Tổng đốc thời trẻ bị nạn tử hình, vị hôn thê xả thân tương cứu

tong doc thoi tre bi nan tu hinh vi hon the xa than tuong cuu minh chan tuong 1
Để kỷ niệm ông, trong dân gian đã xây từ đường cho ông, thờ ông là “Hà Thần” (Thần Sông). (Tranh “Đại Vũ trị thủy” của Tạ Toại đời Thanh, phỏng tranh đời Đường – Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Thế nhưng một buổi tối, con trai của phú ông bị sát hại ngay trên giường, khi Lật Dục Mỹ tỉnh dậy thì kinh hoàng, liền hô hoán mọi người đến xem. Nhưng thấy khóa các cửa trong phòng vẫn còn nguyên vẹn, không thấy dấu hiệu nào cho thấy người bên ngoài đột nhập vào. Khi đó trong phòng chỉ có 2 người, mọi người liền nghi ngờ là do Lật Dục Mỹ làm. Lật Dục Mỹ cũng không cách nào giải thích được.

Thần Sông

Lật Dục Mỹ (1778 – 1840) là người huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây, năm Gia Khánh thứ 7 đời Thanh (1802) được lựa chọn qua kỳ thi các cống sinh rồi bổ nhiệm làm Tri huyện Hà Nam. Sau này lần lượt làm các chức quan tri châu, tri phủ, bố chính sứ, hộ lý tuần phủ… Công lao lớn nhất cả cuộc đời ông là trị sửa Hoàng Hà. Vào những năm Đạo Quang đời Thanh, sông Hoàng Hà đoạn chảy qua địa phận Hà Nam thường gây lũ lụt, khiến triều đình chú ý.

Năm Đạo Quang thứ 15 (1835), triều đình bổ nhiệm Lật Dục Mỹ làm Tổng đốc đường sông Hà Nam Sơn Đông, chủ trì sự việc sông hồ hai tỉnh. Trong thời gian nhậm chức, ông đã khảo sát thực địa sông Hoàng Hà, tổng kết các nguyên nhân gây lũ lụt, cho rằng, lụt lội là do các các con kênh bị đọng nước và đê điều bị hư hại gây ra. Sau khi nghiên cứu chi tiết, ông đề xuất biện pháp “dùng gạch xây đê”.

Thanh Sử Cảo có ghi chép, khen ngợi Lật Dục Mỹ “công cao đứng đầu các quan phụ trách sông hồ đương thời, không chỉ sáng tạo ra phương pháp dùng gạch xây, rất đáng được ghi chép lại”.

Lật Dục Mỹ làm Tổng đốc sông hồ chỉ 5 năm nhưng thành tích trị thủy nổi bật, trong lòng có bản kế hoạch trị thủy, đối với tình hình các đoạn sông cong thẳng, cao thấp, rộng hẹp, nông sâu, nước chảy xiết hay chảy chậm, ông đều rõ như lòng bàn tay. Khi có gió mưa, ông lập tức đến nơi nguy hiểm, khi bị lụt lội, ông đích thân đến chỉ huy, được người dân kính yêu.

Sau này do mệt nhọc tích lâu thành bệnh, ông chết khi đang tại nhiệm. Khi linh cữu của ông được đưa từ Hà Nam về Sơn Tây, dọc đường người dân tuôn lệ tiễn đưa, ngàn dặm không dứt. Rất nhiều quan lại nghe tin cũng nhỏ lệ. Sau khi ông qua đời, ông càng được tôn vinh hơn nữa. Hoàng đế Đạo Quang đánh giá: “Lật Dục Mỹ làm việc thực tâm, nhiều năm đã tiết kiệm cho triều đình hàng chục vạn lạng vàng, ngày nay bệnh tật qua đời, thực sự đáng tiếc thay”.

Hoàng đế truy phong ông làm Thái tử Thái bảo, ban thụy hiệu “Cung Cần”, đồng thời còn làm văn tế và bia văn ban cho an táng.

Để kỷ niệm ông, trong dân gian đã xây từ đường cho ông, thờ ông là “Hà Thần” (Thần Sông), xưng là “Lật Đại Vương”. Ngày nay, các vùng Hà Nam, Sơn Đông, Giang Tô… đều có đền Lật Đại Vương. Lật Dục Mỹ cũng trở thành vị Thần Sông Hoàng Hà cuối cùng trong lịch sử.

tong doc thoi tre bi nan tu hinh vi hon the xa than tuong cuu minh chan tuong
Thược dược. (Dung Nãi Gia – Epoch Times)

Tuổi trẻ của Lật Dục Mỹ

Trong “Đối sơn dư mặc” của Mao Tường Lân đời Thanh có một thiên viết viết về thời trẻ của Lật Dục Mỹ như sau:

Khi Lật Dục Mỹ làm Tổng đốc đường sông Hà Nam và Sơn Đông, bình thường khi ông ở nhà hay đi ra ngoài, đều nhất định đem theo một thẻ gỗ nhỏ và một bộ y phục màu nâu đỏ. Trên tấm thẻ gỗ không có tên, chỉ có 3 chữ “Ân thái thái”. Việc này có nguyên nhân như thế nào?

