Thất Tiên nữ hạ phàm sao còn có thể quay trở về trời?

tien nu ha pham sao co the tro ve minh chan tuong
Tiên nữ theo lệnh hạ phàm, trợ giúp Đổng Vĩnh trả nợ, khi duyên phận hết, liền quay về trời. (Ảnh: Tài sản công)

Tại sao một Tiên nữ lại yêu một người nông dân bình thường? Tiên nữ hạ phàm còn có thể quay trở về Trời không?

Đổng Vĩnh bán thân chôn cất cha

Đổng Vĩnh là người huyện Thiên Thừa, Thanh Châu (thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay) sống vào thời nhà Hán, thuở nhỏ đã mồ côi mẹ, hai cha con sống nương tựa vào nhau. Anh làm thuê làm mướn để kiếm sống. Khi công việc đồng áng bận rộn, anh đặt người cha già gầy yếu bệnh tật của mình vào một chiếc xe đẩy nhỏ, bên trong bỏ một chai nước và hộp cơm, sau đó đẩy xe đến dựng dưới tán cây bên ruộng, như vậy anh vừa có thể cày cấy, vừa có thể chăm lo cho cha.

Khi cha qua đời, Đổng Vĩnh không có tiền chôn cất, do đó đành bán thân để lấy tiền mai táng cha. Người chủ đã mua Đổng Vĩnh nhận thấy anh là một người thật thà chất phác, lại trọng hiếu nghĩa, nên đã cho anh một vạn đồng (một nghìn quan tiền), “Tiền này ta tặng anh, xem như tiền để ta chôn cất phụ thân của anh. Anh mau đi lo liệu mọi việc đi”.

Đổng Vĩnh sau 3 năm thủ hiếu cho cha thì đi tìm chủ nhân, anh muốn làm việc để trả món tiền một vạn đồng kia.

Trên đầu ba thước có Thần linh, tất cả những điều này đều được Thượng thiên ghi chép lại.

dong vinh ban than chon cat cha minh chan tuong
Đổng Vĩnh là người huyện Thiên Thừa, Thanh Châu (thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay) sống vào thời nhà Hán, nổi tiếng với sự tu dưỡng hiếu hạnh, thiện lương… (Ảnh: Tài sản công)

Tiên nữ hạ phàm, kết nhân duyên triển Thần tích

Đổng Vĩnh trên đường đi đến nhà chủ nhân thì đột nhiên gặp một cô gái hiền thục xinh đẹp, cô gái nhất quyết muốn thành thân với Đổng Vĩnh. Đổng Vĩnh nói: “Tôi là một kẻ nghèo xơ xác, lại sắp làm tôi tớ cho người ta, nàng lấy tôi chẳng phải thiệt thòi lắm sao?”. Cô gái đáp: “Tôi nguyện ý lấy chàng, sẽ không vì chàng nghèo khó mà cảm thấy xấu hổ”. Đổng Vĩnh khéo léo từ chối nhưng không thành, đành đồng ý cưới cô gái làm vợ.

Vào thời Trung Quốc cổ đại, hôn nhân phải được cưới hỏi đàng hoàng, nếu không thông qua người mai mối thì không hợp với lễ tiết. Do đó, cô gái bèn nhờ cây cổ thụ bên đường làm mai. Đổng Vĩnh nói: “Cây không biết nói làm sao có thể mở miệng được?”. Cô gái đáp: “Đại thụ không nói được thì mỗi người mỗi ngã, đại thụ nếu nói được, thì nhân duyên thành tựu” , nói rồi hai người cùng lễ bái. Cây cổ thụ vì cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Đổng Vĩnh, nên đã thật sự mở miệng nói. Nhưng không ngờ vì quá xúc động nên đã nói sai một chữ, thay vì nói “trăm năm hòa hợp” lại nói thành “trăm ngày hòa hợp”. Do đó, đoạn nhân duyên giữa Đổng Vĩnh và cô gái chỉ kéo dài vỏn vẹn có một trăm ngày.

Sau đó, Đổng Vĩnh đưa vợ cùng đến nhà của chủ nhân. Chủ nhân vừa trông thấy thì sững sờ ngạc nhiên: “Ta bội phục anh là một đại hiếu tử nên mới tặng tiền cho anh, hôm nay sao hai người lại đến đây?”. Đổng Vĩnh thiên ân vạn tạ mà đáp rằng: “Nhờ có ân huệ của người mà phụ thân của tôi đã được chôn cất xong, tôi tuy nghèo nhưng cũng hiểu đạo lý ân trả nghĩa đền, hãy để phu thê chúng tôi được hầu hạ ngài”.

