Hậu quả của việc nghiện Trò chơi điện tử đối với não của trẻ

Trò chơi điện tử
Trò chơi điện tử (Ảnh: Pixabay)

Trò chơi điện tử khiến con người ta có được niềm vui và sự thỏa mãn ngắn hạn, nhưng nó lại lấy đi thời gian và năng lượng quý giá nhất của con người.

Trong kỳ nghỉ vài ngày, tôi đưa con đến nhà một người bạn chơi. Trong khi mọi người cùng nhau chuẩn bị ngồi ăn tối, người bạn lớn tiếng gọi cậu con trai 9 tuổi vào ăn nhưng sau một hồi la hét không thấy có phản ứng gì.

Mãi đến khi bị bạn tôi vào phòng mắng vài câu, cậu bé mới miễn cưỡng vào bàn ăn, vừa ăn vừa nhìn chằm chằm màn hình TV, ăn được vài miếng liền bỏ đũa xuống, nằm trên ghế sô pha chơi điện thoại.

Người bạn ngượng nghịu cười, giải thích:

Bởi vì cậu con có tiến bộ trong kỳ thi nên dịp nghỉ này để thưởng cho nó, người bạn tôi đã đưa cho cậu con điện thoại để chơi vài ngày, không ngờ cậu bé chơi quá tập trung.

Tôi cẩn thận quan sát đứa trẻ:

Đôi mắt sưng húp, khuôn mặt phờ phạc, đôi mắt đờ đẫn, nhìn qua thấy lịch sinh hoạt của cậu bé vô cùng thất thường.

Tôi không thể không nghĩ đến câu nói: cách nhanh nhất để hủy hoại một đứa trẻ là khiến nó trầm mê với Trò chơi điện tử

1. Những đứa trẻ nghiện Trò chơi điện tử, não bị tổn hại nghiêm trọng.

Trò chơi điện tử,
Ảnh: Pixabay

Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy trẻ em xem màn hình điện tử hơn 2 giờ mỗi ngày đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra về tư duy và ngôn ngữ.

Việc trẻ sử dụng màn hình điện tử hơn 7 giờ mỗi ngày sẽ khiến vỏ não xảy ra hiện tượng mỏng đi đáng kể.

Điều này đồng nghĩa với việc những đứa trẻ thường xuyên nghịch điện thoại sẽ giảm độ nhạy của các giác quan, trở nên uể oải, mất tập trung.

Ngay sau đợt dịch năm ngoái qua đi, trong tuần thứ hai đi học trở lại, cậu bé 13 tuổi tên Điền Điền bất ngờ nhìn thấy hình ảnh bóng chồng.

Có lần khi đang ăn, thậm chí thân thể bên phải của Điền Điền gặp khó khăn trong cử động, ngay cả đũa cũng không thể cầm chắc.

Cha mẹ nhanh chóng đưa cậu đến bệnh viện, mới biết hóa ra cậu bị tỷ lệ nhồi máu não cao.

Nguyên nhân là do trẻ thường không rời điện thoại di động trên tay, hôm trước chơi Trò chơi điện tử cả  đêm.

Cứ sau mỗi kỳ nghỉ lễ, bệnh viện lại tiếp nhận nhiều trẻ bị đột quỵ, nhồi máu não, động kinh… Nguyên nhân là do các cháu quá phóng túng, nghiện các thú vui không lành mạnh trong dịp lễ.

Trò chơi điện tử khiến con người ta có được niềm vui và sự thỏa mãn ngắn hạn, nhưng nó lại lấy đi thời gian và năng lượng quý giá nhất của con người.

