‘Tiếu đàm phong vân’ – Tập 12: Vương Bá khác đường (P2)

tieu dam phong van minh chan tuong 4
Giáo sư Chương Thiên Lượng trong tiết mục “Tiếu đàm phong vân”. (Ảnh: Tân Đường Nhân)

Thương Ưởng làm trái đạo trời – Tự mua dây buộc mình

Lời bạch: Cái chết của Thương Ưởng có thể nói rằng tự làm tự chịu, mua dây buộc mình. Ông ta cay nghiệt khắc bạc, hung ác tàn bạo. Ông mặc dù giúp nước Tần nhất thời thực hiện được nước giàu binh mạnh, nhưng ông lại lạm sát kẻ vô tội, làm trái đạo trời, cuối cùng gặp đại họa diệt tộc. Điều đặc biệt hài hước là ông ta bị gậy ông đập lưng ông.

Vì pháp luật do tự mình đặt ra mà ông không thể ở trọ trên đường chạy trốn; vì ông chiếm lĩnh Tây Hà mà đắc tội với nước Ngụy, bị nước Ngụy từ chối tiếp nhận; vì ông mưu phản mà bị diệt tộc. Những việc ác tự ông ta làm, từng việc từng việc sẽ báo ứng trên thân ông ta.

Một người sống trên đời, trọng yếu nhất không phải làm việc, mà là làm người. Thương Ưởng làm người vô cùng thất bại, ông ta có bốn điểm thất bại.

Điểm thứ nhất, Thương Ưởng là người rất bảo thủ. Ông ta để ngoài tai những lời khuyên của người khác, cả việc Triệu Lương đã giảng nói rất rõ ràng.

Người ngoài cuộc vừa nhìn sẽ biết ngay, Thái tử sắp lên kế vị, Quốc Quân vì bệnh cũng sắp băng hà, ông còn tham luyến phú quý ở đất Thương đất Vu sao, ông không biết đại họa lập tức giáng xuống đầu sao? Thương Ưởng cứ là không biết. Ông ta nghe không lọt, bảo thủ nên nghe không lọt, bất kể là người nào nói, bất luận ai khuyên can điều gì. Đây là điểm thất bại thứ nhất.

Điểm thứ hai, Thương Ưởng làm việc không chừa đường lui. Ông biết Thái tử tương lai sẽ lên làm Quốc Quân, ông sao có thể đắc tội với Thái tử đến mức độ đó? Đối với thầy của Thái tử, một người ông cho cắt mũi, một người ông lệnh thích chữ trên mặt. Ông ta không cân nhắc bất kể hậu quả gì, làm việc không chừa đường rút lui.

Điểm thứ ba, bạn có thể phát hiện ra Thương Ưởng không có bằng hữu. Khi ông bị xử tử, bị truy nã, không có bất kỳ người nào đối tốt với ông. Dân chúng nước Tần vừa nghe nói phải bắt Thương Ưởng, họ để thành không mà chạy đi tìm, mỗi người đều xắn tay áo xông ra, muốn bắt được Thương Ưởng.

Chúng ta đọc bài thứ ba cuốn ba của “Chiến Quốc sách” trong đó viết, “Thương quân quay về, Huệ Vương ban lệnh ngũ mã phanh thây, người Tần không ai thương xót”. Nước Tần không có một ai thương hại ông ta, bởi vì ông ta đối xử với mỗi người dân nước Tần đều giống như kẻ ngốc, bóc lột họ, nô dịch họ.

Thứ tư, trong mắt Thương Ưởng chỉ có công lao không có đạo đức. Ông ta không hiểu được giữa công lao và đạo đức là có sự khác biệt. Mặc dù ông ta chiếm được Tây Hà, Bách Lý Hề cũng chiếm được Tây Hà, nhưng họ sử dụng phương pháp không giống nhau. Điều ông ta dùng chính là thuật lừa dối, điều Bách Lý Hề dùng là Vương đạo. Vậy giữa Vương đạo và Bá đạo có điểm gì khác biệt?

Chúng ta biết Nho gia giảng về đạo làm Vương. Xã hội lý tưởng của Nho gia chính là “nội Thánh ngoại Vương”, tức là làm một quân vương, nội tâm của người đó tu làm một thánh nhân, bên ngoài người đó lại là một vương giả.

