Một số bài tập thở thiền định thực sự có thể thay đổi mối quan hệ của bạn với con trẻ, đây chắc chắn là điều mà việc đọc sách không thể làm được. Sự điều tiết cảm xúc và sự kết nối giữa người với người có liên quan đến cơ thể chúng ta. Trừ khi bạn học cách kích hoạt hệ thống tương tác xã hội, nếu không thì không thể mang lại những thay đổi đáng kể lâu dài. Nếu bạn muốn thấy được sự thay đổi, bạn phải thực hành tâm từ bi ít nhất hai lần trong một tuần.
Tôi đã từng thực hành tĩnh lặng và từ bi mỗi ngày trong hai tuần liên tiếp, và kết quả phát hiện ra rằng mọi phương diện trong cuộc sống của tôi đều trở nên rất tuyệt vời, cho dù ở vai trò là một người mẹ, một người vợ, một nhà trị liệu tâm lý hay là chính bản thân tôi. Tôi luôn sống thật với nội tâm của mình, có thiện ý và lòng từ bi đối với người khác, từ đó tiến đến việc điều tiết duy trì cảm xúc của bản thân!
Nếu não không có đủ thụ thể oxytocin (còn gọi là hormone tình yêu), hoặc khi đang đối phó với áp lực hay cảm xúc buồn bực, hoặc hạch hạnh nhân phản ứng quá mức, vùng thùy đảo và thùy trán không hoạt động mạnh, bạn sẽ thấy bài tập thực hành này rất khó và bắt buộc phải luyện tập siêng năng thì mới thấy hiệu quả, nhưng tôi mong rằng sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ đều đáng để thử và sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể.
Luyện tập thực hành tĩnh lặng và từ bi
Hãy để bản thân thư giãn và ngồi trong vài phút. Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể sau mỗi lần thở ra, hướng hơi thở vào trái tim và nhận biết cảm giác của trái tim bạn. Khi bạn thở ra, cố gắng thư giãn và làm mềm cơ mặt, làm chậm nhịp tim và nhịp thở, đồng thời kéo dài nhịp thở ra lâu hơn nhịp thở vào.
Bây giờ, hãy nghĩ về một người khiến bạn cảm thấy yêu thương và ấm áp, gợi lên hình ảnh nụ cười của người đó và nhận biết cảm giác trong tim mình. Hãy tiếp tục suy nghĩ về biểu cảm và ánh mắt của người này, và trong lòng thầm chúc phúc cho người ấy theo những câu dưới đây, khi đọc những câu này hãy nhớ rằng giọng nói của bạn phải chậm rãi và nhẹ nhàng. Tạm dừng giữa mỗi câu để quan sát cảm giác trong lòng mình. Cố gắng thể hiện sự ấm áp với người ấy.
Nguyện cầu bạn được hạnh phúc,
Hy vọng bạn cảm nhận được tình yêu thương,
Cầu mong bạn thực sự được chấp nhận,
Cầu mong bạn cảm thấy an toàn,
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe,
Nguyện cầu bạn được vui vẻ và thoải mái.
Bây giờ, hãy nhận biết cảm xúc trong lòng mình, có thể bạn sẽ cảm nhận được sự vui vẻ, ấm áp hoặc hài lòng, cũng có thể sẽ không có cảm giác gì cả, thậm chí còn có thể cảm thấy không thoải mái, đặc biệt khi nghĩ đến con mình, bạn cảm thấy không biết phải làm như thế nào cho đúng. Cảm giác không có đúng sai, bạn chỉ cần thư giãn và cố gắng duy trì sự điều tiết cảm xúc. Bây giờ lặp lại bài tập và chuyển sang hình dung người khác. Để nuôi dưỡng sự đồng cảm đối với con trẻ, bạn nhất định phải cố gắng hình dung về chúng.
Đối đãi tốt với bản thân lúc nhỏ
Khi bạn đã quen với các bài tập trên, bạn có thể bắt đầu hình dung ra bản thân lúc nhỏ. Hãy tưởng tượng rằng bạn khi trưởng thành đang ôm lấy bạn khi còn nhỏ và tự đáy lòng chuyển những lời cầu chúc từ bi tốt đẹp đến bản thân trong quá khứ. Cố gắng thư giãn bản thân và tiếp tục bày tỏ tình yêu thương đối với bản thân lúc nhỏ. Một số người đã rơi nước mắt khi thực hiện bài tập này, đây là một phản ứng rất bình thường.
Chúng ta rất hiếm khi bày tỏ sự chúc phúc và cảm thông trực tiếp đối với bản thân mình, và chắc chắn lúc đầu sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu. Bạn có thể xúc động hoặc cảm thấy khó khăn để làm được điều đó. Bất luận đó là cảm giác gì thì cũng đều không quan trọng, bạn đã biết cách điều tiết hệ thống thần kinh của mình.
Vào lúc tâm lý rối loạn sẽ sản sinh tâm từ bi
Đợi đến khi thực hành được vài ngày, bạn có thể muốn tiến xa hơn, hãy thử cố gắng duy trì tâm từ bi của bạn khi trẻ gặp rắc rối về tâm lý, hoặc thậm chí khi trẻ mất cảm soát về hành vi.
Bạn phải làm theo các bước trên, nhưng thay vì hình dung trẻ đang mỉm cười hạnh phúc, bạn hãy hình dung khi trẻ bị tổn thương hoặc buồn bã, hãy thử điều tiết cảm xúc của chính bạn, tập trung vào việc tạo ra những suy nghĩ tích cực và ấm áp, đừng để bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của trẻ.Bạn cũng có thể thay hình ảnh của con trẻ bằng dáng vẻ của bản thân khi chịu đựng sự đau khổ, yếu đuối hoặc tổn thương lúc nhỏ.
Trích từ: “Giáo dục sâu sắc để không còn phải lo lắng: Giáo dục bắt đầu từ sự kết nối trái tim đến trái tim…” được cung cấp bởi NXB Đại Thụ Lâm.
Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Tấn Hiếu Vũ Đế uống rượu khinh nhờn Thần nên qua đời
- Tấm lòng nhân hậu đằng sau câu chuyện tình lãng mạn
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!