Người chủ hỏi, vậy vợ anh biết làm gì? Cô gái đáp rằng biết dệt vải. Người chủ nói: “Nếu vợ của anh có thể dệt cho ta một ngàn xấp lụa mịn thì có thể trừ vào số tiền mà ta đã cho anh, rồi hai người có thể ra về”. Sau đó, người chủ sắp xếp cho hai người hai căn phòng, một phòng dùng để ở, một phòng dùng để dệt vải.

Cô gái ban ngày không làm việc, tối đến khi mọi người đã nghỉ ngơi thì cô mới bắt đầu dệt vải. Nhìn cô phi thoi dệt vải, sợi dọc sợi ngang xen kẽ nhau, trong nháy mắt đã dệt thành tấm lụa thượng hạng với hoa văn và hình ảnh vô cùng đẹp mắt, chỉ trong vòng mười ngày đã hoàn thành xong một nghìn tấm vải lụa một cách thần tốc, sáng rực rỡ đẹp vô cùng. Cả người chủ và Đổng Vĩnh đều rất kinh ngạc. Sau đó, Đổng Vĩnh và vợ cùng nhau trở về nhà.

tien nu ha pham hien than tich minh chan tuong
Cô gái phi thoi dệt vải, sợi dọc sợi ngang xen kẽ nhau, trong nháy mắt đã dệt thành tấm lụa thượng hạng. (Ảnh: Tài sản công)

Tiên nữ không động lòng phàm, giữa thanh niên bạch nhật cưỡi mây bay về trời

Trên đường trở về nhà, cô gái đem đầu đuôi sự việc nói với Đổng Vĩnh: “Thiếp vốn là Chức nữ trên trời, xuống đây kết duyên cùng chàng. Là bởi vì chàng thật thà chất phác, lại hiếu nghĩa, nên đã cảm động đến Thiên đình, Thiên đình mới sai thiếp hạ phàm giúp chàng trả nợ. Nay thiếp đã hoàn thành xong sứ mệnh của mình, không thể tiếp tục lưu lại nhân gian nữa, giờ đây thiếp phải quay trở về, chàng sau này hãy chăm sóc tốt cho bản thân”. Lời chưa dứt thì mây mù nổi lên khắp nơi, Đổng Vĩnh tận mắt chứng kiến vợ mình bay lên trời, quả thật tựa như Tiên nữ vậy.

Đổng Vĩnh hiếu thuận lại có đức, khiến trời đất cảm động, nên mới được quả báo được Thần giúp đỡ.

Tiên nữ theo lệnh hạ phàm, trợ giúp Đổng Vĩnh trả nợ, để không vi phạm lẽ thường ở nhân gian, đêm đến âm thầm triển hiện thần thông. Tuy nhiên, duyên phận đã cạn, hôn nhân cũng kết thúc. Tiên nữ không động lòng phàm, cưỡi mây về trời, câu chuyện này đã trở thành giai thoại thiên cổ về việc người và Thần cùng chung sống.

Trong truyền thuyết dân gian sau này, người đời sau đã thêm vào rất nhiều các nhân tố tình cảm của con người, Đổng Vĩnh hiếu nghĩa cảm động trời đất dần dần được thay đổi thành Đổng Vĩnh và Tiên nữ tự ý hẹn ước, còn Chức nữ cũng đổi thành con gái của Ngọc Đế là Thất Tiên nữ, điều này khác biệt quá xa với nội hàm xem trọng đạo đức của truyền thống Trung Quốc.

Tài liệu lịch sử tham khảo:

Sưu thần ký của Can Bảo thời Đông Tấn
Hiếu tử truyện – Thái bình ngự lãm của Lưu Hướng thời Tây Hán
Linh chi thiên của Tào Thực thời Tam Quốc
Đổng Vĩnh ngộ Tiên kí trong Thanh bình san đường thoại bổn
“Đổng Vĩnh”, truyện thứ 12 trong Hiếu tử truyện, Đôn Hoàng biến văn tập quyển 8

Tông Gia Tú thực hiện
Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x