Vì sao chiến tranh thời Xuân Thu mang ‘màu sắc quý tộc’?

Vì sao chiến tranh thời Xuân Thu mang 'màu sắc quý tộc'?
Chiến tranh thời Xuân Thu mang màu sắc quý tộc. Ảnh chụp từ ‘Tần Hán sử’ tập 10.

Xã hội thời Xuân Thu dựa vào huyết thống thân tình để làm sợi dây gắn bó, quan hệ giữa quốc gia với quốc gia chính là quan hệ giữa các gia đình quý tộc. Điều này đưa đến một hiện tượng đó là: Dù là thời kỳ Xuân Thu hay Chiến Quốc, miễn là quý tộc tồn tại, thì quy mô chiến tranh cũng rất hạn chế.

Tín Lăng Quân ‘trộm binh phù cứu nước Triệu’

Khi quý tộc còn tồn tại, thì quy mô chiến tranh vô cùng có hẹn. Vì sao? Bởi vì chiến tranh chịu sự cản trở của thân tình (tình thân quyến). Ví như tôi muốn đánh một quốc gia, thì quốc gia này với quốc gia kia có quan hệ thông gia, quốc gia kia sẽ đem quân đến cứu. Tình huống này đến cuối thời Chiến Quốc vẫn xuất hiện. Câu chuyện rất nổi tiếng đó là Tín Lăng Quân ‘thiết phù cứu Triệu’ (竊符救趙: trộm binh phù cứu nước Triệu).

Câu chuyện này diễn ra vào năm thứ 20 đời vua Ngụy An Ly Vương, lúc đó Tần Chiêu Tương Vương đã kết thúc ‘Trường Bình chi chiến’ (trận chiến Trường Bình). Lúc này quân đội nước Tần tiến vào bao vây đô thành Hàm Đan của nước Triệu.

Quốc quân nước Triệu khi đó là Triệu Huệ Văn Vương có một người em là Bình Nguyên Quân Triệu Thắng. Triệu Thắng là một trong ‘Chiến Quốc tứ công tử’ (4 công tử nuôi môn khách nổi tiếng thời Chiến Quốc). Phu nhân của Triệu Thắng là chị của Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ. Cho nên giữa nước Triệu và nước Ngụy có quan hệ thông gia.

Tranh vẽ mối quan hệ giữa nước Triệu và nước Ngụy. Từ trái qua phải lần lượt là: Triệu Huệ Văn Vương, Bình Nguyên Quân, vợ của Bình Nguyên Quân, Ngụy Vô Kỵ.
Tranh vẽ mối quan hệ giữa nước Triệu và nước Ngụy. Từ trái qua phải lần lượt là: Triệu Huệ Văn Vương, Bình Nguyên Quân, vợ của Bình Nguyên Quân, Ngụy Vô Kỵ.

Cho nên khi nước Tần tấn công nước Triệu, thì Triệu Thắng cầu cứu Ngụy Vô Kỵ. Triệu Thắng đã viết một phong thư nói với Ngụy Vô Kỵ rằng: ‘Tôi sở dĩ kết quan hệ thông gia với ông, chính là vì ngưỡng mộ một người có nhân phẩm tốt như ông. Khi người khác gặp khó khăn, thì ông có thể giúp đỡ. Hiện nay Hàm Đan sắp bị quân Tần công phá, mà quân cứu viện của nước Ngụỵ vẫn chậm trễ chưa đến. Điều này sao có thể thể hiện được ông là người thấy nạn sẽ giúp đây’.

Tiếp đó, Triệu Thắng nói thêm rằng: ‘Ông có thể coi thường tôi, nhưng chẳng lẽ ông không quan tâm đến chị gái mình sao?’.

Kết quả việc này đã động chạm đến tâm can của Tín Lăng Quân Ngụỵ Vô Kỵ, cho nên ông muốn giải quyết vấn đề này, cuối cùng dẫn đến tích ‘thiết phù cứu Triệu’.

Chiến tranh thời Xuân Thu mang lễ tiết quý tộc

Chiến tranh thời Xuân Thu là chiến tranh giữa các quý tộc, nguồn binh chủ yếu là ‘quốc nhân’ (國人: người sống trong thành). Vì người có thể đi đánh trận trong thời kỳ chiến tranh là quý tộc, cho nên họ sẽ tôn trọng đạo đức truyền thống và lễ tiết của quý tộc.

Tuy rằng lúc đó là đánh trận, nhưng nhất định có lễ tiết: Đánh trận là có hẹn trước, ngày nào đánh, đánh ở đâu, chứ không phải là đột nhiên tập kích đánh lén. Trận chiến điển hình nhất thể hiện tâm thái chiến tranh thời Xuân Thu là ‘Hoằng Thuỷ chi chiến’ (泓水之戰: trận chiến Hoằng thuỷ) giữa nước Tống và nước Sở.

Tống Tương Công của nước Tống luôn kiên trì lễ tiết của quý tộc trong cuộc suốt cuộc chiến. Trong ‘Sử ký’ có một đoạn ghi chép với nội dung chủ yếu như sau.

