ

Thần tích trong trận hồng thủy
Một câu chuyện xảy ra khi lũ lụt đã cho thấy tầm quan trọng của việc hành thiện tích đức. (Ảnh: pixabay)

[Radio] – Một câu chuyện xảy ra khi lũ lụt đã cho thấy tầm quan trọng của việc hành thiện tích đức.

Sách “Âm chất văn chú chứng” có ghi chép một câu chuyện dân gian về một gia đình 5 đời hành thiện tích đức được phúc báo. 5 đời tích đức thì quả thiện lớn thế nào? Cả gia đình bình yên thoát nạn hồng thủy, quả là một Thần tích, là chuyện không thể nào tin nổi. Xưa những sách khuyến thiện rất nhiều, đều là khuyên răn thế nhân làm người cần tuân theo Thiên Đạo, đạt đến cảnh giới nhân sinh lý tưởng.

Năm Tân Tỵ Càn Long thứ 26 triều Thanh (năm 1761), sông Hoàng Hà xảy ra lũ lụt. Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng âm lịch, các con sông nhánh của Hoàng Hà như sông Y, sông Lạc, sông Thấm và đoạn sông Hoàng Hà từ Đồng Quan đến Mạnh Tân xảy ra mưa lớn, tâm mưa là ở huyện Tân An, Hà Nam, sông Y và sông Lạc vỡ đê, tràn nước. Hai bờ nam bắc của các tuyến đê Vũ Trắc, Huỳnh Trạch, Dương Vũ, Tường Phù, Lan Dương đều xảy ra vỡ đê. Trong trận lũ lụt lớn này, hạ du sông Hoàng Hà tổng cộng vỡ đê 26 chỗ, mấy chục châu và huyện của 3 tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, An Huy bị ngập, có nơi nước sâu 5, 6 thước (khoảng 1.5-1.8 m), thậm chí có nơi ngập sâu hơn 1 trượng (hơn 3 m), đại bộ phận nhà cửa của người dân đều bị ngập trong nước.

Khi đó, ở huyện Trần Lưu bờ nam sông Hoàng Hà (thị trấn Trần Lưu, huyện Khai Phong, Hà Nam ngày nay), cũng bị ngập lụt nặng, nước sâu 1 trượng (3 m). Địa phương này có gia đình họ Tào, nhà cửa bị ngập hoàn toàn trong nước. Sau 3 ngày 3 đêm, mọi người đều cho rằng, gia đình này không còn một ai, kể cả gia cầm gia súc còn sống sót.

Sau khi nước rút, nhà cửa cả gia đình nhà họ Tào đều không bị hư hại, tường vách cũng không bị đổ, cả nhà đều bình an vô sự. Những người sống sót trong làng tới tấp đến hỏi thăm. Mọi người vô cùng ngạc nhiên hỏi: “Làm sao các vị lại có thể sống sót được trong nước ngập?”

Nhà họ Tào nói: “Mấy hôm nay, chỉ thấy sương mù dày đặc bao bọc xung quanh, không thấy mặt trời, vì vậy chúng tôi cũng hoàn toàn không biết là đang ở trong nước ngập”.

Quan huyện thấy sự tình không thể nào tưởng tượng được như thế này, bèn hỏi: “Nhà họ Tào các vị bình thường có làm những việc thiện gì không?”

Nhà họ Tào trả lời: “Gia đình chúng tôi hàng năm thu được điền tô, trừ khoản nộp thuế cho quan phủ, và trừ khoản chi tiêu gia đình ra, chúng tôi đều cố gắng hết sức dùng để giúp đỡ những người nghèo khó trong làng. Từ đời cụ cao tổ, tằng tổ đến nay, nhà tôi đều làm như thế, chưa từng gián đoạn, đã được 5 đời, trải qua hơn 100 năm rồi”.

Quan huyện lập tức báo cáo với triều đình, triều đình ban thưởng tấm biển biểu dương thiện hạnh nhà họ Tào.

than tich trong tran dai hong thuy minhchantuong
Từ đời cụ cao tổ, tằng tổ đến nay, nhà tôi đều làm như thế, chưa từng gián đoạn, đã được 5 đời, trải qua hơn 100 năm rồi” (Tranh: NTDVN)

Xưa các cụ già thường nói: “Phúc phận không phải cầu được, mà là ông bà tổ tiên tu được”. Sở dĩ nhà họ Tào có phúc phận lớn nhường này, đều do công sức của 5 thế hệ hành thiện tích đức mà tu được.

Người hiện đại thường tập trung ánh mắt vào những việc như: nhà ai có việc gì tốt, con cái nhà ai thông minh thế nào, nhà ai làm ăn phát tài như thế nào, con cái nhà ai làm quan lớn thế nào… Bên ngoài biểu hiện sự ngưỡng mộ, trong tâm đôi lúc nảy sinh ghen ghét đố kỵ. Dường như rất hiếm người  nghĩ đến những hành vi, việc làm của mình có ảnh hưởng thế nào đến bản thân và con cháu đời sau. Nếu chúng ta để tâm sức vào hành vi bản thân, suy xét những hành vi và việc làm của mình là thiện hạnh hay ác hạnh, là đang tích đức hay đang tạo nghiệp, thì mới thực sự có được thành quả cho bản thân và con cháu mai sau.

Theo Visiontimes

Tác giả: Trung Hòa

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x