Triết lý về luân hồi: Ông lão tửu lượng vô đối

1109240353061454 600x400 1
Một tấm lòng rộng mở và luôn bảo trì trái tim thiện lương, thì cuối cùng sẽ đắc được phúc báo. (Ảnh: Tài sản công)

Lời tựa: Bài viết này thông qua câu chuyện về cuộc gặp gỡ với một ông lão có có tửu lượng lớn để nói lên một đạo lý rằng: Một tấm lòng rộng mở và luôn bảo trì trái tim thiện lương, thì cuối cùng sẽ đắc được phúc báo.

Vào thời kỳ đầu của nền văn minh lần này, ở cực Nam của tiểu lục địa Ấn Độ từng có một bộ lạc rất nhỏ. Bộ lạc này tổng cộng chỉ có khoảng 50 người. Người dân lúc bấy giờ phải trải qua một cuộc sống rất khó khăn.

Bộ lạc này có một vị thủ lĩnh. Kỳ thực, ông đối xử với người dân của mình rất tốt, nhưng ở ông lại giống như có hai tính cách trong cùng một con người vậy. Khi ông gặp người hợp ý mình, thì sẽ rất tử tế; nhưng nếu gặp người không vừa ý, thì ông lại trở nên vô cùng tàn bạo.

Một lần nọ, vì muốn đào một cái giếng, nên ông đã phái vài người đi đào. Kết quả là mặc dù những người đó đã đào vài ngày rồi nhưng vẫn chưa thấy mạch nước. Ông vô cùng tức giận, bèn lấy roi mây quất tới tấp vào những người đào giếng kia. Thế nhưng, đến lúc trút hết bực bội, khi đã nguôi giận, thì ông lại giúp họ băng bó vết thương và hỏi han một cách ân cần, chu đáo.

Nơi đây cũng có những người phụ trách quản lý về vấn đề an ninh và đời sống của người dân. Họ đã nhiều lần khuyên nhủ người thủ lĩnh, nhưng với con người có hai tính cách như vậy thì rất khó thay đổi. Cũng vì điều này mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, không biết phải làm sao.

Nơi đây có một quán rượu nhỏ. Tuy nói là quán rượu, nhưng thật ra lại vô cùng đơn sơ. Những lúc mưa to gió lớn, thì quán rượu nhỏ này sẽ bị gió thổi xiêu vẹo hoặc mưa dột ướt sũng.

Vào năm nọ, bộ lạc gặp phải một trận dịch bệnh nghiêm trọng, rất nhiều người đã bị nhiễm bệnh. Loại dịch bệnh này không phải là loại khiến người ta chết ngay lập tức, mà thời gian mắc bệnh kéo dài rất lâu, người bệnh phải sống trong sự giày vò của bệnh tật.

Người thủ lĩnh của bộ lạc lúc này vô cùng lo lắng, nhưng ông không thể làm gì. Lúc này, tính khí bạo ngược của ông ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ông thường xuyên nóng giận vì những chuyện nhỏ nhặt, thường xuyên quát mắng người khác. Toàn bộ bộ lạc đều sống trong ranh giới giữa sinh-tử, tồn-vong như vậy.

Một ngày nọ, trời vẫn như mọi khi, trút xuống những cơn mưa rất to. Không biết từ đâu lại xuất hiện một ông lão tay chống gậy, trông giống như người ăn mày. Mọi người không biết ông là ai, chỉ cảm thấy ông đã rất già và rất nghèo khổ. Sau khi đi đến quán rượu, ông ngồi xuống và nói muốn uống rượu. Thế nhưng, ông không có gì để đưa cho người chủ quán (dùng ngôn ngữ ngày nay để giải thích thì chính là ông không có tiền). Người chủ quán vừa nhìn thấy quần áo tả tơi trên người ông lão thì cảm thấy rất xót lòng, đồng thời cũng tuyệt vọng trước sự sinh tồn của bộ lạc. Bản thân anh cũng không biết được mình còn có thể sống sót được thêm bao nhiêu ngày nữa. Vì thế, anh đã mang ra rất nhiều rượu, đưa cho ông lão uống.

