Sai lầm trong quan niệm “Nam nữ đều như nhau” gây ra tai họa cho gia đình và xã hội

Sai lầm trong quan niệm nam nữ đều như nhau gây tai họa cho xã hội

Xã hội hiện đại có những người cổ xuý rằng “nam nữ là như nhau, phụ nữ là một nửa bầu trời.” Điều này có nghĩa là nam nữ bây giờ đều như nhau, phụ nữ ngày nay không giống như phụ nữ trước đây nữa. Tuy nhiên, quan niệm về người nam và người nữ trong lịch sử của người phương Đông là như thế nào?

Nam tả nữ hữu đến từ triết lý âm dương

am duong 1

“Thái Cực đã phân, Lưỡng Nghi lập vậy. Dương ở trên giao hội với Âm, Âm ở dưới giao hội với Dương, mà sinh ra tứ tượng, Cương kết hợp với Nhu, Nhu kêt hợp với Cương mà sinh ra địa chi tứ tượng, mà tạo ra Bát Quái.” 
Theo cách nói đơn giản của hậu nhân chính là, Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Mà phương vị của Bát Quái này là cố định, “Càn khôn định vị trí trên dưới, Ly Khảm ở cửa trái phải. Trời đất biến hóa đổi thay, mặt trời mặt trăng mọc lặn.” 
Mặt trời thuộc dương, Mặt trăng thuộc âm, Mặt trời ở Đông, Mặt trăng ở Tây. Mặt trời từ phía đông mà mọc lên, đi đến cửa Ly ở bên trái, lặn xuống ở phía tây, lặn ở cửa Khảm ở phía bên phải, mà cửa đi và quỹ đạo vận hành của Mặt trăng lại tương phản lại, một âm một dương, một trái một phải. Cho nên, trái là dương, phải là âm, không chỉ là một loại văn hoá, mà là đến từ quy luật vận hành của vũ trụ thiên địa.
Từ hình thức kiến trúc cổ đại phương Đông, cũng có thể thể nghiệm ra ngoài dương trong âm, âm dương hòa hợp; dương trái âm phải, tả hữu đối xứng. Bố cục của cung điện là tiền triều hậu tẩm, cung điện nơi Hoàng đế phải tọa bắc triều nam (dựa lưng hướng Bắc, ngoảnh nhìn hướng Nam), cung điện ở bên trái mặt hướng Đông là nơi ở của thái tử, cung điện ở bên phải mặt hướng Tây là nơi ở của phi tần. Bố cục nhà ở của người dân là tiền sảnh hậu tẩm (phòng khách trước phòng ngủ sau), nam quản việc ngoài nhà, nữ quản việc trong nhà, ngay cả tượng sư tử đặt bên ngoài nhà ở, cũng là sư tử đực ở bên trái chơi tú cầu, còn sư tử cái ở bên phải.

Văn hóa chính thống nam nữ khác biệt

Nam là dương, nữ là âm, nam chủ ngoại, nữ chủ nội, cương nhu kết hợp, hài hoà cộng sinh. “Nam 男, là trượng phu. Gồm chữ Điền 田 và chữ Lực 力. Nghĩa là nam nhân dùng sức lực ngoài đồng ruộng (Thuyết văn giải tự) 
Nam nhân chính là trượng phu, nam nhân chính là lực lượng lao động kiếm sống. Cổ nhân cho rằng “nam chủ ngoại”, ngoài việc làm ruộng, còn đánh trận, làm quan, làm kinh doanh,vv… đều là việc của đàn ông.

 “Nữ 女, là phụ nhân, chữ tượng hình vẽ hình người phụ nữ ngồi chắp tay”. 
Theo “Thuyết văn giải tự”, nghĩa gốc của chữ Phụ 婦 chính là một người Nữ 女 tay cầm cây chổi 帚 để quét.
Cổ nhân cho rằng “nữ chủ nội” và không bắt buộc phụ nữ phải tham gia vào công việc xã hội như đánh giặc, cày bừa… Nhưng người phụ nữ phải làm một số công việc nhà trong khả năng của mình, đó là thiên chức của một người làm vợ (“Làm việc giúp đỡ cũng là chức trách của người vợ”). 
Người phụ nữ phải sinh nở và nuôi dưỡng con cái, giáo dục con cái, giống như mục đồng chăn trâu chăn cừu vậy (“Mẫu, là chăm sóc”). Nhưng người vợ phải phụ thuộc vào chồng và tuân theo chồng (“phụ nữ, là biết phục tùng”)