Như Nghiêu, Thuấn, Thành Thang Vương, Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương là điển hình của người nội Thánh ngoại Vương. Ở điểm này, quyền lực chính trị và mức độ đạo đức của người đó phải được thống nhất. Người đó vừa là người có quyền lực nhất, lại vừa là một thánh nhân. Đây là xã hội lý tưởng của Nho gia. Điều này rất giống nhà tiên tri Socrate thời Hy Lạp cổ đại giảng “Triết nhân vương”.

Trong tác phẩm “Quốc gia lý tưởng”, Platon ghi chép một đoạn đối thoại giữa Socrates và Glaukon. Socrates nói, trừ phi triết học gia thành Quốc vương của một số quốc gia chúng ta đây, hoặc là những người hiện nay ta gọi là Quốc vương hoặc kẻ thống trị có thể nghiêm túc chăm chỉ truy cầu trí tuệ, khiến cho quyền lực chính trị cùng trí tuệ hợp nhất làm một.

Ngoại trừ biện pháp này, thì các biện pháp khác là không thể nào đem lại cho cá nhân, cho công chúng hạnh phúc được. Có nghĩa là điều mà Socrates khởi xướng, cũng là sự thống nhất giữa quyền lực chính trị và trí tuệ. Điều Socrates nói chính là triết nhân vương, hoàn toàn không phải là “triết học gia làm vương” mà hiện nay chúng ta nói. Ở trong mắt Socrates, triết học gia là người đại trí huệ, là người nhìn thấu quy luật vũ trụ. Họ là những người hiểu biết sâu sắc về toàn bộ sự huyền bí của thế giới.

Trong con mắt của Socrates, những người bình thường trong thế giới chúng ta chính là “tù nhân trong sơn động”, giống như một người bị trói trong sơn động mặt quay vào vách, chỉ có thể nhìn thấy bên trong sơn động. Phía sau của người đó có một ngọn nến, người đó chỉ có thể nhìn thấy cái bóng trên vách tường nhảy nhót, mà không biết nguồn sáng phía sau được an bài thế nào.

Người đó cũng không biết bên ngoài còn có một thế giới tự do. Những triết học gia kia lại có thể rời khỏi sơn động đi ra bên ngoài, nhìn thấy con người của thế giới tự do. Những triết học gia này còn có thể quay lại trong sơn động, đem thế giới tự do bên ngoài nói cho những người bị cầm tù bên trong, dẫn dắt họ đi ra bên ngoài, cùng nhìn thế giới tự do.

Điều này rất giống điều mà Nho gia giảng, bản thân họ chính là một thánh nhân, và cũng là một vị vương. Dùng Vương đạo này của Nho gia để giáo hóa bách tính, đem một bộ quan niệm đạo đức của Nho gia dạy cho người bình thường, làm cho họ cũng có cơ hội giống như bậc thánh nhân. Nhưng sau thời kỳ Xuân Thu, Trung Quốc đi đến một thời kỳ “Lễ băng Nhạc hoại”, đây là điều Khổng Tử giảng.

Lời bạch: Trước thời kỳ Xuân Thu, Tam Hoàng Ngũ Đế đều là nội Thánh ngoại Vương. Phương thức lấy đạo đức lễ nghi để trị quốc đã ăn sâu vào lòng người. Đến thời kỳ Xuân Thu, lễ băng nhạc hoại, Đại Đạo biến mất, Trung Quốc tiến vào thời kỳ dùng sức mạnh chinh phục thiên hạ.

Đến thời kỳ Chiến Quốc, quan hệ giữa các quốc gia hoàn toàn lấy việc thôn tính làm đầu, đạo đức lễ nghĩa bị ném sang một bên. Mỗi một chư hầu đều nghĩ làm thế nào cho nước mình trở nên hùng mạnh để thôn tính nước láng giềng. Điều này cấp cho tư tưởng pháp gia một mảnh đất để xuất hiện và dụng võ.

