Nguồn gốc câu chúc ‘Thọ tỷ Nam Sơn’ và ‘Phúc như Đông Hải’

Nguồn gốc câu chúc ‘Thọ tỷ Nam Sơn’ và ‘Phúc như Đông Hải’
Nguồn gốc câu chúc ‘Thọ tỷ Nam Sơn’ và ‘Phúc như Đông Hải’. (Chụp video)

Nam Sơn ở đâu? Đông Hải ở chỗ nào? Sao lại nói thọ ngang với Nam Sơn, phúc dày như Đông Hải? Nguồn gốc hai câu chúc này trong hai câu chuyện như sau.

Thọ tỷ Nam Sơn

Nam Sơn chính là Vân Môn Sơn (núi Vân Môn) nằm trong vùng Thanh Châu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Nơi đây phong cảnh u nhã tịch mịch. Bởi vì nó tọa lạc tại phía nam của thành nên được gọi là Nam Sơn.

Điểm đặc biệt của Nam Sơn là trên núi có một chữ Thọ rất lớn, là chữ thọ trong cụm từ ‘trường thọ’. Chữ Thọ này cao 7,5 mét, rộng 3,7 mét, thế bút to lớn mạnh mẽ, tráng lệ dị thường. Vậy chữ Thọ to lớn này sao lại xuất hiện ở đây?

Vào năm Hoằng Trị thứ 12, tức năm 1499, người con trai thứ của Hoàng đế Minh Hiến Tông tổ chức lễ mừng sinh nhật và cáo thị đại chúng rằng, người nào dâng quà mừng quý giá nhất thì sẽ được mời ngồi lên vị trí ghế đầu.

Nhân dịp này, các văn võ bá quan, cường hào quý tộc ở Thanh Châu vì muốn lấy lòng Hoành Vương mà dâng dê dâng lợn, kèm theo lễ hậu. Họ ùn ùn kéo tới, khiến cả một vùng trở nên náo nhiệt. Sau khi dâng lễ xong, trong lòng bá quan đều đang suy đoán xem ai sẽ được ngồi vào chiếc ghế kia.

Đến chính ngọ (12 giờ trưa), có một người từ ngoài cửa lớn bước vào, quần áo rách rưới, thân hình thấp bé, dung mạo xấu xí, hơn nữa còn đi tay không. Người này coi như chẳng thấy ai mà bước tới ngồi thẳng vào vị trí ghế đầu.

Các quan viên trông thấy thì trong lòng cực kỳ không phục, họ rướn mày, hếch mắt, lên giọng hỏi: “Kẻ kia là người nơi nào? Cống tặng lễ gì?”.

Người dung mạo xấu xí kia chẳng lo lắng gì, thong thả điềm tĩnh đứng dậy nói với mọi người rằng: “Lễ phẩm của kẻ hèn mọn này là trân quý nhất, mời các vị đi theo tôi”.

Đi tới bên ngoài cửa Ngọ Triêu, người này vung tay chỉ về phía Nam Sơn và nói: “Nguyện chúc cho Hoành Vương thọ tỷ Nam Sơn, phúc như Đông Hải”.

Mọi người ngẩng đầu lên nhìn thì thấy trên vách núi thẳng đứng của Vân Môn Sơn có một chữ Thọ lớn vô cùng, lấp lánh ánh quang, ánh sáng ấy chiếu rọi thẳng vào Hoành Vương. Những người tại hiện trường ngẩn người nhìn không nói nên lời.

Một lúc sau, Hoành Vương nhìn kỹ chữ kia thì phát hiện bộ thốn (寸) nằm ở phần bên dưới chữ Thọ (壽) thiếu mất dấu chấm. Hoành Vương vội hỏi nguyên nhân.

Vị kia cười nói: “Các vị quan chỉ nhìn mặt mà bắt hình dong, không thể phân biệt người có đức hạnh tài năng, nên dấu chấm đó cũng theo đó mà mất”.

Hoành Vương nghe xong vội chỉnh lại y phục tiến lên trước, cúi đầu bái vị kia nhận lỗi: “Ta đã biết sai, xin hỏi tiên sinh có cách nào sửa lại không?”.

Người kia đáp: “Nói hay lắm, ta tự có cách”. Thế rồi ông yêu cầu văn võ bá quan cùng vẩy nước mài mực. Có những vị trong lòng không vui, không muốn làm, nhưng cũng không ai không dám tuân theo, vị nào vị nấy mệt tới mức đổ mồ hôi hột, sức cùng lực kiệt.

Sau một ngày một đêm, ông yêu cầu mang đến hai xấp tơ lụa, cuộn thành hình tròn, chấm vào khay mực, rồi thuận tay vẩy về phía nam. Viên mực bay vút qua bầu trời thẳng tới chữ Thọ trên núi, vừa hay điền vào vị trí còn thiếu dấu chấm kia. Tất cả mọi người đều vỗ tay tán dương.

ntdvn chu van an va 2 hoc tro lam mua
Viên mực bay vút qua bầu trời thẳng tới chữ Thọ trên núi. (Tranh Bình Minh – NTDVN)

Sau khi dấu chấm kia được bổ sung, từ chữ Thọ tỏa ra một luồng ánh sáng vàng kim mạnh mẽ, sáng chói tới mức mọi người không thể mở mắt. Cảnh tượng thần kỳ này khiến mọi người kinh ngạc tán thán không thôi.

