Câu nói “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” xuất xứ từ “Thi kinh – Quan thư – Chu nam” được Khổng Tử gọi là “Tư vô tà” (suy nghĩ trong sáng). Ở Trung Quốc, phàm là người học qua mấy năm đèn sách đều biết câu nói này. “Thục” là một chữ trong tên thường dùng của nữ giới ở Trung Quốc, tuy nhiên, trong mười năm Cách mạng Văn hóa kia là ngoại lệ.
Trong Cách mạng Văn hóa, ngay cả chữ “Thục” này cũng bị xem là cổ hủ phải “phá” bỏ. Cái gọi là “Phá tứ cựu”, chính là phá hoại văn hóa truyền thống, nhưng do Trung Cộng luôn giỏi bịa đặt giả dối để tuyên truyền, giỏi chơi trò chữ nghĩa, chữ “Phá” là trái ngược với chữ “Lập”, “Phá hoại” một trận văn hóa rồi khoác thêm một cái mặt nạ tràn ngập ý vị triết học.
Sau Cách mạng Văn hóa, chữ “Thục” lại bắt đầu xuất hiện trong tên của nữ giới Trung Quốc. Nhưng sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, các lĩnh vực văn hóa và kinh tế của Trung Quốc đều xuất hiện trạng thái trống rỗng, thậm chí cách xưng hô cũng đáng xấu hổ. Người đại lục đều muốn xưng “đồng chí”, thế nhưng nhiều “bạn bè quốc tế”, người ta chẳng những không tin chủ nghĩa cộng sản, mà còn phản cảm, phản đối chủ nghĩa cộng sản, người ta không muốn làm “đồng chí” với ngươi. Thế là người Trung Quốc dè dặt thận trọng đem “tiên sinh”, “tiểu thư” của truyền thống ra dùng. “Tiểu thư” vốn là tôn xưng đối với người con gái của quan lại nhân gia (chỉ tầng lớp gia tộc quan lại) có giáo dưỡng hiểu thi thư, biết lễ nghi, bởi vì quan lại nhân gia có điều kiện mời thầy dạy cho con gái nhà mình. Việc xưng hô này được dùng tại Trung Quốc đã hơn nghìn năm, nhưng sau khi được dùng tại Đại lục vài chục năm thì liền biến chất, thành cách gọi khác của kỹ nữ. Bởi vậy, đến nỗi có cô gái bởi vì được gọi là “tiểu thư” mà nổi giận. Từ “tiểu thư” hiện nay ở Đại lục đã bị xóa dần trong lĩnh vực xưng hô, thay vào đó, mọi người bắt đầu gọi là “thục nữ”.
Vậy thì “thục nữ” là có ý nghĩa gì? Giống như người quân tử có đạo đức cao thượng, thì thiện lương là hàm nghĩa thứ nhất của thục nữ. Yểu điệu thục nữ, yểu điệu chỉ người điềm đạm nho nhã, bởi vì thiện lương mà tỏa ra vẻ đẹp của nội tâm. Thục nữ chỉ người con gái có tâm địa thiện lương, cử chỉ khéo léo tu nội mà an ngoại, tiến lui đúng mực.
“Lòng trắc ẩn, mọi người đều có”, động vật cũng có lòng trắc ẩn, đối với những người mà không có lòng trắc ẩn, chúng ta nên gọi là gì? Một người nhìn thấy đứa bé bị xe tông ngã ngay bên cạnh mà không động lòng, thì cho dù mặc đồ hàng hiệu gì, hóa trang dung mạo tinh tế ra sao, vô luận xuất thân như thế nào, trình độ học vấn ra sao, từ đó là có thể thấy cô ấy không phải là “thục nữ”.
“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, câu này đã lưu truyền ở Trung Quốc mấy ngàn năm. Thục nữ và quân tử đồng thời xuất hiện, đây cũng phù hợp với âm dương cân bằng và lý ngũ hành tương sinh.
Quân tử là một từ chỉ nhi tử (con trai) của Quân vương thời Chu, vào thời cổ đại, tầng lớp sĩ đại phu đều coi tu tâm dưỡng tính là bài học đầu tiên, tiếp theo là học vấn. Con trai của Quân vương bao hàm ý nghĩa đạo đức cao thượng, có tu dưỡng, học vấn tốt. Đến Khổng Tử thời đại Xuân Thu, thì xuất hiện hàm nghĩa đạo đức của quân tử, coi quân tử là danh hiệu thứ hai sau cảnh giới của Thánh nhân. Sau khi Hán Vũ Đế “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, từ quân tử được Nho gia dần dần quy phạm, cũng ngang bằng với hình mẫu đạo đức trong suy nghĩ của người dân Trung Quốc.