Thương Ưởng vì không hiểu sự khác biệt của Vương đạo và Bá đạo, mới so sánh mình với Bách Lý Hề. Hôm nay chúng ta giảng về đặc thù khác nhau giữa Vương và Bá, thuận tiện giảng bốn điều liên quan tới câu chuyện về Bách Lý Hề.

Câu chuyện thứ nhất gọi là “Mượn đường diệt Quắc”. Bách Lý Hề là người nước Sở, quê quán tại Uyển, nay là thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam. Bách Lý Hề lúc còn trẻ nhà rất nghèo, hơn 30 tuổi mới kết hôn. Phu nhân của ông họ Đỗ, sinh một người con.

Trong nhà thực sự quá nghèo, phu nhân liền nói với ông, dứt khoát ông phải ra ngoài xem có cơ hội để thi triển tài năng làm quan hay không. Lúc ấy trong nhà không còn gì ăn, bà đem con gà mái đẻ trứng duy nhất giết thịt, không có củi lửa, bà lấy then cài cửa chẻ ra làm củi, đem gà nấu chín, để Bách Lý Hề ăn no nê một bữa, rồi tiễn Bách Lý Hề đi.

Bách Lý Hề đầu tiên đến nước Tống, sau đó đến nước Tề. Không người tiến cử nên ông rất túng thiếu, phải xin ăn tại nước Tề. Khi đó ông gặp được một người, gọi Kiển Thúc. Kiển Thúc cùng ông nói chuyện phiếm, phát hiện Bách Lý Hề là người tài năng, muốn trợ giúp ông.

Thế nhưng gia cảnh Kiển Thúc cũng rất nghèo, Bách Lý Hề về nuôi bò cho người ta ngay tại quê của Kiển Thúc. Ông nuôi bò chăm chỉ, dê bò nuôi đều béo khỏe lông mượt. Ông nghĩ rằng, đại trượng phu không thể mãi như vậy, vẫn phải ra làm quan. Ông rời Tề đến Ngu. Tài hoa của ông được nước Ngu công nhận, ông được làm trung đại phu.

Nước Ngu là một quốc gia nhỏ, tiếp giáp với nước Tấn. Cùng tiếp giáp với nước Tần, còn có một quốc gia gọi là nước Quắc. Lúc ấy Quốc Quân nước Tấn là Tấn Hiến Công muốn tiêu diệt hai nước Quắc và Ngu. Nhưng hai nước này luôn trợ giúp lẫn nhau, đánh nước Quắc, nước Ngu liền trợ giúp, mà đánh nước Ngu, nước Quắc cũng ngay lập tức trợ giúp nước Ngu. Làm cách nào? Tấn Hiến Công nghĩ ra một kế ly gián.

Tấn Hiến Công chuẩn bị mấy con ngựa cùng một khối bảo ngọc rất đẹp, đem tặng cho Quốc Quân nước Ngu. Ông ta nói với Quốc Quân nước Ngu, ta bây giờ muốn mượn đường của quốc gia các ngươi đi chinh phạt nước Quắc, ta đem ngựa cùng bảo ngọc này tặng cho ngươi, làm tiền mãi lộ mượn đường. Quốc Quân nước Ngu là người rất tham lam, nhìn thấy ngựa và bảo ngọc đem lòng yêu thích, chuẩn bị đáp ứng. Đại phu nước Ngu khi ấy là Cung Chi Kỳ đã khuyên can Quốc Quân của mình không nên đáp ứng chuyện này.

Cung Chi Kỳ tâu rằng hai quốc gia Ngu-Quắc có mối quan hệ như môi và răng. Chúng ta là “môi răng dựa nhau, môi hở răng lạnh”, hai câu thành ngữ này có nguồn gốc như thế. Nếu như Quốc Quân muốn bán đứng nước Quắc cho nước Tấn mượn đường, một khi nước Quắc bị diệt, sợ là nước Ngu chúng ta cũng sẽ không may mắn mà sống sót được, nước Tấn nhất định sẽ tiêu diệt nước Ngu.

Quốc Quân nước Ngu không nghe lời can ngăn, đồng ý cho nước Tấn mượn đường. Sau khi nước Tấn diệt được nước Quắc, quay trở lại thuận tay diệt luôn nước Ngu. Kế sách này còn được lưu lại trong “tam thập lục kế” sau này, gọi là “Mượn đường diệt Quắc”. Chuyện này xảy ra vào năm 655 TCN.