2. Trò chơi điện tử đang giết chết tâm cầu tiến của trẻ

Tôi đã từng rất ấn tượng với một bộ truyện tranh:

Một đứa trẻ đang đọc sách với chiếc điện thoại di động bên cạnh, đứa trẻ liếc nhìn chiếc điện thoại rồi đặt nó lại;

Sau một lúc, trẻ lại liếc chiếc điện thoại một lần nữa và sau đó đặt nó trở lại;

Lần thứ ba, đứa trẻ cầm điện thoại di động lên, không đặt nó lại, và hoàn toàn bỏ cuốn sách sang một bên…

Đúng vậy, Trò chơi điện tử chính là ăn mòn năng lực tập trung của trẻ từng chút một, làm sụp đổ ý chí của chúng, và thậm chí khiến chúng không tập trung vào việc học tập.

Tôi từng đọc một tin khiến người ta nghẹn ngào.

Năm ngoái, sáu sinh viên chưa tốt nghiệp của Đại học Giao thông Tây Nam đã phải bỏ học vì quá ham mê trò chơi điện tử, khiến trượt quá nhiều môn học, cuối cùng bị đuổi học.

Những tin tức như vậy không còn là ngoại lệ.

Những đứa trẻ này thoát khỏi cuộc sống trung học gò bó và bước vào đại học với bầu không khí thoải mái, tự do, đối mặt với cám dỗ, chúng rất dễ lao vào.

Khi một đứa trẻ nghiện Trò chơi điện tử, nó sẽ mất đi nhận thức về mọi thứ xung quanh, nói gì tới việc học hành chăm chỉ và hướng tới tương lai.

3. Đừng để con phóng túng nhất thời khiến cả đời hối hận

Trò chơi điện tử,
Ảnh: Pixabay

Cách đây không lâu, “Báo cáo thống kê về tình trạng phát triển Internet của Trung Quốc” do Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc công bố cho thấy, tính đến tháng 12/2020, số lượng người dùng video ngắn ở Trung Quốc đạt 873 triệu người, phần lớn là người dùng trẻ tuổi.

Tôi luôn nghe các bậc cha mẹ xung quanh nói:

“Cứ để bọn trẻ chơi một lúc, lẽ nào xảy ra chuyện lớn?”

“Tôi tin con tôi có ý thức tự giác và sẽ không bị nghiện”.

Ít người biết được Điện thoại thông minh giống như thuốc độc bọc trong đường, trông có vẻ ngọt ngào nhưng thực chất lại hại người đau thấu xương từng chút một.

Một blogger trên mạng đã đăng về trải nghiệm của mình:

Thành tích ở trường tiểu học của cậu rất tốt, và về cơ bản cậu đứng trong top 10.

Kết quả là sau khi vào trung học cơ sở, cậu nghiện game online, mất kiểm soát, trốn học và đến quán cà phê Internet, điểm số của cậu tụt dốc không phanh.

Cha mẹ cậu làm ăn bên ngoài nhiều năm nên ít khi quan tâm đến cậu.

Cho đến học kỳ hai của trường trung học, giáo viên thường xuyên gọi điện cho bố mẹ cậu vì bị điểm kém, họ mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Mắng thì bố mẹ cũng đã mắng, phải bù đắp lỗ hổng trong học tập cũng bù đắp, nhưng bao nhiêu kiến thức và thời gian bị trôi đi làm sao có thể bù đắp được trong một lúc.

Kết quả là blogger này chỉ đạt 350 điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học và chỉ vào được một Học viện bình thường, sau khi tốt nghiệp, cậu liên tục gặp khó khăn trong việc tìm việc làm.

Blogger đã hối hận về điều này và kêu gọi:

Trò chơi điện tử hủy hoại tuổi trẻ của tôi, trò chơi rác, hủy hoại tiền đồ của tôi!”

Nhưng mọi thứ đã quá muộn.

Cuối bài viết, cậu nói:

“Mong các bậc phụ huynh hãy lên tiếng cảnh báo, đừng để con trẻ nghiện Internet nữa, hãy quan tâm hơn đến những người xung quanh”.

Đừng đánh giá quá cao sự tự chủ của trẻ em, và đừng đánh giá thấp sự xói mòn của Trò chơi điện tử đối với trẻ.