“Kho lương đầy mới biết lễ tiết, áo cơm đủ mới biết nhục vinh”, sự phát triển kinh tế và sự phồn vinh về vật chất của một xã hội sẽ cung cấp các điều kiện vật chất tốt hơn cho các truy cầu về tinh thần. Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục giống như một quái thai, từ sau năm 1989, sự phát triển kinh tế lại lấy việc phá hủy toàn diện đạo đức lương tri của người Trung Quốc làm giá cả. Ác pháp ngày càng nhiều, quan toà còn phán quyết phạt tiền những người giúp đỡ người già.
Đệ tử Nhan Hồi của Khổng Tử, “một bữa ăn, một bầu uống, Nhan Hồi cũng không thay đổi niềm vui của mình”. Nhan Hồi nhờ đạo đức cao thượng, học vấn xuất chúng mà nổi tiếng với đời, mọi người thời đó tranh nhau bái phỏng Nhan Hồi, không ai bởi vì Nhan Hồi xuất thân tầm thường mà coi thường vị quân tử này. Trái lại người mà con người xã hội hiện nay tôn sùng là người như thế nào? Những nhân sĩ thành công. Cái gọi là nhân sĩ thành công, không có quan hệ gì với đạo đức, không có quan hệ với học vấn, mà có tiền, có quyền liền có thể gọi là thành công.
Quân tử và thục nữ cùng nhau sinh ra, nếu thời đại không sinh ra quân tử, thì tất nhiên sẽ không sinh ra thục nữ. Việc sinh ra quân tử và thục nữ cần có sự bồi dưỡng toàn diện và có hệ thống, cần gia đình giáo dưỡng, trường học giáo dục và xã hội giáo hóa.
Cái gọi là “Phá tứ cựu” thời Cách mạng Văn hóa, nực cười đến mức cái búi tóc cuộn lại của người con gái cũng cho là “Cũ” phải phá bỏ đi. Trước Cách mạng Văn hóa, búi tóc là chứng tỏ người con gái đã kết hôn, phụ nữ chưa lập gia đình thì không búi tóc, từ kiểu tóc trên đầu liền có thể biết người con gái đó đã kết hôn hay chưa. Đây là thể hiện sự coi trọng đối với hôn nhân và trinh tiết của người Trung Quốc xưa. Vào thập niên 80 sau Cách mạng Văn hóa, chúng ta thường nghe người già nói, hiện nay cái gì cũng đều loạn, không phân biệt được cô nương và cô dâu. Mà đại lục ngày nay, càng loạn đến mức “cười người nghèo không cười kỹ nữ”, bao nhiêu thiếu nữ trong ý nghĩ đã không có khái niệm trong sạch và trinh tiết, chà đạp bản thân lại coi là thời thượng và trào lưu.
Như thế nào là “thục nữ”, hãy cùng xem Bảo tiểu thư trong Đại quan viên. Vị Bảo tiểu thư này “Trân trọng phương tư trú yểm môn” (ý là chú trọng dáng vẻ ban ngày đóng cửa), hàm ý đề cao “Lễ nghi” và “Giáo dưỡng” của người con gái trong văn hóa truyền thống, đây là mẫu hình của thục nữ.
Một lớp huấn luyện có thể dạy cho bạn lễ tiết xã giao, nhưng lại không thể giúp bạn hiểu được đạo của lễ nghi. Không có quân tử, thì làm sao có được thục nữ? Ngược lại cũng thế. Người Trung Quốc nói chung là nô lệ, nô lệ gia đình, nô lệ y tế, người Trung Quốc đã bị nô lệ hóa về vật chất, cái gọi là lớp đào tạo thục nữ chỉ là để những người phụ nữ này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của những người được gọi là “nhân sĩ thành công”, tăng thêm một loại “nô lệ” mà thôi.
Khi viết đến sự phổ biến nô lệ hóa của người dân Trung Quốc, tôi chợt nhớ đến câu đầu tiên của một bài hát có tên là “Quốc ca”: “Đứng lên, những người không muốn làm nô lệ”, nhưng điều này có lẽ không liên quan gì đến mục đích chính của bài viết, vậy nên không nói thêm nữa.
Vu Hải Tâm thực hiện
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Tấn Hiếu Vũ Đế uống rượu khinh nhờn Thần nên qua đời
- Tấm lòng nhân hậu đằng sau câu chuyện tình lãng mạn
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!