Thì ra thời tuổi trẻ, Lật Dục Mỹ cô độc nghèo khổ, có một ông giàu có khi tuyển chọn con rể đã nhắm đến Dục Mỹ và đưa cậu về nhà, cho cậu học cùng với con trai ông. Hai người cùng học cùng ở với nhau, rất hòa hợp. Đợi mấy năm sau, Lật Dục Mỹ sẽ kết hôn với con gái phú ông.

Thế nhưng một buổi tối, con trai của phú ông bị sát hại ngay trên giường, khi Lật Dục Mỹ tỉnh dậy thì kinh hoàng, liền hô hoán mọi người đến xem. Nhưng thấy khóa các cửa trong phòng vẫn còn nguyên vẹn, không thấy dấu hiệu nào cho thấy người bên ngoài đột nhập vào. Khi đó trong phòng chỉ có 2 người, mọi người liền nghi ngờ là do Lật Dục Mỹ làm. Lật Dục Mỹ cũng không cách nào giải thích được.

Do mất con trai, phú ông vô cùng đau khổ, bèn cáo giác lên quan phủ. Quan phủ cũng không tra xét ra chân tướng, không phát hiện ra nghi phạm nào khác, đành phán Dục Mỹ tử hình. Ngày thi hành án tử hình cũng đã được định ra rồi.

Con gái của phú ông vốn có sắc đẹp và tài hoa, trong thôn có một người giàu có họ Vương đề xuất với phú ông để anh ta xin được cầu hôn với tiểu thư. Phú ông cảm thấy là đã hứa hôn với Lật Dục Mỹ rồi, nên đã không nhận lời họ Vương. Sau khi Lật Dục Mỹ bị tuyên án tử hình, họ Vương lại lần nữa cầu hôn, khi đó phú ông mới đồng ý gả con gái cho anh ta.

Sau khi kết hôn, họ Vương rất đắc ý. Một buổi tối, anh ta nói với vợ rằng: “Em trai nàng chết thật đáng tiếc, nhà nàng trước đây cự tuyệt lời cầu hôn của ta, trong tâm ta tức giận bất bình, bèn dùng nhiều tiền chiêu mộ kiếm khách. Vốn là muốn giết chết Lật Dục Mỹ, ai ngờ giết nhầm em trai nàng. Giờ đây, may mà Lật Dục Mỹ sẽ phải tử hình, và ta đã có được nàng rồi, hiện nay ta đã mãn nguyện rồi. Đáng tiếc là em trai nàng không có cách gì sống lại được”.

Cô gái nghe xong mặt tỉnh bơ, dáng vẻ như không hề xảy ra chuyện gì.

Hôm sau, cô khéo léo nói là có việc phải trở về nhà mẹ đẻ. Vừa ra khỏi cổng, cô lập tức đi thẳng đến nha môn huyện, và kể lại toàn bộ những lời họ Vương đã nói với cô, đồng thời nói rằng cô kêu oan cho Lật Dục Mỹ. Quan huyện lập tức bắt họ Vương đem về huyện thẩm vấn. Bởi vì lời khai xác thực có chứng cứ, họ Vương không thể nào che giấu được. Thế là quan phủ phóng thích Lật Dục Mỹ ra khỏi nhà ngục.

Trên công đường, cô gái trông thấy Lật Dục Mỹ thì khóc và nói với anh rằng: “Sở dĩ thiếp nhẫn tâm làm như thế này là vì oan tình của chàng, không phải thiếp thì không ai có thể rửa oan được. Hôm nay chân tướng đã rõ ràng rồi, nhưng thân thiếp đã thuộc về người khác rồi, không thể hầu chàng được nữa. Hiện nay thiếp là vợ của họ Vương. Do thiếp tố cáo mà họ Vương sẽ bị tử hình, đây chính là tội sát phu. Thiếp làm gì còn mặt mũi nào mà sống tiếp nữa? Chỉ có cái chết mà thôi”.

Nói rồi, trước mặt Lật Dục Mỹ, cô gái lấy dao đâm cổ tự tử.

Sự kiện này gây chấn động vô cùng lớn đối với Lật Dục Mỹ, Lật Dục Mỹ cảm kích nghĩa khí của cô, thế là lập chí khổ hạnh, nỗ lực học tập, cuối cùng làm quan hiển đạt. Do cô gái này xả thân để rửa oan cho ông, do đó cả đời ông bỏ trống vị trí chính thê. Cũng vì ông và cô gái này chưa chính thức thành hôn, hai người đã tử biệt rồi, do đó ông cũng không thể dùng danh nghĩa thê tử để tưởng niệm nàng, bèn dùng 3 chữ “Ân thái thái” đề làm thẻ gỗ để thờ phụng cô. Ông luôn đem theo bộ y phục màu nâu đỏ chính là bộ đồ tù nhân tử tù năm xưa ông mặc trong nhà ngục, để ghi nhớ sự việc và ân nhân cứu mạng năm xưa.

(Nguồn tư liệu “Đối sơn dư mặc”)

Thái Nguyên – Epoch Times
Thanh Hà biên dịch

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x