Khi đó Bách Lý Hề đang làm đại phu ở nước Ngu, Kiển Thúc cũng khuyên nhủ ông. Kiển Thúc nói bây giờ loạn thế như vậy, có rất nhiều quốc gia, ông nhất định phải chọn một vị Quân Chủ tài đức sáng suốt để đầu quân.

Tại sao? Bởi vì loạn thế như thế này, nếu như chọn một vị Quân Chủ hồ đồ, khẳng định sẽ gặp tai họa trước mắt. Ông nương tựa vào một người hồ đồ, khi tai hoạ ập đến, ông và ông ta cùng chung hoạn nạn, hay là không cùng chung hoạn nạn? Ông và ông ta nếu cùng chung hoạn nạn, cái này gọi bất trí (không khôn). Ngươi biết ông ta hồ đồ, tương lai sẽ gặp họa, ông còn tới chỗ ông ta, cuối cùng không phải tự mình đưa họa tới sao? Đây gọi là không khôn ngoan.

Nhưng nếu như ông không cùng ông ta chung hoạn nạn, thì ông là kẻ bất trung. Ông đã đến quốc gia nào, thì ông nên trung thành với Quốc Quân của quốc gia đó, cùng ông ta chung hoạn nạn. Nếu ông tìm một Quốc Quân hồ đồ, ông chỉ có thể chọn giữa bất trí và bất trung thôi.

Bách Lý Hề nói, tôi thực sự quá nghèo, đã có một cơ hội như vậy, tôi cũng bất chấp. Ông đã đến nước Ngu làm đại phu. Ông lúc ấy cũng khuyên ngăn Quốc Quân nước Ngu không thể cho mượn đường, nhưng Quốc Quân cũng không nghe. Khi nước Ngu bị diệt, Bách Lý Hề cũng bị nước Tấn bắt, giam vào trong ngục. 

Quốc Quân nước Tấn nghe nói Bách Lý Hề là người tài năng, cùng Bách Lý Hề thương lượng, ngươi có nguyện ý đến nước Tấn làm quan hay không? Bách Lý Hề đáp, ta đi theo Quốc Quân nước Ngu đã là không khôn ngoan, ta nếu như bây giờ lại đầu quân vào quốc gia đối địch, ta không phải là người bất trung sao, hai điều này ta lại chiếm cả hai sao. Ông nói tiếp, thôi bỏ đi, ta đã là người bất trí thì không thể lại là kẻ bất trung. Bách Lý Hề cự tuyệt yêu cầu của nước Tấn.

Nước Tấn xem xét, ngươi không ở chỗ ta làm quan. Bấy giờ chưa biết làm thế nào? Lúc ấy Tấn quốc vừa vặn muốn thông gia cùng nước Tần. Tấn Hiến Công muốn đem con gái của mình gả cho Tần Mục Công, đem Bách Lý Hề làm của hồi môn đưa đến nước Tần.

Bách Lý Hề than, ta đã sắp 70 tuổi rồi, đến nơi đó phải làm nô bộc, thật sự cảm giác thật không dễ chịu. Bách Lý Hề liền chạy trốn, ông muốn về nước Sở quê nhà, kết quả bị người nước Sở bắt được, để ông ở lại nước Sở nuôi bò.

Tần Mục Công sau khi cưới con gái của Tấn Hiến Công, xem danh sách của hồi môn, thấy làm sao lại thiếu mất một người. Xem ra là thiếu Bách Lý Hề. Lúc này, Bách Lý Hề đã nổi danh, bởi vì lúc đó ông không muốn Quốc Quân nước Ngu cho nước Tấn mượn đường, mọi người cũng biết câu chuyện này. Tần Mục Công nói, ta phải tìm được người này. Tần Mục Công đã bàn bạc với các đại thần, hỏi: người này tài hoa như vậy, ta cần dùng bao nhiêu tiền để chuộc ông ta về?

(Còn tiếp)

Do BiHui thực hiện
Sương sương biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x