Văn hóa biến dị làm bại hoại nhân luân

bình đẳng giới

Văn hóa biến dị tuyên truyền rằng “nam nữ đều như nhau, phụ nữ là một nửa bầu trời.” Làm sao âm và dương có thể giống nhau được? Nếu cưỡng bức như nhau thì chỉ dẫn đến âm thịnh dương suy hoặc âm dương mất cân bằng. Đây cũng là thực trạng của xã hội hiện tại sau khi bị nhồi nhét thứ văn hóa biến dị này. 
Đàn ông cũng như phụ nữ, không cương cường, hèn yếu, lúc nhỏ thì bị cô giáo dạy thành “bé ngoan”, kết hôn rồi lại bị vợ quản nghiêm ngặt. Rất nhiều người đàn ông cũng đã trở thành đối tượng bị bạo lực gia đình. Diễn viên điện ảnh thì nam diễn viên đẹp trai vẻ đẹp nữ tính yếu đuối cũng trở thành những vai diễn chính.
Người nữ không còn nhu mềm mà trở nên cứng cỏi, ngoài việc học tập và công tác ra, lại phải làm “vợ hiền”, còn phải đấu tranh nội tâm xem mình có muốn trở thành một người mẹ tốt hay không. Sự ôn nhu, dịu dàng và duyên dáng của phụ nữ đã bị cưỡng bức từ bỏ. Trong quá trình nam tính hóa, họ đã mất đi những đặc tính dịu dàng của của người nữ. Ngay cả khi bề ngoài họ vẫn giống phụ nữ thì nội tâm và suy nghĩ của họ hoàn toàn là nam tính, điều này cũng là sự bất công rất lớn đối người nữ.
“Nam nữ đều như nhau, đàn bà là một nửa bầu trời”, có thể là câu khẩu hiệu nghe có vẻ có đạo lý, nhưng từ hiện tượng xã hội hỗn loạn như hiện nay cũng đủ chứng minh rằng chẳng ai thực sự muốn đồng tình với câu này. Cha mẹ thì mong con gái mình lấy được người chồng giàu có mà hưởng phúc, còn con trai thì lấy được con gái nhà giàu để đỡ phải mất 20 năm phấn đấu. Người phụ nữ về làm dâu trong gia đình không những phải đi làm, mà còn phải nhanh chóng sinh con, đến kỳ phải nộp tiền lương cho mẹ chồng, một xu cũng không được đưa cho bố mẹ đẻ.

Nền văn minh truyền thống tiết lộ căn nguyên của sự hỗn loạn

Nếu một hiện tượng xã hội như vậy xảy ra, cổ nhân sẽ nhìn nhận như thế nào? “Chồng làm việc của chồng, vợ làm việc của vợ, quân tử làm việc của quân tử, tiểu nhân làm việc của tiểu nhân. Đó là lẽ phải. Chồng làm việc của vợ, vợ làm việc của chồng, quân tử làm việc của tiểu nhân, tiểu nhân làm việc của quân tử, là sai trái.” 

Có nghĩa là đàn ông ra đàn ông, đàn bà ra đàn bà, mỗi người làm việc theo bổn phận của mình, nam nữ là khác nhau.

Vài lời ngắn gọn của cổ nhân nhưng đã nói ra được bản chất của văn hóa biến dị hiện đại. Trong văn hóa truyền thống thì quan niệm “nam nữ đều như nhau” chưa bao giờ là đúng cả. 
Những người cổ xúy văn hóa biến dị “nam nữ đều như nhau”, thực tế là làm loạn nhân luân, chống lại quy luật của thiên địa. Bởi vậy, dù nam hay nữ, mỗi người đều muốn trở về chính đạo, sống cuộc sống bình thường, chủ động từ bỏ thứ văn hóa biến dị độc hại hiện nay.

Theo Secretchina
Lam Sơn biên dịch
Nguồn: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
Tiến nguyễn
Tiến nguyễn
2 years ago

Rất hay ạ !
Mong muốn ban biên tập sẽ xuất bản 1 loạt bài về các nghi lễ truyền thống của cổ nhân. Như lễ tết, cưới hỏi…

1
0
Bình luậnx
()
x