Gieo thiện nhân đắc thiện quả, cổ nhân chính trực thiện lương được tăng phúc thọ

Gieo thiện nhân đắc thiện quả
Tranh minh họa, bức “Thái bình nhạc sự sách – Anh hí” của Đới Tiến triều Minh, bảo quản tại Viện bảo tàng quốc gia Cố Cung Đài Bắc. (Ảnh: Tài sản công)

Vận mệnh con người ngay khoảnh khắc sinh ra đã được chú định, bao gồm công danh lợi lộc, thọ mệnh ngắn dài, có hay không có con cái. Thế nhưng, chúng ta cũng thường hay thấy trong sử sách nhắc đến rằng vận mệnh của người nào đó đã có sự thay đổi, hoặc là vốn không có công danh nay lại có, người vốn có thọ mệnh không dài đã được kéo dài thọ mệnh, người vốn không có con cái lại có con cái. Số mệnh của những người này vì sao mà được biến đổi? Phải chăng người thiện lương gieo thiện nhân có thể đắc thiện quả?

Trương Tài thiện tâm được thiện quả, kéo dài gấp đôi tuổi thọ

Vào triều Minh có một người tên là Trương Tài, thời niên thiếu đã kết bạn thân thiết với một thư sinh họ Trịnh. Trương Tài thường nằm mộng thấy được những sự việc ở Minh Phủ (Âm Phủ). Một hôm, ông mộng thấy Minh Phủ phái một tiểu lại (viên quan nhỏ) cầm trong tay thẻ bài, bên trên có viết tên họ của Trịnh thư sinh, đem hồn Trịnh thư sinh bắt đến Minh Phủ. Sau khi hồn phách của Trịnh thư sinh bị bắt đến, phán quan kiểm tra sổ ghi chép của Âm Phủ rồi nói: “Họ Trương còn có thể sống hai năm, họ Trịnh lập tức giam vào ngục”. Sau khi Trương Tài tỉnh lại, qua mấy ngày, truyền đến tin Trịnh thư sinh đã chết.

Lại một buổi tối, Trương Tài nằm mộng thấy đi đến Minh Phủ, một vị tiểu lại giữ cửa kêu tên của ông rồi nói: “Diệp Lạc Điêu tướng công muốn gặp ngươi”. Một lát sau, một người đàn ông mặc áo xanh buộc dải lụa từ trong công đường ra tới, người tùy tùng nói “Đây là Diệp Lạc Điêu tướng công”. Có lẽ là một vị phán quan của Minh Phủ.

Diệp Lạc Điêu nói với Trương Tài: “Tuổi thọ của ngươi vốn đến 32 tuổi, nhưng vì ngươi tâm địa thiện lương, nên thọ mệnh được tăng lên gấp đôi”, Trương Tài tiến lên nói lời cảm tạ. Đang khi nói chuyện, đột nhiên một đoàn người vây quanh một cỗ kiệu đi tới, người ngồi trong kiệu đầu vấn khăn ô sa, mang áo đỏ thắt lưng màu vàng. Diệp Lạc Điêu bảo một thủ hạ mang theo Trương Tài đang đứng bên cạnh đi về phía người ngồi kiệu, rồi nói: “Đây là Trương mỗ”. Người ngồi kiệu và Trương Tài cúi chào nhau, cũng nói bởi vì tâm địa của Trương Tài thiện lương, nên thọ mệnh đã được sửa đổi, hơn nữa “đã sửa lộc tịch”.

Sau khi người ngồi kiệu đi rồi, Trương Tài hỏi Diệp Lạc Điêu người đó là ai, Diệp Lạc Điêu trả lời: “Ông ấy là Thành Hoàng trong thiên hạ”. Thì ra là thần Thành Hoàng. Nói xong Diệp Lạc Điêu cáo biệt Trương Tài. Trương Tài giật mình tỉnh giấc, khắp cả người đều đổ mồ hôi.

Về sau, Trương Lâm con trai của Trương Tài đạt được chức tước cao, Trương Tài từ chức Học Dụ trở về quê, năm ấy ông đã 60 tuổi. Lại qua thêm bốn năm thì ông qua đời, thời gian qua đời giống như đã được nghe thấy ở trong giấc mộng của ông.

Kiển Anh thiện lương, luôn giúp đỡ người khác, sinh được quý tử và tăng phúc thọ

Kiển Nghĩa là trọng thần lục triều đầu thời Minh, làm quan đến Lại bộ Thượng thư, Thiếu bảo, Thiếu phó, Thiếu sư, thụy hiệu là “Trung Định”. Con trai trưởng của ông là Kiển Anh làm quan đến Thái thường Tự thiếu khanh.