Thế giới mạng thiên biến vạn hóa, âm nhạc sôi động và cuộc sống hoa lệ hấp dẫn hơn rất nhiều so với những kiến ​​thức khô khan trong sách vở, sẽ dễ dàng kéo con em chúng ta rời xa việc học.

Nếu cha mẹ không ngăn chặn, can thiệp kịp thời, trẻ sẽ nghiện và từng bước chìm sâu vào đó.

Là cha mẹ, đừng vì sự phóng túng nhất thời của mình mà để con thua ngay ở vạch xuất phát, hủy hoại cả tương lai tươi sáng.

Tôi đã xem một bộ phim ngắn về giáo dục “Hãy lắng nghe, trẻ đang nói”, và trong đó có một cảnh rất ấn tượng.

Cô bé 10 tuổi ngồi trên ghế sofa với vẻ mặt cô đơn và không nói gì.

Trò chơi điện tử,

Xung quanh là âm thanh của các trò chơi di động ồn ào, có âm thanh của những câu thoại rượt đuổi kịch tính.

Hóa ra cha của cô gái đang chơi trò chơi điện tử, trong khi mẹ cô đang theo dõi chương trình TV.

Trong một môi trường “tạp nham” như vậy, làm sao mong trẻ có ý thức tự giác, kỷ luật, chăm chỉ học tập?

Thực tế, nhiều khi con cái nghiện các thú vui rác, lại vốn bắt nguồn từ gia đình, do cha mẹ.

Để trẻ tránh xa những trò chơi không lành mạnh, cha mẹ cần làm tốt 3 điều sau:

Điều 1: Lấy bản thân làm gương, và lập ra quy củ

Khi còn nhỏ, trẻ thiếu khả năng tự giác, vì vậy đừng mong đợi chúng tránh xa một cách có ý thức.

Mọi đứa trẻ tự kỷ luật đều cần bố mẹ “ép”.

Cách tốt nhất để trẻ tránh xa thú vui xấu là giải quyết vấn đề từ căn bản, đưa ra các quy tắc phù hợp cho trẻ theo các độ tuổi khác nhau.

Trước 6 tuổi, cha mẹ cố gắng không cho con chạm vào các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, và xóa các ứng dụng giải trí như trò chơi, video ngắn ngay cả khi đã sử dụng;

Trẻ từ 6-12 tuổi thì không nên ép quá mức, có thể thương lượng với con về thời lượng, tần suất chơi Trò chơi điện tử, nghiêm chỉnh thiết lập các quy tắc sử dụng, nếu vi phạm sẽ bị phạt;

Trẻ từ 12-18 tuổi là thời kỳ trẻ vị thành niên, nhìn chung đã có nhận thức về bản thân rất cao, cha mẹ nên quản lý và hướng dẫn trẻ phù hợp.

Đồng thời, các bậc cha mẹ cần lấy mình làm gương, không nên vừa cấm con cái nghịch điện thoại trong khi bản thân lại mê đắm trong đó.

Ngay cả bố mẹ còn không thể tránh xa hay đặt các sản phẩm điện tử sang một bên, làm thế nào con trẻ có thể không bị những thú vui xấu đầu độc?Ngay cả bố mẹ còn không thể tránh xa hay đặt các sản phẩm điện tử sang một bên, làm thế nào con trẻ có thể không bị những thú vui xấu đầu độc?

Điều 2: Làm bạn đồng hành với con thay thế cho thứ vui hư vô 

Giáo sư Lý Mai Cẩn đã kể một câu chuyện rằng:

“Một người cha phát hiện ra con trai mình mê game vào năm thứ hai cấp 3. Ông không một mực ngăn cản mà đưa con trai đăng ký học bóng bàn trong kỳ nghỉ hè.

Cuối tuần nào ông bố cũng đòi tranh tài với con. Chính vì vậy, để có thể thắng được bố, cậu con trai phải tập luyện chăm chỉ hơn và dần dần bỏ được chơi game”.