Tửu lượng của ông lão này thật khiến người ta kinh ngạc. Vì trời vẫn còn đang mưa to, nên ông lão cứ an nhiên đi ra bên ngoài uống rượu. Bao nhiêu nước mưa đều chảy vào trong bát, nhưng ông hoàn toàn không quan tâm. Người chủ quán cứ rót đầy rượu cho ông lão, ông liền uống cạn bát đó trong một ngụm. Dù vậy, người chủ quán còn hoài nghi ông lão vẫn chưa được uống thỏa mãn. Thế là anh dẫn ông lão đến trước một cái vò rượu lớn và nói với ông lão có thể uống thoải mái tùy thích. Sau khi uống từ ba đến năm cân rượu, thì ông lão có vẻ đã ngà ngài say. Trong lúc vô ý, ông nắm chặt bàn tay đánh vào vò rượu lớn. Vò rượu vang lên một tiếng rồi vỡ tan tành. Phần rượu còn lại đều chảy hết ra ngoài. Người chủ quán thấy thế cũng chẳng nói gì nhiều, chỉ cảm thấy rất thất vọng, cảm thấy bản thân và bộ lạc nhỏ bé này không còn đường sống nữa rồi.

Sau khi ông lão uống xong, thì loạng choạng bước ra phía cửa. Thế nhưng, đi chưa được mấy bước, thì ông đã ngã xuống đất ngủ một giấc thật sâu.

Người chủ quán rượu thấy vậy, sợ rằng ông lão sẽ bị cảm lạnh, bèn dìu ông vào trong phòng. Đây là căn phòng duy nhất không bị dột. Anh cõng ông lão lên và đặt ông nằm lên giường, hơn nữa còn nhờ người đội mưa đội gió đến nhà thợ dệt đổi lấy một tấm vải, đắp lên người cho ông lão đỡ lạnh.

Ông lão ngủ một giấc tận ba ngày ba đêm. Khi tỉnh lại, ông thấy mình đang nằm trên chiếc giường cỏ, trên người còn được đắp một tấm vải mới, nên ông cảm thấy rất vui. Vì vậy, ông gọi người chủ quán rượu lại, bảo hãy giúp ông tìm người phụ trách quản lý bộ lạc.

Tuy người chủ quán không hiểu có chuyện gì, nhưng vẫn làm theo lời ông lão nói. Cuối cùng, anh cùng người dệt vải cũng nhanh chóng tìm được những người quản lý bộ lạc. Khi mọi người đều đã đến bên giường của ông lão, ông lão bèn nói:

“Nơi đây phát sinh dịch bệnh, ta đã biết trước chuyện này. Ta cũng biết rằng tính khí vị thủ lĩnh của mọi người đôi lúc rất hung hãn, nhưng may mắn là ông ấy vẫn bảo trì được tấm lòng lương thiện.

Các người hãy phái người hái xuống một loại trái [giống trái dừa] từ những cái cây gần đây, giữ lại lớp vỏ bên ngoài, nấu chín rồi đưa cho người bệnh uống. Người bệnh sẽ lập tức khỏe lại.”

Nói rồi, ông lão quay đầu lại dặn dò vị thủ lĩnh bộ lạc: “Tính cách của ngươi nhất định phải sửa đổi. Đừng hung hăng như thế nữa. Nếu không, các người sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng bởi tai họa diệt vong.”

Sau đó, ông lão liền biến mất, chỉ còn lưu lại một cây gậy mà ông đã chống khi đến đây, như để làm chứng cho sự tồn tại của mình.

Những người quản lý bộ lạc đều vâng lời và làm theo lời ông lão căn dặn. Đặc biệt, vị thủ lĩnh bộ lạc đã hoàn toàn sửa đổi tính khí hung hăng của mình. Bất luận có sự việc gì phát sinh trong bộ lạc, ông đều cố gắng giải quyết một cách bình hòa. Cuối cùng, bộ lạc của họ ngày càng thịnh vượng và trở nên lớn mạnh chưa từng có. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất, thậm chí họ còn cai trị một nửa tiểu lục địa Ấn Độ.

Lời kết:

Kiếp này, những người phụ trách quản lý bộ lạc khi xưa, bao gồm cả người chủ quán rượu và người dệt vải, đều đã chuyển sinh vào Trung Quốc. Ở kiếp này, họ đều là những người có năng lực cá nhân rất mạnh. Trong số đó, tính cách của một số người vẫn cần phải được cải thiện. Có thể thấy rằng, nhân cách chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công hay thất bại của một người, hay thậm chí là công việc do người đó phụ trách.

Thật đúng là:

Văn minh sơ thủy kết tiền duyên
Thiện tâm hóa giải bệnh hiểm nghèo
Hồng trần kiếp này lại tụ hội
Đồng tâm chung bước cùng tiến bước.

Thạch Phương Hành thực hiện

Lãnh Vọng biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x