Kiển Anh lúc trẻ cưới Phùng thị làm vợ, qua nhiều năm mà Phùng thị không mang thai. Kiển Nghĩa bèn mời Đại học sĩ Dương Sĩ viết một bài văn cầu nguyện, sau đó tắm gội trai giới tự mình đến am Thần Nhạc cầu khấn. Am Thần Nhạc được xây dựng vào thời kỳ Minh Thái Tổ, chuyên cung phụng “Chân Vũ Đại Đế” của Đạo giáo.

Trước khi cầu nguyện, Kiển Nghĩa mộng thấy có người nói với đạo sỹ rằng bài văn cầu nguyện có điều sai. Tỉnh lại xem xét, quả nhiên có điểm sai sót. Ông cho sửa chữa rồi đi cầu nguyện lại. Cầu nguyện vô cùng hiệu nghiệm, rất nhanh sau đó, Phùng thị lần lượt sinh hai người con trai, con trai đầu đặt tên là Kiển Lâm, sau khi lớn lên làm quan giữ chức Trung thư xá nhân; con trai thứ hai đặt tên là Kiển Triêm, về sau làm quan giữ chức Thượng bảo ti.

Kiển Anh là người hiếu thuận, thiện lương. Khi ông phụng dưỡng phụ thân, biết được hàng xóm có sai dịch làm phục dịch cho Thị lang nào đó. Người sai dịch này bị mọc ung nhọt, bị người ta vứt bỏ trên đường. Kiển Anh nhìn thấy sinh lòng thương cảm, cho mời một vị ngự y chữa trị cho sai dịch, cuối cùng đã cứu được tính mạng của sai dịch.

Còn có một lần, Kiển Anh đến Câu Dung chu du, ở lại chùa Sùng Minh. Trong chùa có một nô bộc của một vị hoạn quan cũng bị mọc ung nhọt sau lưng, vô cùng nghiêm trọng, sắp chết đến nơi. Kiển Anh lại tìm một vị thầy thuốc có tên là Trương Anh đến chữa trị cho người nọ, chữa trị khỏi bệnh.

Về sau, Kiển Anh mắc bệnh phổi rất nặng, thuốc thang đều chữa không khỏi, đang trong lúc chờ đợi cái chết. Một buổi tối ông nằm mộng thấy có một vị Thần Tiên nói với ông rằng: “Không nên lo lắng, ta sẽ tăng thêm phúc thọ cho ngươi”. Không lâu sau, ông đã được khỏi bệnh.

Năm Thành Hóa đầu tiên (1465), Kiển Anh tuổi cao qua đời, thọ được 74 tuổi.

Cát Thủ Lễ xử án công bằng chính trực, được tăng ba kỷ tuổi thọ

Thời Minh, phủ Chương Đức đã phá được một vụ án tham ô lớn, liên lụy đến mấy trăm nhà sĩ tộc. Cát Thủ Lễ lúc ấy đang làm Thôi quan, quản lý Tư pháp. Sau khi ông thẩm vấn, đã thả toàn bộ những người trong nhà của mấy trăm sĩ tộc liên quan không lớn đến vụ án. Về sau ông lần lượt thăng cấp làm Hộ bộ, Lại bộ Thị lang và Hộ bộ Thượng thư, đường làm quan thuận lợi.

Lúc Cát Thủ Lễ 40 tuổi, bị một trận bệnh nặng, trong khi bệnh ông nằm mộng thấy có vị Thần nói với ông rằng: “Bởi vì chuyện vụ án ở Chương Đức, tuổi thọ của ngươi được tăng ba kỷ”. Một kỷ là 12 năm, tuổi thọ được tăng ba kỷ chính là tăng thêm 36 năm.

Năm 1575, Cát Thủ Lễ khi đang giữ chức Hộ bộ Thượng thư thì cáo lão về quê, được gia thụ chức Thái tử Thiếu Bảo. Năm 1578 thì qua đời, hưởng thọ 76 tuổi, vừa đúng ba kỷ tuổi thọ được tăng thêm.

Có thể thấy, việc vận mệnh thay đổi, tuổi thọ gia tăng, phải chăng có liên quan mật thiết với việc người ta hành thiện, tích âm đức.

Tư liệu tham khảo: “Dũng tràng tiểu phẩm”

Do Lý Tinh Thành biên tập
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Link bài dịch: Epoch Times Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x