Trên thực tế, khi một đứa trẻ thiết lập mối liên kết mật thiết với những người và sự vật khác và cảm thấy vui vẻ, hứng thú trong thế giới hiện thực, chúng sẽ quên đi niềm vui ngắn ngủi như bong bóng trong thế giới ảo.

Vì vậy, cha mẹ có thể làm phong phú thêm cuộc sống của con mình, bồi dưỡng sở thích của con và khuyến khích con kết giao nhiều hơn trong cuộc sống.

Cuối tuần dẫn con đi chơi, leo núi, dạo công viên, trải nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên giúp trẻ được mở rộng tầm mắt.

Chỉ khi quan tâm đến trẻ, ở bên trẻ, lấp đầy cuộc sống của trẻ bằng tình yêu và sự dịu dàng, thì trẻ mới có thể thực sự hạnh phúc.

Điều 3: Tình yêu và sự bao dung luôn là liều thuốc tốt nhất

Nếu con cái chúng ta đã nghiện những thú vui không lành mạnh thì sao?

Một tiến sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc đã từng kể một chuyện với cha của anh.

Anh nghiện game từ nhỏ, nổi loạn và chán học, năm anh 14 tuổi là lúc anh nghiện Internet nhất, bố anh lặng lẽ đến quán cà phê Internet tìm anh, âm thầm đứng ở một góc theo dõi anh trong 10 phút, và sau đó rời đi mà không nói một lời nào.

Sáng hôm sau, anh nhìn thấy một bức thư mà cha anh đã để lại cho anh trên máy may, trong đó viết:

“Con ơi, hôm qua bố đi cafe Internet, thấy con chơi game và biết con muốn giữ thể diện trước mặt các bạn nên bố không quấy rầy con.

Bố về nhà và cả đêm không chợp mắt, trong đầu toàn là hình ảnh con hồi bé. Không biết cậu con trai ngoan ngoãn khi còn bé của bố đã đi đâu mất rồi.

Cô giáo chủ nhiệm của con đã không còn cách nào với con. Mẹ con cũng nói phó thác cho trời, nhưng là bố của con, bố nuôi dưỡng con và biết rõ, chỉ là con đang lạc đường, bố nhất định sẽ đưa con trở về nhà…”

Anh không thể tưởng tượng một người cha sẽ tức giận và thất vọng như thế nào khi nhìn gặp phải tình huống này.

Nhưng người cha này không hề tức giận mà chọn cách dùng tình yêu thương và lòng bao dung vô bờ bến của mình để dạy bảo đứa con mê lạc.

Kể từ đó, bức thư xúc động và bao dung như thế vẫn liên tục được viết, từng chút một chiếu sáng cuộc đời tăm tối của anh.

Hơn mười năm sau, những bức thư này đã ngả sang ố vàng, nhưng đó là màu sắc ấm áp nhất trên chặng đường thanh xuân và trưởng thành của anh.

Tình yêu thương và lòng bao dung luôn là liều thuốc tốt nhất cho một đứa trẻ.

Khi trẻ bị trầm mê trong những thú vui xấu mà không tự kiểm soát, việc đánh đập, mắng mỏ tàn bạo không chỉ khiến trẻ trở nên nổi loạn hơn mà còn khiến mối quan hệ cha mẹ – con cái trở nên tồi tệ hơn.

Bất cứ khi nào, hãy sát cánh cùng con để giải quyết vấn đề.

Chỉ với cách truyền sức mạnh bằng tình yêu thương, để trẻ em cảm nhận được sự ấm áp và vẻ đẹp của thế giới, và trải nghiệm hạnh phúc cao cấp hơn, chúng ta mới có thể thực sự kéo con trở về.


Theo Aboluowang

Minh An biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
đuongthân
đuongthân
2 years ago

Cố lên Minh Chân Tướng!!!!🤗😘😘

1
0
Bình luậnx
()
x