Mùa đông tháng 11, Tống Tương Công và Sở Thành Vương giao chiến ở Hoằng Thuỷ. Quân Sở chưa qua sông, Mục Di (tên một vị tướng) nói với Tống Tương Công rằng: ‘Họ nhiều ta ít, đợi đến khi họ qua sông một nửa, thì chúng ta nhanh chóng đánh họ’. Kết quả Tống Tương Công không nghe.

Dưới tình huống không có bất cứ kháng cự nào từ quân Tống, quân Sở qua sông. Khi quân Sở chưa dàn trận, thì Mục Di lại nói: ‘Ngài hãy nhanh chóng đánh nhân lúc họ còn chưa bài binh bố trận’.

Tống Tương Công nói: ‘Đợi họ xếp trận rồi mới đánh’.

Sau khi quân Sở bày trận xong, thì Tống Tương Công hạ lệnh tấn công. Nhưng kết quả quân Tống bị quân Sở đánh bại. Nước Sở lớn như thế, còn Tống thì rất nhỏ, làm sao mà Tống có thể đánh lại Sở.

Tống Tương Công không những bại trận, mà còn bị thương ở đùi. Ông bị người ta chê trách rất nhiều. Tống Tương Công vừa xoa đùi bị thương vừa nói: ‘Quân tử sẽ không nhân lúc người khác chưa xếp trận mà tấn công giành lợi thế. Khi người khác chưa bài binh bố trận công, thì ta không thể tấn công’.

Cho nên khi quý tộc đánh trận chính là tuân thủ lễ tiết quý tộc. Nhưng Pháp gia thì coi thường cách làm này.

Đến thời Tần, sau khi ‘Thương Ưởng biến pháp’ (商鞅變法: cải cách Thương Ưởng), thì nước Tần đánh trận càng không kiêng nể bất cứ điều gì nữa.

Ở những bài trước nói về cộng đồng nhỏ có sự ấm áp thân tình, họ không muốn giết nhiều người như thế. Nhưng sau khi Thương Ưởng biến pháp, người nước Tần bắt đầu ‘thượng thủ công’ (上首功: dâng thủ cấp lập công).

Cái gọi là ‘thượng thủ công’ là chém một đầu thì tăng một cấp, cho nên vào thời kỳ Chiến Quốc, thì việc giết hại hàng loạt đã trở nên vô cùng ác liệt. Ví như trong trận chiến Trường Bình, 40 vạn quân Triệu bị Bạch Khởi sát hại.

Vào thời Xuân Thu hoặc trước đó, thời gian chiến tranh thường rất ngắn, chủ yếu là để thảo phạt kẻ có tội, thiết lập đồng minh. Đây là một loại chiến tranh kiểu tranh bá.

Nhưng đến thời Chiến Quốc đã trở thành chiến tranh ‘diệt quốc’, hơn nữa thời gian càng ngày càng dài.

Bắt đầu vào cuối thời Xuân Thu, giống như Ngô Việt tranh bá, thì Việt Vương Câu Tiễn vây khốn thành Cô Tô của nước Ngô, một lần vây là mấy năm liền.

Còn trước đó như Xuân Thu Ngũ Bá (gồm Tần Hiếu Công, Tống Tương Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương), thì họ đánh trận rất nhanh, mấy ngày là đánh xong trận quyết chiến.

Nhưng đến cuối thời Xuân Thu, thì một cuộc chiến tranh có thể kéo dài mấy năm, hơn nữa việc sát nhân số lượng lớn vô cùng thê thảm.

Chúng ta hãy cùng xem ghi chép về việc sát nhân của tướng Tần Bạch Khởi trong ‘Sử ký – Bạch Khởi, Vương Tiễn liệt truyện’.

Vào năm thứ 13 thời vua Tần Chiêu Tương Vương, Bạch Khởi tấn công Hàn, Ngụỵ ở Y Khuyết, đã trảm thủ 24 vạn. Trong một lần mà Bạch Khởi đã thảm sát 24 vạn quân sĩ nước Hàn, nước Ngụỵ.

Sau đó vào năm thứ 34, Bạch Khởi tấn công nước Ngụỵ, đã trảm thủ 13 vạn, dìm chết 2 vạn quân địch xuống sông.

Vào năm 43, Bạch Khởi tấn công nước Hàn, trảm thủ 5 vạn.

Đến đây Bạch Khởi đã giết 24 + 13 + 2 + 5 = 44 vạn người.

Sau đó đến ‘Trường Bình chi chiến’, Bạch Khởi đã trảm thủ khoảng 45 vạn quân địch.

Cộng tất cả con số đó lại, thì Bạch Khởi đã giết gần 90 vạn người. Cho nên chúng ta thấy rằng việc thảm sát thời Chiến Quốc vô cùng ác liệt.

Do yêu cầu của chiến tranh, thì cũng xuất hiện Binh pháp, nghiên cứu các chủng các dạng chiến tranh. Cho nên có thể nói đây là thời đại của các Binh gia. Rốt cuộc đây là sự việc gì, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Chương Thiên Lượng – purespring.tv
Thuần Phong biên dịch

Chú thích:

(*) Link Tần Hán sử tập 10: Sự giải thể của cộng đồng nhỏ và sự xuất hiện của thể chế quân phiệt.

(**) Ảnh trong bài chụp từ Tần Hán sử tập 10.

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x