Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp
Đệ Tử Quy (10) – Dương Thời, Du Tạc với giai thoại “Trình môn lập tuyết”
Nguyên văn:
路遇長, 疾(1)趨(2)揖(3); 長無言, 退恭立(4)。
騎下馬, 乘下車; 過猶(5)待(6), 百步余(7)。
長者立, 幼勿坐; 長者坐, 命(8)乃(9)坐。
Bính âm:
路(lù) 遇(yù) 長(zhǎng), 疾(jí) 趨(qū) 揖(yī);
長(zhǎng) 無(wú) 言(yán), 退(tuì) 恭(gōng) 立(lì)。
騎(qí) 下(xià) 馬(mǎ), 乘(chéng) 下(xià) 車(chē);
過(guò) 猶(yóu) 待(dài), 百(bǎi) 步(bù) 余(yú)。
長(zhǎng) 者(zhě) 立(lì), 幼(yòu) 勿(wù) 坐(zuò);
長(zhǎng) 者(zhě) 坐(zuò), 命(mìng) 乃(nǎi) 坐(zuò)。
Chú âm:
路(ㄌㄨˋ) 遇(ㄩˋ) 長(ㄓㄤˇ), 疾(ㄐㄧˊ) 趨(ㄑㄩ) 揖(ㄧ);
長(ㄓㄤˇ) 無(ㄨˊ) 言(ㄧㄢˊ), 退(ㄊㄨㄟˋ) 恭(ㄍㄨㄥ) 立(ㄌㄧˋ)。
騎(ㄑㄧˊ) 下(ㄒㄧㄚˋ) 馬(ㄇㄚˇ), 乘(ㄔㄥˊ) 下(ㄒㄧㄚˋ) 車(ㄔㄜ);
過(ㄍㄨㄛˋ 猶(ㄧㄡˊ) 待(ㄉㄞˋ), 百(ㄅㄞˇ) 步(ㄅㄨˋ) 余(ㄩˊ)。
長(ㄓㄤˇ) 者(ㄓㄜˇ) 立(ㄌㄧˋ), 幼(ㄧㄡˋ) 勿(ㄨˋ) 坐(ㄗㄨㄛˋ);
長(ㄓㄤˇ) 者(ㄓㄜˇ) 坐(ㄗㄨㄛˋ), 命(ㄇㄧㄥˋ) 乃(ㄋㄞˇ) 坐(ㄗㄨㄛˋ)。
Âm Hán Việt:
Lộ ngộ trưởng, tật xu ấp; trưởng vô ngôn, thoái cung lập.
Kỵ hạ mã, thừa hạ xa; quá do đãi, bách bộ dư.
Trưởng giả lập, ấu vật tọa; trưởng giả tọa, mệnh nãi tọa.
Lời dịch:
Gặp trên đường, nhanh đến chào; người không nói, kính lui đứng.
Phải xuống ngựa, phải xuống xe; đợi người đi, hơn trăm bước.
Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi; người lớn ngồi, cho phép ngồi.
Từ vựng:
(1) tật (疾): nhanh chóng.
(2) xu (趨): bước nhanh về phía trước.
(3) ấp (揖): chắp tay hành lễ.
(4) cung lập (恭立): cung kính đứng ngay ngắn. Lập: đứng thẳng.
(5) do (猶): vẫn, còn, vẫn còn.
(6) đãi (待): đợi, chờ, chờ đợi.
(7) dư (余): thêm ra, nhiều ra, nhiều hơn.
(8) mệnh (命): mệnh lệnh.
(9) nãi (乃): mới.
Lời giải thích:
Trên đường gặp được người lớn, phải nhanh chạy lên trước hành lễ thỉnh an; người lớn không nói chuyện, liền lùi sang một bên cung kính đứng đấy.
Cưỡi ngựa gặp được người lớn phải lập tức xuống ngựa, ngồi xe gặp được người lớn phải lập tức xuống xe; người lớn trưởng bối đi qua còn phải chờ một chút, đợi đến khi người lớn rời đi hơn một trăm bước rồi thì bản thân mới có thể đi.