Hóa ra, vị mặc đồ rách rưới kia chính là một nhà đại thư pháp, thi nhân và Đạo sĩ của triều Minh, tên ông là Tuyết Soa. Một màn thể hiện này của ông khiến văn võ bá quan vô cùng ngưỡng mộ.

Sau khi cơm no rượu say, Hoành Vương dẫn đầu đoàn người rầm rộ tiến lên Vân Môn Sơn. Trên đường đi ông còn âm thầm tính toán xem Đạo sĩ Tuyết Soa đã dùng bao nhiêu vàng mới đúc nên chữ Thọ này.

Nhưng khi tới nơi, Hoành Vương mới phát hiện rằng mình đã bị lừa. Hóa ra chữ Thọ này được làm từ bùn đỏ, sau khi được trát lên vách núi, bên ngoài lại được phủ một lớp rơm. Vậy nên khi ánh mặt trời chiếu vào, nó phản quang ra sắc vàng.

Hoành Vương vừa phẫn nộ nhưng cũng vừa luyến tiếc chữ Thọ này. Ông liền tìm những thợ đá giỏi nhất Thanh Châu tới khắc chữ Thọ này thẳng lên vách đá.

Tới nay, chữ Thọ kia vẫn còn ở nơi đó nhưng ánh vàng kim của nó đã vĩnh viễn tan biến. Đây cũng là truyền thuyết về câu chúc “Thọ tỷ Nam Sơn”.

Phúc như Đông Hải

Rất lâu về trước, có một năm mà liên tiếp 3 tháng liền trời không đổ mưa, khắp nơi xảy ra nạn hạn hán, mùa màng không có gì để thu hoạch.

Khi ấy, huyện Nhai thuộc quận Chu Nhai (nay là thành phố Tam Á ở đảo Hải Nam, Trung Quốc) cũng không ngoại lệ, người dân vô cùng đói khát. Hàng ngày họ quỳ trên đường để cầu xin ông Trời ban mưa.

Trong huyện Nhai có một thôn trang tên là Lộc Hối Đầu. Trong thôn có một chàng trai trẻ dũng cảm và cần cù lao động tên là A Phú. Ngày ngày anh đều ra biển bắt cá cho bà con.

Có một điều lạ là, năm đó vùng biển nào cũng không bắt được cá, nhưng riêng Đông Hải lại bắt được cá và tôm. Một hôm, A Phú bắt được một con cá rất to ở Đông Hải, anh mang về thôn và cắt thành từng khúc từng khúc rồi chia cho bà con, chỉ giữ lại cho bản thân một chút đầu cá.

Khi A Phúc chuẩn bị đun nước luộc đầu cá thì một bà lão ăn xin bước tới. Đầu bà tóc bạc phơ, quần áo rách rưới. A Phúc chia một ít đầu cá cho bà. Bà lão ăn xong thì ngay lập tức thần sắc khởi lên, bà quỳ xuống khấu đầu cảm tạ sự giúp đỡ của A Phúc. A Phúc vội tiến tới đỡ bà dậy thì phát hiện ra đây không phải là một bà lão già nua, mà là một cô gái xinh đẹp hơn cả Tiên nữ.

Cô gái gật đầu nói với anh: “Tên tôi là A Mỹ, là con gái thứ ba của Đông Hải Long Vương. Hiện nay nhân gian đang gặp nạn hạn hán, tôi đến để nói với mọi người rằng, những người thiện lương chỉ cần đến Đông Hải uống ba ngụm nước biển, khi trở về sẽ tìm được nguồn nước, trồng trọt được mùa, làm ăn phát tài. Tóm lại là muốn gì được nấy”.

Thế rồi, A Phú dẫn dân làng đến Đông Hải, mỗi người tự dùng tay hứng 3 ngụm nước biển rồi uống. Khi trở về thôn, họ phát hiện dưới đất lộ ra một vũng nước ngọt trong suốt, nước vừa thơm vừa ngọt. Lúc sau, vũng nước này biến thành một con sông, nước chảy xối xả về phía trước. Cứ vậy, bà con đã được cứu. A Phú và A Mỹ cũng thành thân.

Về sau thôn dân Lộc Hồi Đầu hễ gặp phải việc gì thì đều tới Đông Hải uống ba ngụm nước biển để được như ước vọng. Những người dân thiện lương ở Lộc Hồi Đầu cũng nói bí mật này cho những người ngoài thôn muốn tới Đông Hải và họ cũng đều được như ý nguyện.

Dân làng Lộc Hồi Đầu nói rằng phúc phận này là do Đông Hải ban cho, từ đó câu nói “Phúc như Đông Hải” được lưu truyền tới nay.

Tinggushidetianshi
Nam Phương biên dịch

Theo NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

1 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x