Người lớn đứng đó, người nhỏ không thể ngồi xuống; người lớn ngồi xuống, ra lệnh cho bạn ngồi mới có thể ngồi xuống.
Câu chuyện tham khảo:
Dương Thời, Du Tạc với giai thoại “Trình môn lập tuyết”
Tiến sĩ Dương Thời, Du Tạc thời nhà Tống, là hai vị trong tứ đại đệ tử của Trình môn (1), họ từ Phúc Kiến xa xôi đến Hà Nam bái sư cầu học, lưu lại giai thoại thiên cổ “Trình môn lập tuyết”.
Dương Thời từ nhỏ là một thần đồng, viết văn chương rất giỏi, hai mươi mấy tuổi đã thi đậu tiến sĩ. Nhưng ông từ bỏ quan to lộc hậu, cầu học với Trình Hạo. Trình Hạo đưa mắt nhìn ông lúc quay trở về từng cảm động mà nói rằng “Đạo ta sắp truyền xuống phương Nam rồi!”
Du Tạc thuở thiếu thời tư chất thông minh, đọc qua là nhớ. Trình Di vừa gặp ông liền khen ngợi tư chất của ông có thể truyền thừa Nho đạo chính thống. Dương Thời, Du Tạc trước tiên bái Trình Hạo làm thầy, sau khi Trình Hạo mất, họ đã bốn mươi tuổi, đã sớm thi đậu tiến sĩ rồi (2) song vẫn hướng về Trình Di tiếp tục xin chỉ dạy.
Dương Thời cùng Du Tạc lần đầu bái kiến Trình Di, Trình Di đang nhắm mắt tĩnh tọa, hai người cung kính đứng thẳng ở bên ngoài chờ. Lúc Trình Di phát giác thì nói với họ: “Các ngươi còn ở đây à? Trời chiều rồi, đi về nghỉ ngơi đi!” Vừa ra cửa xem, mới phát hiện ngoài cửa tuyết phủ đã dày gần một xích. Người đời sau lấy “Trình môn lập tuyết” làm điển hình cho tôn sư trọng đạo, thành khẩn cầu học. (Trích từ “Nhị trình ngữ lục” thời Tống)
Hai người sau đó đều có thành tựu. Dương Thời làm quan đến Long Đồ các (thư viện triều đình) Trực học sĩ, cũng đem sở học truyền vào Phúc Kiến, là người sáng lập ra “Mân học”. Du Tạc làm qua Tiến sĩ thái học, Giáo sư, Giám sát ngự sử, quan chức ở Tri Châu, vv… vì Du Tạc đức hạnh thuần chính, làm việc phúc hậu, làm quan xử trí chu đáo, nhân dân kính yêu quý ông như cha mẹ.
Chú thích:
(1) Trình môn: chỉ anh em Lý học gia Trình Hạo, Trình Di thời Bắc Tống, họ cho rằng vạn sự vạn vật từ “Đạo” mà sinh ra, làm vua trị quốc nhất định phải “Hành dĩ thuận Đạo”, lấy đức làm chủ, chú ý pháp chế. Trình môn luôn luôn dạy học nghiêm khắc, kham khổ, nhưng người đến bái sư vẫn nườm nượp không dứt. Truyền đến Chu Hi thì có thành tựu to lớn, tập trung vào Tứ thư của ông (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung) làm căn cứ chủ yếu cho Tam đại khoa cử (3 cuộc thi: hương, hội, đình) thời nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, cho nên “Trình Chu Lý Học” còn được gọi là “Quan Học” .
(2) Cuộc thi khoa cử thời cổ đại lấy thành tích cuộc thi để tuyển chọn quan viên, trải qua thi đình (cuộc thi cấp cao nhất, do đích thân Hoàng đế tới Đại điện để chủ trì.) người đủ tiêu chuẩn sẽ được gọi là tiến sĩ.
Nguồn: ChanhKien Epoch Times
Xem tiếp: Đệ Tử Quy (11) – Trương Lương kính lão ba xu qua cầu cuối cùng được đạo
- Xem thêm:
- Đệ Tử Quy (32) – Cuộc đối thoại giữa chim ngói và cú mèo
- Đệ Tử Quy (31) – Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!